Giao tiếp nhiều-nhiều qua cuộc gọi điểm-điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá yêu cầu tài nguyên mạng của ứng dụng Video Conference Luận văn ThS. Công nghệ thông tin (Trang 27 - 28)

Trong mỗi trường hợp ở trên, chất lượng của audio/video đóng vai trò rất quan trọng tới thành công của cuộc họp. Điều này sẽ khiến cho các bên tham gia họp cảm thấy mình thật sự là phần quan trọng của cuộc họp hay không. Trong Video Conference, audio có thể có vai trò quan trọng hơn video. Những ảnh

hưởng nhỏ của video như: Độ phân giải, độ trễ thường được người sử dụng chấp nhận, nhưng đối với audio thì không. Do đó việc cố gắng cải thiện chất lượng audio trong Video Conference sẽ đem lại sự thỏa mãn của các bên tham gia.

Một nhân tố khác ảnh hưởng tới chất lượng của Video Conference là băng thông mà các bên tham gia kết nối vào. Băng thông càng cao thì chất lượng của Video Conference càng tốt. Băng thông khoảng 384Kbps là tốc độ kết nối được sử dụng nhiều trong thực tế để tiến hành Video Conference. Băng thông như trên làm việc tốt trong trường hợp cuộc họp là “tĩnh” nghĩa là các bên tham gia cuộc họp không di chuyển nhiều, các hoạt động bị hạn chế. Nếu trong cuộc họp mà các bên tham gia di chuyển nhiều (tiến hành các hoạt động, minh họa…) thì cần phải có băng thông kết nối cao hơn để đảm bảo chất lượng của cuộc họp.

Trong các cuộc họp có nhiều bên tham gia sử dụng cuộc gọi đa điểm phải cần có một MCU (Multipoint Control Unit). Các bên tham gia có thể kết nối với băng thông khác nhau. Ví dụ: Một bên kết nối với tốc độ 384Kbps chỉ nhận được 384Kbps từ bên kết nối với tốc độ 1.5Mbps. Trong trường hợp cuộc họp nhiều bên tham gia, ta có minh hoạ như hình 1.5 bên dưới:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá yêu cầu tài nguyên mạng của ứng dụng Video Conference Luận văn ThS. Công nghệ thông tin (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)