Những đặc tính được xây dựng đại diện cho tần số biến cố của những mối quan hệ thứ tự nhất định (“ Lớn hơn”, “Nhỏ hơn”, “Bằng nhau”) tại những khoảng cách D và hướng O khác nhau. Vì chúng ta đề cập đến những cặp điểm, nên có thể có bốn quan hệ được đại diện trong ma trận Ordinal Co- occurrence: cooc11, cooc10, cooc01, cooc00. Mỗi ma trận có kích thước ND*NO, với ND là số khoảng cách và NO là số hướng. Cooc11(D,O) mô tả những biến cố của những giá trị ngưỡng của điểm hiện thời C và những điểm láng giềng của nó mà cả hai đều bằng 1 tại khoảng cách D và hướng O. Trong khi Cooc00(D,O) biểu diễn trường hợp tương tự khi cả hai giá trị bằng 0, Cooc10(D,O) chỉ ra những biến cố nơi mà giá trị ngưỡng của điểm hiện thời là 1 và giá trị ngưỡng của láng giềng là 0. Vị trí ngược lại mô tả trong Cooc01(D,O) dựa vào sự so sánh giữa những giá trị điểm, ô tương ứng trong ma trận tương ứng được tăng lên như được chỉ ra trong hình 2.7. Ma trận Co- occurrence thu được được sử dụng để mô tả đặc điểm kết cấu.
2.3.2 Giải thuật
Phương pháp này được thực hiện dựa trên việc quét tất cả các điểm NT trong vùng kết cấu T. Quá trình xử lý sử dụng một khu lân cận NHC với kích thước của nó phụ thuộc vào khoảng cách ND được sử dụng.
i i D T
C P D dist P C N i N NH ( , ) , 1,...,
Để xem xét tất cả các cặp điểm trong mỗi khu lân cận, chỉ tập láng giềng phía trước XF của điểm hiện thời C được xem xét.
i i D i C C
F C
F NH X P D dist P C N andoff P off C off C y W x
X , ( , ) ( ) ( ), ( ) .¦
Ở đây, Pi và C là những điểm, off(C) là offset của điểm hiện thời, w và h là chiều rộng và chiều cao của vùng kết cấu T, xC và yC là những tọa độ điểm hiện thời. Chúng ta biểu thị bởi XjF là những phần tử XF. Cho ví dụ, nếu chúng ta xem ND=1, thì: NHC= ' 4 ' 3 ' 2 ' 1 4 3 2 1 ,X ,X ,X ,X ,X ,X ,X X F F F F và XF X1F,X2F,X3F,X4F như chỉ ra trong hình 2.8.