Nguyên lý hoạt động của RSVP:
Giao thức báo hiệu RSVP sẽ đưa ra quyết định luồng IP từ nút H1 đến nút H2 có thể được mạng IntServ phục vụ hay không. Trước tiên, RSVP xác định và xây dựng đường định tuyến cho luồng IP bằng tin PATH. Đường định tuyến này đi qua các bộ định tuyến R1, R2, R3. Tiếp đó dung lượng sẽ được chiếm giữ cho đường định tuyến theo chiều từ nút nhận ngược trở lại nút gửi. Sự chiếm giữ được thực hiện bằng tin RESV của giao thức RSVP. Nếu sự chiếm giữ thành công tại tất cả các nút R3, R2, R1 thì luồng IP bắt đầu được phục vụ. Nếu tại bất cứ bộ định tuyến nào, sự chiếm giữ không thực hiện được do thiếu dung lượng cần thiết, giao thức RSVP sẽ dựa vào kết quả này để chặn luồng IP.
Các kiểu RSVP giành trƣớc tài nguyên
Có ba kiểu dành riêng được định nghĩa trong chuẩn RFC 2205 như được chỉ ra trong bảng dưới đây.
Lựa chọn máy gửi Dành trƣớc tài nguyên
Phân biệt Chia sẻ
Toàn bộ Bộ lọc cố định (FF) Chia sẻ tường minh (SE) Wildcard Không định nghĩa Bộ lọc kí tự đại diện (WF)
Bảng 3.1. Các kiểu dành riêng của RSVP
Bảng 3.1 chỉ ra có 4 khả năng được tổ hợp từ các cách thức điều khiển chia sẻ tài nguyên và lựa chọn máy gửi gồm 1 kiểu không được định nghĩa, 1 kiểu bộ lọc cố định FF (Fixed Filter), 1 kiểu chia sẻ tường minh SE (Shared Explicit) và kiểu bộ lọc kí tự đại diện WF (Wildcard – Filter)
Hai kiểu điều khiển máy gửi được định nghĩa:
- Kiểu lựa chọn toàn bộ: Liệt kê toàn bộ các máy gửi
- Kiểu lựa chọn Wildcard: Chỉ liệt kê toàn bộ máy chủ trong phiên. Điều khiển chia sẻ lưu lượng thực hiện điều khiển các ứng xử dành trước tài nguyên cho các máy gửi khác nhau trong cùng một phiên. Có 2 kiểu điều khiển chia sẻ lưu lượng được định nghĩa:
- Kiểu dành trước tài nguyên phân biệt: Dành trước tài nguyên được tạo ra cho từng máy gửi.
- Kiểu dành trước tài nguyên chia sẻ : Dành trước tài nguyên chung cho các máy gửi trong phiên.
3.2. Mô hình dịch vụ phân biệt DiffServ (Differentiated Service)
Việc đưa ra mô hình IntServ giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến QoS trong mạng IP. Tuy nhiên trong thực tế mô hình này không đảm bảo được QoS xuyên suốt, do tính khả mở kém. Đã có nhiều cố gắng nhằm thay đổi điều này nhằm đạt một mức QoS cao hơn cho mạng IP, và tháng 8 năm 1997, nhóm IETF đã đề xuất mô hình DiffServ như một giải pháp QoS có tính khả thi cao hơn và xác định rõ yêu cầu cho dịch vụ phân biệt (DiffServ) với việc phát triển các chuẩn cho phương pháp này.
3.2.1. Tổng quan
Vấn đề tồn tại (nhược điểm) của IntServ là các nguồn tài nguyên cần phải được dành trước và duy trì trong thời gian của phiên truyền, thông tin trạng thái theo từng luồng phải được lưu trữ và quản lý tại tất cả các router mà luồng đi
vụ IntServ và số lượng thiết bị mạng lớn vì các bộ định tuyến cần phải xử lý lưu lượng rất lớn của rất nhiều luồng trong mạng. DiffServ không thực hiện đảm bảo chất lượng dịch vụ xuyên suốt và thống nhất trên cả đường truyền từ nguồn đến đích như mô hình IntServ, mô hình DiffServ thực hiện đảm bảo chất lượng dịch vụ riêng rẽ trên từng phần (mạng con) của mạng Internet, với cách thực hiện như vậy mô hình DifServ không cần phải tiến hành báo hiệu theo từng luồng nên tiết kiệm băng thông, không đòi hỏi quá nhiều tài nguyên của bộ xử lý của các router và có khả năng mở rộng, rất phù hợp trong mô hình hệ thống mạng lớn, như mạng Internet.
Trong mô hình DiffServ, các bộ định tuyến được chia làm hai loại: các bộ định tuyến biên nằm ở đường vành của tổ chức mạng có chức năng DiffServ; các bộ định tuyến lõi nằm bên trong tổ chức mạng có chức năng DiffServ. Các bộ định tuyến biên làm nhiệm vụ xử lý (phân loại theo lớp/nhóm ưu tiên và đánh dấu) từng luồng IP vi mô, các bộ định tuyến lõi chỉ phải xử lý các luồng IP tổng trên cơ sở lớp ưu tiên. Luồng IP tổng chứa tất cả các gói của các luồng IP vi mô cùng một loại [18].