Những năm gần đây, các sản phẩm tiền điện tử không ngừng phát triển và cải tiến, sự phát triển của kỹ thuật công nghệ và sự phát triển của thị trƣờng tài chính đã tác động đến những sản phẩm này.
Những sản phẩm tiền điện tử thuộc loại thẻ nhƣ thẻ trả trƣớc đa mục đích hay ví điện tử đƣợc thiết kế để dễ dàng cho việc thanh toán mua bán lẻ trực tiếp có giá trị nhỏ, nó sẽ thay thế tiền giấy và tiền xu của ngân hàng.
Những sản phẩm tiền điện tử dạng phần mềm (software/network-based) đƣợc thiết kế sao cho dễ dàng thanh toán những giá trị nhỏ thông qua mạng internet và sẽ thay thế việc thanh toán sử dụng thẻ tín dụng trên mạng.
4.1.1. Tại Nhật Bản
Tại Nhật Bản, tiền điện tử đƣợc bắt đầu sử dụng cách đây 6 năm và đƣợc biết tới nhƣ là một dịch vụ trả tiền vé tháng khi đi tàu xe [15]. Ngày nay, chúng đƣợc tích hợp trong thẻ thông minh và ĐTDĐ để mua sắm từ những gian hàng nhỏ, những cửa hàng lớn, những nhà hàng, cho tới siêu thị, những cửa hàng bán lẻ...
Trong năm 2005, số tiền thu đƣợc từ giao dịch điện tử tại Nhật Bản đã tăng lên gấp đôi. Một số siêu thị lớn của Nhật đã thông báo rằng 40% những cuộc mua bán của họ sử dụng tiền điện tử.
Năm 2006, Nhật Bản đã có tới 15 triệu ngƣời sử dụng tiền điện tử. Với những ngƣời sử dụng này, tiền giấy là một cái gì đó trong quá khứ. Tiền giấy rất hiếm khi đƣợc sử dụng để mua sắm trực tuyến. Tiền điện tử đƣợc truy cập thông qua thẻ thông minh hoặc qua điện thoại di động (ĐTDĐ), và đã trở thành phong cách sống của ngƣời tiêu dùng tại Nhật.
Theo Viện nghiên cứu của Nhật Bản, năm 2008, Nhật Bản có khoảng 40 triệu ngƣời dùng - tức là có tới 1/3 tổng số dân nƣớc này sử dụng tiền điện tử.
4.1.2. Tại Singapore
• Sản phẩm thẻ (Card-based products)
Có hai loại hệ thống tiền điện tử thuộc dạng này đó là thẻ một mục đích và thẻ đa mục đích. Thẻ một mục đích là những thẻ mà tổ chức phát hành thẻ và tổ chức cung cấp dịch vụ là một, chẳng hạn nhƣ thẻ điện thoại hay thẻ xe buýt. Thẻ đa mục đích là thẻ có thể đƣợc sử dụng tại bất cứ cửa hàng mua bán lẻ nào chấp nhận thanh toán thẻ này. Hiện tại có hai sản phẩm thẻ đa mục đích ở Singapore đó là CashCard và Ez-link.
CashCard là loại thẻ smart card, đã đƣợc chấp nhận tại nhiều cửa hàng bán lẻ ở Singapore, đƣợc xem nhƣ là một mô hình tiện lợi cho việc thanh toán phi tiền mặt. Vào cuối năm 2002 đã có 6 triệu CashCard đƣợc đƣa vào lƣu hành. Thêm vào đó CashCard còn có thể sử dụng trong những thanh toán nhƣ trả phí giữ xe tự động, trả cƣớc điện thoại, thƣ viện, máy bán hàng tự động.
Ez-link là một thẻ đa mục đích, đƣợc giới thiệu vào tháng 2-2004 trong lĩnh vực vận tải công cộng. Vào cuối năm 2002, đã có khoảng 4 triệu thẻ Ez-link đƣợc phát hành. Ez-link đang trong giai đoạn mở rộng dịch vụ, không chỉ còn phục vụ cho những dịch vụ vận tải công cộng mà còn ở những lĩnh vực khác nhƣ thanh toán mua bán lẻ.
• Sản phẩm dựa vào phần mềm
eNETS VCard là sản phẩm mà hoạt động của nó dựa vào phần mềm đƣợc thử nghiệm vào cuối năm 2002, đƣợc áp dụng trong thanh toán sử dụng mạng Internet và mạng di động.
4.1.3. Tại Hoa Kỳ • Sản phẩm thẻ • Sản phẩm thẻ
Những sản phẩm thẻ trả tiền trƣớc đƣợc phát hành bởi Visa, MasterCard và American Express đang tăng trƣởng rất nhanh. Hầu hết các loại thẻ đều thực hiện việc thanh toán tại điểm mua. Một vài loại thẻ có khả năng nạp lại, nghĩa là cho phép ngƣời sử dụng có thể nạp lại giá trị thẻ, những loại thẻ khác thì không thể thực hiện đƣợc điều này, giá trị của thẻ là cố định không thể đổi. Mục tiêu của thị trƣờng tại Mỹ là nhằm vào sản phẩm thẻ có khả năng nạp lại. Đối với loại thẻ có khả năng nạp thì giá trị của thẻ đƣợc giới hạn từ 200 đến 2000 USD, loại không thể nạp giá trị thông thƣờng là loại thẻ dùng làm quà tặng và bị giới hạn từ 10 đến 1000 USD.
Một số dự án (ví dụ tại đại học George Washington) đang đƣợc triển khai nhằm tạo ra những loại thẻ vừa là thẻ sinh viên, thẻ ra vào cổng, vừa là thẻ có khả năng thanh toán tiền ăn của sinh viên tại những khu ký túc xá, và thẻ này có khả năng nạp tiền thông qua internet hoặc có thể nạp tại những văn phòng của trƣờng hay tại một số máy đặt tại ký túc xá.
Các hãng phát hành thẻ tín dụng cũng triển khai những loại thẻ tín dụng không tiếp xúc nhƣ Blink của Chase, PayPass của MasterCard, Contactless của Visa, và Express Pay của American Express. Những loại thẻ sử dụng chip tích hợp NFC có thể tránh đƣợc ăn cắp và giả mạo chữ kí. Thay vào đó, ngƣời sử dụng chỉ cần đƣa thẻ lại đầu đọc thẻ là phiên giao dịch đã hoàn tất.
• Sản phẩm dựa vào phần mềm
Một số ngân hàng và những công ty kỹ thuật hiện tại đang mở rộng kỹ thuật “túi” dựa trên giao dịch internet [15]. Nhà cung cấp “túi” kết hợp thông tin thẻ và thông tin giao dịch.
Kỹ thuật này mặc dù không đƣa ra công cụ thanh toán mới, nhƣng nó rất thuận tiện trong việc sử dụng công cụ thanh toán hiện tại trong môi trƣờng trực tuyến, đƣợc sử dụng cho bất cứ cửa hàng nào cho phép sử dụng “túi” trên Website của họ. Khách hàng không cần thiết hoàn thành thông tin giao dịch, thông tin đƣợc