Vận hành và bảo trì hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống thông tin quản lý cơ sở vật chất của trung tâm GDTX tỉnh hải dương theo phương pháp hướng đối tượng (Trang 45 - 51)

1.1 .Cách tiếp cận hướng đối tượng

1.4. Quy trình phát triển phần mềm

1.4.5 Vận hành và bảo trì hệ thống

Giai đoạn này bắt đầu bằng việc cài đặt hệ thống phần mềm trong môi trường sử dụng của khách hàng sau khi sản phẩm đã được giao cho họ. Hệ thống sẽ hoạt động, cung cấp các thông tin, xử lý các yêu cầu và thực hiện những gì đã được thiết kế.

Tuy nhiên vấn đề bảo trì phần mềm hoàn toàn khác với bảo trì của phần cứng. Như đã phân tích ở trên, bảo trì phần mềm là đảm bảo cho hệ thống hoạt động đáp

ứng được các yêu cầu của NSD, của khách hàng. Mà các yêu cầu này trong thực tế lại

hay thay đổi, do vậy công tác bảo trì lại bao gồm cả những sự thay đổi hệ thống sao cho nó phù hợp với yêu cầu hiện tại của họ, thậm chí có những thay đổi chưa phát hiện được trong các pha phân tích, thiết kế. Nghĩa là hệ thống phần mềm phải được nâng cấp, hoàn thiện liên tục và chi phí cho công tác bảo trì là khá tốn kém. Thông thường, có hai loại nâng cấp:

Lập trình

và kiểm thử chương trình

Đặc tả thiết kế Tập các mô đun

Nâng cao hiệu quả của hệ thống: bao gồm những thay đổi mà khách hàng cho là sẽ cải thiện hiệu quả công việc của hệ thống, như bổ sung thêm các chức năng hay giảm thời gian xử lý, trả lời của hệ thống, v.v.

Đảm bảo sự thích nghi đối với sự thay đổi của môi trường của hệ thống hay sự

sửa đổi cho phù hợp với những thay đổi của chính sách, qui chế mới ban hành của Chính phủ.

Tóm lại, thực hiện phân tích và thiết kế hướng đối tượng bằng UML là xây dựng các biểu đồ mô tả các yêu cầu, khái niệm và kiến trúc của hệ thống. Quá trình xây dựng các biểu đồ đó có thể thực hiện như trong hình 41.

Hình 41. Quy trình xây dựng các mô hình cơ bản trong phân tích và thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML

Sơ đồ ca sử dụng (Mô hình PT &TK) Sơ đồ trình tự (Mô hình phân tích) Sơ đồ trạng thái (Mô hình phân tích) Sơ đồ lớp (Mô hình PT&TK) Sơ đồ hoạt động (Mô hình PT&TK) Sơ đồ thành phần (Mô hình thiết kế)

Sơ đồ triển khai (Mô hình thiết kế)

Sơ đồ cộng tác (Mô hình thiết kế)

Chương 2: Hiện trạng hệ thống quản lý CSVC trong Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương

2.1. Vai trò và chức năng của Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương

Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu trược thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương, được thành lập theo Quyết định số 1565/QĐ – UB ngày 3/10/1995 của UBND tỉnh Hải Hưng (nay là tỉnh Hải Dương)

Trung tâm có chức năng thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên nhằm nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, người lao động trong mọi thành phần kinh tế và đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của cộng đồng trên địa bàn tỉnh theo quy định nhằm góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh nhà và tiêu chuẩn hóa cán bộ công chức tỉnh. Một trong nhiều nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm đó là: tổ chức liên kết với cơ sở giáo dục chuyên nghiệp thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên lấy bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học khi có đủ điều kiện theo quy định.

Quyết định số 124/QĐ-QC ban hành ngày 02/12/2002 của Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương về việc thực hiện Quy chế làm việc của Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương quy định chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

Ban Giám đốc gồm có: 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc

- Giám đốc: chịu trách nhiệm trước Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý điều hành mọi hoạt động của Trung tâm; lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển Trung tâm, công tác tổ chức cán bộ, chỉ đạo xây dựng ban hành các văn bản quản lý của Trung tâm về lĩnh vực đào tạo, liên kết đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở vật chất, an ninh trật tự, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và người học.

