GIỚI THIỆU VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số hệ thống tiền điện tử (Trang 33 - 38)

2.1.1. Khái niệm thƣơng mại điện tử

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về “thƣơng mại điện tử” (TMĐT) [6]. Ủy ban Châu Âu đƣa ra định nghĩa về TMĐT nhƣ sau:

TMĐT đƣợc hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phƣơng tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dƣới dạng text, âm thanh và hình ảnh. TMĐT gồm nhiều hành vi, trong đó có hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phƣơng tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, đấu giá thƣơng mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới ngƣời tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. TMĐT đƣợc thực hiện đối với cả thƣơng mại hàng hóa (ví dụ nhƣ hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thƣơng mại dịch vụ (ví dụ nhƣ dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (nhƣ chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (ví dụ nhƣ siêu thị ảo).

Theo nghĩa rộng thì TMĐT có thể đƣợc hiểu là các giao dịch tài chính và thƣơng mại bằng phƣơng tiện điện tử nhƣ: trao đổi dữ liệu điện tử; chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng.

Theo nghĩa hẹp, TMĐT bao gồm các hoạt động thƣơng mại đƣợc thực hiện thông qua mạng Internet. Các tổ chức nhƣ: Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế đƣa ra các khái niệm về TMĐT theo hƣớng này. TMĐT đƣợc nói đến ở đây là hình thức mua bán hàng hóa đƣợc bày tại các trang Web trên Internet với phƣơng thức thanh toán bằng thẻ tín dụng. Có thể nói rằng TMĐT đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con ngƣời.

Theo Tổ chức Thƣơng mại Thế giới: TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm đƣợc mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhƣng đƣợc giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm đƣợc giao nhận cũng nhƣ những thông tin số hóa thông qua mạng Internet.

Với quan niệm trên, theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ bao gồm những hoạt động thƣơng mại đƣợc thực hiện thông qua mạng Internet, mà không tính đến các phƣơng tiện điện tử khác nhƣ điện thoại, fax, telex...

Theo nghĩa rộng, hoạt động TMĐT đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng tiện thông tin liên lạc đã tồn tại hàng chục năm nay và đạt tới doanh số hàng tỷ USD mỗi ngày. Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ mới tồn tại đƣợc vài năm nay nhƣng đã đạt đƣợc những kết quả rất đáng quan tâm, TMĐT chỉ gồm các hoạt động thƣơng mại đƣợc tiến hành trên mạng máy tính mở nhƣ Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thƣơng mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ TMĐT.

2.1.2. Các đặc trƣng của thƣơng mại điện tử

So với các hoạt động Thƣơng mại truyền thống, TMĐT có một số điểm khác biệt cơ bản sau:

Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trƣớc.

Các giao dịch thƣơng mại truyền thống đƣợc thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT đƣợc thực hiện trong một thị trƣờng không có biên giới (thị trƣờng thống nhất toàn cầu). TMĐT trực tiếp tác động tới môi trƣờng cạnh tranh toàn cầu.

Trong hoạt động giao dịch TMĐT có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu đƣợc là ngƣời cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực.

Đối với thƣơng mại truyền thống thì mạng lƣới thông tin chỉ là phƣơng tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lƣới thông tin chính là thị trƣờng.

2.1.3. Một số phƣơng thức thanh toán điện tử

1/. Thẻ tín dụng (credit card)

Thẻ tín dụng vẫn đƣợc xem nhƣ là phƣơng pháp thanh toán thịnh hành nhất khi giao dịch trực tuyến. Thanh toán bằng thẻ tín dụng chiếm tới 90% tổng số các giao dịch TMĐT. Đặc biệt đối với các nƣớc phát triển, các giao dịch mua bán chủ yếu đƣợc thanh toán bằng thẻ, các giao dịch sử dụng tiền mặt rất ít. Hệ thống thanh toán bằng thẻ tín dụng có một số lợi thế hơn các dạng khác, chúng đƣợc chấp nhận trong một phạm vi rộng và cho khách hàng khả năng có thể tổng hợp mọi mua bán và thanh toán toàn bộ trong một thời gian sau đó. Hệ thống thẻ tín dụng cung cấp cho khách hàng sự đảm bảo cao vì khách hàng có quyền trả lại hàng hoá trong một khoảng thời gian nhất định mà không cần thanh toán bởi chúng không đƣợc thanh toán trực tiếp tới tài khoản của khách hàng. Thẻ tín dụng không có quy định giới hạn nhƣ tiền tệ quốc gia. Dù mua hàng hoá ở đâu, trao đổi tiền tệ cũng đƣợc tự động thực hiện cho khách hàng.

Cơ chế hoạt động

Trong giao dịch bằng thẻ tín dụng bình thƣờng, ngƣời tiêu dùng mô tả các bằng chứng về khả năng thanh toán của mình với bên bán hàng bằng cách cung cấp cho họ thẻ tín dụng. Bên bán hàng có thể kiểm chứng số này qua ngân hàng, sau đó tạo ra một phiếu mua hàng và đƣa cho khách hàng ký nhận. Bƣớc tiếp theo họ dùng phiếu mua hàng này để thu tiền từ ngân hàng. Đối với khách hàng, đến kỳ họ sẽ nhận đƣợc một bản báo cáo quyết toán chi tiết các mục mua hàng từ ngân hàng.

