2.2. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững Tập đoàn Tuần Châu
2.2.2. Mức độ phát triển du lịch bền vững của Tập đoàn Tuần Châu
Bên cạnh việc nghiên cứu các dữ liệu cứng là các báo cáo kết quả kinh doanh, tác giả viên đã sử dụng phiếu phỏng để phỏng vấn 16 nhà quản trị cấp trung và cấp cao, cũng nhƣ gửi phiếu khảo sát hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch bền vững đến 100 cán bộ cấp quản trị và chuyên viên các cấp tại Tập đoàn Tuần Châu để thu thập dữ liệu mềm cho đề tài. Số phiếu khảo sát nhận lại với đầy đủ thông tin là 82 phiếu và đƣợc phục vụ cho việc tổng hợp dữ liệu mềm và phân tích, đánh giá mức độ phát triển du lịch bền vững theo các tiêu chí đã nêu trong bảng 1.1 và 1.2 của chƣơng 1. Kết quả tổng hợp đƣợc trình bày trong bảng 2.1. và 2.2.
Bảng 2.1. Mức độ phát triển du lịch bền vững của Tập đoàn Tuần Châu trong giai đoạn 2015-2019
Các tiêu chí Kết quả
1.1. Chất lƣợng cơ sở hạ tầng làm du lịch của DN 4,1 1.2. Chất lƣợng nguồn nhân lực làm du lịch của DN 3,6 1.3. Mức độ hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ của DN 3,8 1.4. Mức độ công khai và phổ biến các quy định về ứng xử cho du
khách khi thăm quan các danh thắng hay địa điểm văn hóa, lịch sử
4,5
1.6. Mức độ sử dụng các vật tƣ và thiết bị tiêu hao ít năng lƣợng và thân thiện với môi trƣờng
3,6
1.7. Mức độ tuân thủ luật pháp về bảo vệ động vật hoang dã 3,9 1.8. Mức độ tuân thủ các quy định luật pháp về lao động trẻ em và
quyền con ngƣời.
4,2
N uồn: Tác iả tổn ợp từ dữ liệu t u được qu p ỏn vẩn và k ảo sát
Tiêu chí đầu tiên có số điểm trung bình là 4,1/5 theo bảng 2.1 chỉ ra rằng đa số các nhà quản trị và chuyên viên của Tập đoàn Tuần Châu đều đánh giá cao kiến trúc, quy hoạch và chất lƣợng hạ tầng từ đƣờng giao thông đến khách sạn và các cơ sở hạ tầng khác mà DN đã đầu tƣ. Đánh giá này cũng tƣơng đồng với đánh giá chung của các cơ quan quản lý nhà nƣớc liên quan tới lĩnh vực đầu tƣ và du lịch tại tỉnh Quảng Ninh.
Bên cạnh cơ sở hạ tầng hiện đại thì chất lƣợng nguồn nhân lực cao và ổn định là nhân tố quan trọng nhất quyết định mức độ và tốc độ phát triển du lịch bền vững của DN. Với kết quả trung bình là 3,6/5 thì DN đã và đang đứng trƣớc nhiều thách thức trong việc tuyển dụng các nhân viên có đủ đạo đức và năng lực để phục vụ nhu cầu phát triển du lịch bền vững với rất nhiều tiêu chí cần phải đáp ứng và phấn đấu. Đây cũng là tình trạng chung và thách thức chung mà đa số các DN và DN du lịch tại Quảng Ninh và nhiều tỉnh thành khác của Việt Nam đang phải đối diện và tìm giải pháp để vƣợt qua nếu muốn phát triển bền vững, vì con ngƣời luôn là trung tâm của phát triển bền vững.