- 1 Phó Giám đốc: chịu trách nhiệm về chuyên môn, theo dõi giảng dạy, các lớp học tại Trung tâm

- 1 Phó Giám đốc: chịu trách nhiệm về cơ sở vật chất, tài chính của Trung tâm, theo dõi, quản lý tình trạng sử dụng của cơ sở vật chất, cố vấn cho Giám đốc sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu do đơn vị làm ra.

Phòng Giáo vụ: có chức năng và nhiệm vụ tham mưu và giúp việc cho giám đốc thực hiện những công việc sau đây:

- Tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh, mở lớp:

+ Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể hữu quan điều tra nhu cầu học tập của cán bộ công chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh: xác định nội dung học tập (ngành nghề); đối tượng học tập; đề xuất với giám đốc kể xây dựng kế hoạch đào tạo và lập tờ trình xin mở lớp với cấp trên và các cơ sở đào tạo có liên quan.

+ Phối hợp với các phòng quản lý chuyên môn trong Trung tâm và các trường liên kết chủ trì thực hiện công tác tuyển sinh (các loại giấy phép, thông báo, quảng

cáo...), tổ chức ôn tập (nếu có), tổ chức gọi HS-SV nhập trường. Tổ chức đón tiếp HSSV, hoàn chỉnh hồ sơ và các thủ tục bố trí vào lớp học theo đúng chuyên ngành được tuyển chọn. Tổ chức khai giảng, bế giảng khóa học. Chỉ định ban đại diện lớp, tổ chức tuần lễ công dân HSSV. Quản lý hồ sơ và thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong HSSV.

+ Phối hợp với phòng Hành chính – Tài vụ của Trung tâm để duy trì làm các hợp đồng đào tạo với các trường liên kết. Là đầu mối lưu giữ các loại văn bản có liên quan đến lớp học.

- Công tác thư viện:

+ Thực hiện việc quản lý, bảo quản các trang thiết bị, tư liệu phục vụ cho việc dạy và học. Tổ chức tốt công tác thư viện phục vụ cho dạy và học của giáo viên HS, SV.

+ Căn cứ vào kế hoạch đào tạo dự kiến mua sắm các tài liệu, phương tiện đồ dùng dạy học và sách báo phục vụ cho quá trình đào tạo của nhà trường.

+ Điều hành việc sử dụng phòng học và các thiết bị dạy học có hiệu quả, không chồng chéo.

Các phòng quản lý chuyên môn 1 và 2:

- Tổ chức, quản lý các lớp đại học, cao đẳng, trung cấp

+ Triển khai thực hiện kế hoạch, nội dung, chương trình giảng dạy các môn học thuộc phạm vi phòng quản lý theo kế hoạch của các trường liên kết. Theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng đào tạo, việc giảng dạy của giáo viên các trường liên kết. Làm phiếu thanh toán giảng dạy, tiền ăn, đi đường theo hợp đồng đào tạo hoặc phiếu báo giảng theo thời gian làm việc thực tế của giảng viên trường liên kết. Trưởng phòng bố trí phân công giáo viên trong phòng làm công tác chủ nhiệm hoặc phụ trách lớp. Vào đầu năm học hàng năm, tổ chức hội nghị các lớp bình bầu ban cán sự lớp, đề nghị lãnh đạo ra quyết định công nhận, nắm chắc yêu cầu nguyện vọng của học viên, các diễn biến tư tưởng trong sinh viên và kịp thời phản ảnh cùng lãnh đạo giải quyết. Tổ chức công tác thi đua quản lý tốt, giảng dạy tốt, học tập tốt, xây dựng phòng vững mạnh về mọi mặt. Tổ chức sinh hoạt thường kỳ, động viên giúp đỡ cán bộ trong phòng tham gia.

+ Phối hợp với phòng giáo vụ để liên hệ với các trường đại học, cao đẳng... bố trí kế hoạch giảng dạy, lịch thi hết môn, lịch thi học phần, thi tốt nghiệp, kế hoạch xe đưa đón cán bộ giảng viên. Hướng dẫn chế độ thu học phí, lệ phí, chế độ trợ cấp xã hội cho HSSV...