Trong thanh toán điện tử [6, 10], chủ sở hữu thẻ không cần quét thẻ cũng nhƣ không cần cung cấp thông tin về PIN Code. Vậy làm sao để đảm bảo an toàn cho chủ thẻ không bị ngƣời khác sử dụng trái phép thẻ của mình? Một thông số khác có thể đƣợc sử dụng bổ sung: thông tin về địa chỉ nhận hóa đơn thanh toán việc sử dụng thẻ do ngân hàng gửi cho chủ thẻ.

Những thông tin về thẻ tín dụng ngƣời mua phải khai báo khi thực hiện việc mua qua mạng gồm có:

+ Số thẻ (16 chữ số đƣợc in trên mặt trƣớc thẻ). + Họ tên chủ sở hữu in trên thẻ.

+ Thời hạn hết hạn của thẻ, cũng in trên mặt trƣớc thẻ.

+ Mã số an toàn (security code) là ba chữ số cuối cùng in trên mặt sau của thẻ. Thông số này không bắt buộc phải cung cấp, tùy website có yêu cầu hay không. + Địa chỉ nhận hóa đơn thanh toán việc sử dụng thẻ do ngân hàng gửi cho chủ thẻ. Thông số này không bắt buộc phải cung cấp, tùy website có yêu cầu hay không.

Quy trình thanh toán bằng thẻ:

+ Ngƣời mua đặt lệnh mua trên website của ngƣời bán sau khi đã chọn hàng hóa. Sau đó ngƣời mua khai báo thông tin thẻ tín dụng của mình.

+ Thông tin thẻ tín dụng của ngƣời mua đƣợc chuyển thẳng đến ngân hàng của ngƣời bán (trong trƣờng hợp ngƣời bán có Merchant Account) hoặc chuyển thẳng đến nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng (gọi là Third Party - Bên thứ ba) mà ngƣời bán đã chọn. Thông tin thẻ tín dụng không đƣợc lƣu trên server của ngƣời bán, do đó hạn chế khả năng bị đánh cắp thông tin.

+ Ngân hàng của ngƣời bán hoặc Bên thứ ba này sẽ kiểm tra tính hợp lệ của thẻ với ngân hàng nơi phát hành thẻ, thông qua giao thức SET. Việc kiểm tra này đƣợc thực hiện tự động rất nhanh, trong vòng vài giây.

+ Ngân hàng phát hành thẻ sẽ phản hồi (đƣợc mã hóa theo quy định) cho ngân hàng của ngƣời bán hoặc bên thứ ba về tính hợp lệ của thẻ.

+ Sau đó thông tin này đƣợc giải mã và gửi về cho ngƣời bán.

+ Ngƣời bán dựa trên thông tin phản hồi này quyết định bán hay không bán. Nếu bán thì sẽ gửi e-mail xác nhận cũng nhƣ hóa đơn và các văn bản cần thiết khác cho ngƣời mua, đồng thời xử lý đơn hàng. Nếu không bán thì giao dịch coi nhƣ kết thúc, ngƣời bán cũng gửi thông điệp cho ngƣời mua, nêu rõ lý do không bán.

2/. Séc điện tử (electronic cheque)

Séc giấy về cơ bản là một bức thƣ gửi tới ngân hàng đề nghị chuyển tiền từ một tài khoản nào đó trong ngân hàng tới một tài khoản khác. Bức thƣ này không gửi trực tiếp tới ngân hàng mà chuyển thẳng tới ngƣời nhận tiền, và tự họ sẽ ký nhận (thƣờng là mặt sau) rồi xuất trình thẻ này với ngân hàng để nhận tiền. Sau khi tiền đƣợc chuyển, séc đã huỷ đƣợc chuyển trở lại bên gửi và đƣợc dùng làm biên nhận thanh toán về sau.

Séc điện tử có đầy đủ đặc điểm và cơ chế hoạt động của séc giấy. Ngoài ra nó còn có những đặc điểm sau:

- Hệ thống séc điện tử dùng chứng nhận và chữ ký số.

- Séc điện tử có thể bảo vệ để đề phòng gian lận. Điều này là không thể thực hiện đƣợc đối với séc giấy. Về khả năng bảo mật, séc điện tử có ƣu thế riêng dựa trên kỹ thuật mã hoá. Ngƣời gửi có thể tự bảo vệ an toàn bằng cách mã hoá số tài khoản của họ bằng khoá công khai của ngân hàng, và nhƣ vậy có thể che đƣợc số tài khoản đối với ngƣời bán hàng. Cùng với giao thức SET, các chứng nhận số có thể đƣợc dùng để xác nhận ngƣời mua hàng, ngân hàng và số tài khoản của họ.

3/. Tiền điện tử (electronic currency)

Nhờ áp dụng những kỹ thuật mật mã, phƣơng thức thức thanh toán này đã giải quyết đƣợc một số hạn chế của hai phƣơng thức trên, đặc biệt là trong những hệ thống thanh toán giá trị nhỏ. Những phần sau của đề tài sẽ trình bày chi tiết về phƣơng thức thanh toán này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số hệ thống tiền điện tử (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)