MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ QoS

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu các chỉ tiêu mạng lõi dựa trên công nghệ IP trong NGN và phương pháp đánh giá chất lượng (Trang 47 - 51)

Chƣơng 3 : CÁC LỚP CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ MẠNG IP

3.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ QoS

3.1.1 Khái niệm về chất lƣợng dịch vụ

Khái niệm chất lƣợng của dịch vụ (QoS : Quality of Service) đƣợc sử dụng rộng rãi không chỉ trong lĩnh vực viễn thông truyền thống, mà còn mở rộng ra đối với các dịch vụ băng rộng, không dây, truyền thông đa phƣơng tiện dựa trên nền IP.

Khuyến nghị E800 của ITU-T định nghĩa chất lƣợng của một dịch vụ là tập hợp các ảnh hưởng của hiệu suât dịch vụ xác định mức độ thoả mãn của

một người sử dụng đối với dịch vụ đó” .

48

Chất lƣợng dịch vụ có thể đƣợc đánh giá theo bốn quan điểm khác nhau, đó là chất lƣợng khách hàng đòi hỏi ban đầu khi đăng ký dịch vụ, chất lƣợng dịch vụ mà nhà cung cấp dịch vụ cam kết đƣa ra, chất lƣợng dịch vụ thực tế đạt đƣợc và chất lƣợng dịch vụ thông qua cảm nhận đánh giá của ngƣời sử dụng sau khi đã sử dụng. [7]

Trong lĩnh vực khai thác viễn thông, các mạng và các hệ thống đang dần đƣợc thiết kế trên cơ sở cân nhắc chất lƣợng từ đầu cuối đến đầu cuối đòi hỏi bởi những ứng dụng của ngƣời sử dụng. Chất lƣợng của một mạng ( network performance) là yếu tố quan trọng đóng góp vào chất lƣợng dịch vụ, nhƣng có thể không phản ánh chất lƣợng từ đầu cuối đến đầu cuối, vì giữa hai đầu cuối có thể có nhiều mạng trung gian khác nhau.

3.1.2 Dung lƣợng truyền và khả năng ứng dụng các lớp QoS

Dung lƣợng truyền của mạng là tốc độ bit dành cho một luồng thông tin trong một khoảng thời gian. Dung lƣợng truyền là tham số QoS cơ bản có ảnh hƣởng chính tới chất lƣợng dịch vụ nhận đƣợc của ngƣời sử dụng đầu cuối. Đối với ngƣời sử dụng có rất nhiều ứng dụng chỉ sử dụng một dung lƣợng truyền tối thiểu. Trong khuyến nghị Y.1540 không nói rõ cách tính dung lƣợng truyền, nhƣng có thể tạm tính dung lƣợng truyền bằng cách lấy tổng số gói tin gửi đi trừ đi số gói bị mất.

Giả sử có một ngƣời sử dụng và một nhà cung cấp dịch vụ thoả thuận cung cấp dịch vụ cho một hay nhiều luồng gói tin đƣợc gửi qua mạng. Một luồng gói tin là lƣu lƣợng dạng có kết nối hoặc không kết nối, có chung trạm nguồn và đích, chung lớp dịch vụ và phiên làm việc. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ cùng với ngƣời sử dụng dịch vụ thống nhất về hai yếu tố kỹ thuật chính là dung lƣợng tối đa sẵn có đƣợc coi là phù hợp với ứng dụng và lớp dịch vụ cụ thể đối với luồng gói tin.