+ Phối hợp với các trường liên kết để tổ chức coi thi hết học phần, thi lại, thi cuối khóa (nếu có) theo hợp đồng đã ký.

+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các trường liên kết (nếu có) nắm chắc hồ sơ sinh viên, trực tiếp tham gia nhận xét hạnh kiểm sinh viên từng đợt học, học kỳ, năm học, cả khóa học, làm thông báo gửi cơ quan, gia đình về kết quả học tập, tu dưỡng của HSSV (khi cần thiết). Đề nghị khen thưởng hoặc kỷ luật học sinh, sinh viên. Tổ chức

hội giảng, hội thi học sinh giỏi, thực tập cuối khóa, các hoạt động văn nghệ, thể thao và các hoạt động ngoại khóa khác.

+ Phối hợp với bộ phận Tài vụ, trực tiếp thu nộp học phí theo kế hoạch của Trung tâm và các lệ phí khác (nếu có) theo yêu cầu của lãnh đạo.

- Tổ chức thực hiện chương trình giảng dạy:

+ Đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên trong phòng theo kế hoạch của các trường liên kết (theo sự thỏa thuận và ủy quyền của các trường liên kết nếu có) bao gồm tất cả các khâu của giáo viên lên lớp như: soạn giáo án, sổ tích lũy đúc rút kinh nghiệm, sổ ghi tên, ghi điểm,... xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thông tin khoa học, nghiên cứu khoa học, hội giảng, cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy.

Phòng Ngoại ngữ Tin học: thực hiện nhiệm vụ như các phòng quản lý chuyên môn 1 và 2.

Ngoài ra còn có Trung tâm ngoại ngữ tin học với chức năng:

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học cho cán bộ công chức Nhà nước theo “Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước” của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương.

- Tổ chức chiêu sinh các lớp ngoại ngữ chương trình A B C, các lớp tin học ứng dụng A B C nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ - tin học cho các cơ quan, công trường, xí nghiệp và mọi đối tượng có nhu cầu học tập.

- Tổ chức giảng dạy ngoại ngữ - tin học đảm bảo chất lượng và đúng với quy chế quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo và tỉnh.

Phòng đào tạo ngắn hạn

- Tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh, mở lớp ngắn hạn, các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ.

- Liên kết với các cơ sở đào tạo thực hiện chương trình đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kỳ, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức kỹ năng cho cán bộ và nhân dân lao động.

- Tổ chức dạy nghề, thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.

Phòng Hành chính – Tài vụ: - Công tác quản lý hành chính:

+ Quản lý công tác văn thư, quản lý và lưu trữ tài liệu, văn bản về hành chính, hướng dẫn các đơn vị về thể thức lưu trữ văn bản và tài liệu, quản lý con dấu, quản lý và thực hiện thông tin liên lạc trong và ngoài Trung tâm. Tổ chức mua sắm và quản lý cấp phát văn phòng phẩm phục vụ cho công tác đào tạo và quản lý của Trung tâm.

+ Tổ chức nhận và gửi các bản FAX, đánh giá và in ấn các tài liệu phục vụ các mặt hoạt động của Trung tâm một cách nhanh chóng, chính xác, đảm bảo bí mật. Quản lý sử dụng, sửa chữa kịp thời các thiết bị phục vụ in ấn.

và chăm lo việc ăn ở của khách.

+ Tổ chức thực hiện công tác trang trí, khánh tiết, phục vụ các cuộc tiếp khách của lãnh đạo, lễ tân các cuộc họp, hội nghị, ngày lễ, tết của đơn vị.

+ Quản lý công tác hộ khẩu đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên.

- Công tác quản lý tài chính kế toán

+ Lập kế hoạch dự toán kinh phí tài chính của Trung tâm theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên.

+ Quản lý, tổ chức thực hiện sử dụng các nguồn kinh phí theo đúng chế độ.

+ Lập kế hoạch phân bổ kinh phí cho từng mặt công tác của Trung tâm đúng chế độ và đạt hiệu quả.

+ Đôn đốc hướng dẫn các đơn vị, cá nhân thực hiện các thủ tục thanh toán theo đúng quy định của Luật Ngân sách.

+ Thực hiện chế độ báo cáo, đối chiếu, thanh quyết toán hàng tháng, quý, năm theo chế độ Tài chính Nhà nước hiện hành.

+ Thanh toán đầy đủ, kịp thời các quyền lợi của cán bộ, giáo viên, nhân viên và HS, SV trong Trung tâm, đảm bảo công khai và đúng chính sách.

+ Thanh toán đầy đủ, kịp thời các quyền lợi của cán bộ, giảng viên các trường về giảng dạy và công tác tại Trung tâm theo hợp đồng đào tạo đã ký kết.

+ Quản lý và thực hiện công tác thu học phí, lệ phí (nếu có) và chi trả cho các trường liên kết đào tạo theo hợp đồng đã ký được kịp thời và chính xác.

+ Đảm bảo quản lý quỹ tiền mặt của Trung tâm an toàn, theo đúng chế độ và phục vụ kịp thời đầy đủ yêu cầu hoạt động đào tạo quản lý của Trung tâm.

- Công tác quản lý, mua sắm tài sản, trang thiết bị...

+ Quản lý theo dõi toàn bộ tài sản, trang thiết bị của Trung tâm.

+ Thực hiện đúng chế độ kiểm kê, đánh giá phân loại CSVC theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên, đề xuất xử lý các loại CSVC không cần dùng, không còn sử dụng được tại cơ quan.

+ Lập kế hoạch mua sắm, lắp đặt bảo hành các trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo và đời sống ở Trung tâm.

+ Đôn đốc kiểm tra các phòng quản lý chuyên môn, chức năng và các lớp học trong việc sử dụng phòng học, các trang thiết bị đúng mục đích, quy trình kỹ thuật, nêu cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ của công.

- Công tác xây dựng cơ bản:

+ Tham mưu cho lãnh đạo về việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa nhà cửa, nhà kho, sân trường, hệ thống thoát nước,... của Trung tâm theo đúng quy định của Nhà nước.

- Công tác quản lý điện nước, tăng âm loa máy

+ Quản lý duy trì thực hiện tốt các quy định sử dụng điện, đảm bảo an toàn tuyệt đối, tiết kiệm.

+ Chịu trách nhiệm về thủ tục thanh toán số điện tiêu thụ của cơ quan và các hộ gia đình. (Theo dõi số điện tiêu thụ của từng phòng trong khu ký túc xá và các hộ gia đình dùng chung hệ thống điện nhà trường để thanh toán theo từng tháng)

+ Thiết kế và lắp đặt các hệ thống cấp nước, thoát nước, nhằm phục vụ tốt cho đời sống, sinh hoạt của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh, sinh viên trong Trung tâm.

+ Quản lý tăng âm, loa đài phục vụ tốt cho các hội nghị, sinh hoạt, học tập, văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền của Trung tâm.

- Công tác đời sống, y tế và vệ sinh môi trường

+ Tổ chức thực hiện tốt công tác dịch vụ đời sống vật chất cho cán bộ giảng dạy, học sinh, sinh viên trong Trung tâm.

+ Quản lý công tác vệ sinh môi trường, cảnh quan sư phạm, công tác y tế sơ cấp cứu cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh, sinh viên.

- Công tác quản lý phương tiện vận tải:

+ Thực hiện quyết định của Giám đốc trong việc điều động phương tiện, quản lý lái xe, phương tiện vận tải, nguồn nhiên liệu, thực hiện nội quy phòng cháy chữa cháy có hiệu quả. Đảm bảo xe máy tốt, an toàn phục vụ kịp thời các yêu cầu thường xuyên và đột xuất.

- Công tác bảo vệ trật tự an toàn

+ Điều hành thực hiện công tác thường trực bảo vệ cơ quan an toàn, duy trì thường trực bảo vệ 24 giờ/ngày (có nội quy bảo vệ riêng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống thông tin quản lý cơ sở vật chất của trung tâm GDTX tỉnh hải dương theo phương pháp hướng đối tượng (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)