49

Các thoả thuận về lớp dịch vụ đề cập ở đây là các thoả thuận QoS tĩnh, dựa trên việc thực hiện liên kết đánh dấu các gói trong cùng một lớp dịch vụ. Các giao thức hỗ trợ yêu cầu QoS động giữa những ngƣời sử dụng và các nhà cung cấp dịch vụ mạng hiện là vấn đề đang đƣợc nghiên cứu. Khi các hệ thống và giao thức hỗ trợ yêu cầu động đƣợc triển khai, ngƣời sử dụng có thể yêu cầu thể về việc áp dụng các lớp QoS cho từng luồng gói tin. Các yêu cầu khác nhau về chất lƣợng đối với các dịch vụ và ứng dụng khác nhau sẽ có thể đƣợc thông tin, đánh giá hay thông báo…

Tuy nhiên khi triển khai QoS tĩnh, các mục tiêu chất lƣợng của các lớp dịch vụ sẽ không còn đƣợc áp dụng khi các gói tin gửi vƣợt quá dung lƣợng thoả thuận. Khi quan sát thấy có các gói tin vƣợt quá dung lƣợng thoả thuận, hệ thống mạng đƣợc phép vứt bỏ một số gói tin bằng với số gói vƣợt quá giới hạn. Những gói bị vứt bỏ này sẽ không đƣợc tính là những gói bị mất khi đánh giá thông số chất lƣợng IPLR.

3.1.3 Mô hình tham khảo QoS UNI-UNI

Mô hình tham khảo QoS UNI-UNI là mô hình đƣa ra để đánh giá các mục tiêu chất lƣợng giữa các giao diện của ngƣời sử dụng với mạng UNI (User- Network Interface) tƣơng ứng với các sự kiện tham khảo truyền tải gói IP. Các mục tiêu chất lƣợng áp dụng cho các giao diện của ngƣời sử dụng với mạng UNI đƣợc thể hiện trên hình vẽ. Đƣờng truyền qua mạng giữa các giao diện UNI bao gồm tập hợp các bộ phận mạng NS và các đƣờng kết nối giữa các mạng cung cấp truyền tải các gói IP từ giao diện UNI nguồn đến giao diện UNI đích. Các giao thức phía dƣới bao gồm cả giao thức IP cũng đƣợc coi là thành phần của mạng IP, các bộ phận mạng Network Section có thể bao gồm các cấu trúc mạng truy nhập IP.

50

Hình 12: Mô hình tham khảo QoS UNI-UNI [9]

Phần cài đặt của khách hàng bao gồm tất cả các thiết bị đầu cuối TE, có thể là một host, một router hay một mạng LAN, trong đó một ngƣời sử dụng có thể dùng nhiều ứng dụng khác nhau. Gateway kết nối với thiết bị đầu cuối gọi là Access Gateway.

Đƣờng truyền của gói có các đặc tính sau:

1) Đám mây IP có thể hỗ trợ kết nối giữa những ngƣời sử dụng, ngƣời sử dụng với trạm làm việc và nhiều loại kết nối khác nhau

2) Các bộ phận mạng có thể đƣợc thể hiện dƣới dạng một đám mây với các router ở biên và một số router ở bên trong , kết nối với nhau theo quy tắc khác nhau.

3) Số các bộ phận mạng của một đƣờng truyền có thể phụ thuộc vào lớp dịch vụ áp dụng, tuỳ theo độ phức tạp và quy mô địa lý của mỗi bộ phận mạng. 4) Các bộ phận mạng hỗ trợ cho các gói trong một luồng là có thể thay đổi.

TE GW . . . . . . TE

Network Section End-to-End Network (Bearer Service

QoS )

Network Section Network Section

Customer Installation Customer Installation

User-to-User Connection ( Teleservice QoS ) TE Terminal Equipment GW Gateway Router Protocol Stack

LAN LAN

IP Network Cloud

UNI UNI

UNI

User Network Interface

GW GW GW GW GW

DST SRC

51

5) Kết nối IP là mở rộng ra các biên giới quốc tế, nhƣng không tính đến các chuyển mạch vật lý ( một bộ phận mạng có thể nằm trên cả 2 phía của một biên giới mà không tính đến các gateway biên giới quốc tế của các nƣớc).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu các chỉ tiêu mạng lõi dựa trên công nghệ IP trong NGN và phương pháp đánh giá chất lượng (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)