Kết quả các phiếu khảo sát cho thấy, chính bản thân các nhà quản trị và chuyên viên của tập đoàn đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng nói chung đối với các dịch vụ của DN ở mức khá với số điểm đánh giá trung bình là 3,8/5. Phần báo cáo kết quả, phỏng vấn chuyên sâu và tham khảo ý kiến một số khách hàng cho thấy tập đoàn chƣa truyền bá rộng rãi đƣợc những nét đẹp văn hóa của địa phƣơng. Chính điều này khiến khách du lịch ít có thiện cảm
và không hài lòng theo mong muốn rất đa dạng của họ. Nguồn thu từ các hoạt động du lịch dành cho văn hóa chỉ là thù lao từ các buổi biểu diễn văn nghệ, không có bất kỳ hoạt động bảo tồn hay truyền dạy văn hóa nào nhận đƣợc sự hỗ trợ về mặt kinh tế.
Về mức độ công khai và phổ biến các quy định về ứng xử cho du khách khi thăm quan các danh thắng hay địa điểm văn hóa, lịch sử thì tập đoàn làm tốt theo hƣớng dẫn và tuyên truyền chung của Sở VH-TT-DL của tỉnh. Tuy nhiên, theo phỏng vấn và quan sát của tác giả thì việc tự giác thực hiện của nhiều du khách du lịch trong nƣớc còn nhiều hạn chế. Vẫn còn tình trạng vứt rác không đúng nơi quy định, thiếu nhƣờng nhịn hay không xếp hàng khi cần thiết…
Kết quả khảo sát cho thấy trong thời gian vừa qua tập đoàn chú trọng nhiều nhất đến khía cạnh kinh tế. Các tiêu chí về văn hóa, trách nhiệm xã hội và bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trƣờng sinh thái đƣợc chú ý ít hơn. Điều này cũng dễ hiểu vì thƣờng các doanh nghiệp hoạt động sẽ phải chú trọng đến lợi nhuận và các kết quả tài chính của doanh nghiệp đầu tiên. Doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận tốt thì mới tái đầu tƣ cho các dự án phát triển và các hoạt động văn hóa - xã hội và môi trƣờng sinh thái. Với số điểm là 3,5/5 thì tập đoàn chƣa đầu tƣ nhiều cho việc phân loại rác rải, xử lý rác thải và nƣớc thải. Các điểm đều có thùng thu gom rác thải, nhƣng không có chỉ dẫn và thùng riêng cho các loại rác thải vô cơ, rác thải nguy hiểm… Đây là tình trạng chung của đa số các tỉnh thành từ Hà Nội tới TP HCM theo các báo cáo về xử lý ô nhiễm môi trƣờng khi trên 90% các khách sạn, nhà hàng chỉ có hệ thống gom và xử lý nƣớc thải theo hình thức đơn giản, nƣớc thải sau qua các bể xử lý ngầm chƣa đạt chuẩn B theo TCVN. Tuy nhiên đối với yêu cầu bảo vệ môi trƣờng để phát triển bền vững thì các cơ sở SX-KD hay khu dân cƣ cần có hệ thống xử lý nƣớc thải phân tán hay tập trung xử dụng công nghệ hiện đại kèm theo hệ thống quan trắc tự động để đảm bảo nƣớc thải đầu ra đạt
chuẩn loại A, có thể sử dụng tƣới cây, rửa xe và không gây hại tới hệ sinh thái.
Tập đoàn đã rất cố gắng bảo vệ môi trƣờng trong quá trình san lấp mặt bằng xây dựng sân Golf cần nhiều đất đai, cát nên tập đoàn đã khai thác quá lớn tài nguyên đất đá san lấp phục vụ xây dựng sân Golf. Việc thu gom xử lý nƣớc thải sinh hoạt trên các tàu du lịch tại Cảng chƣa triệt để. Bên cạnh đó, khi kinh doanh du lịch, tập đoàn cũng không thể kiểm soát hết các hoạt động của khách du lịch đối với việc bảo vệ môi trƣờng. Ý thức của khách du lịch đƣợc đánh giá chƣa cao, hầu hết các ý kiến đều cho rằng khách du lịch nƣớc ngoài có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh chung so với khách du lịch trong nƣớc, đặc biệt là vấn đề rác thải. Trong khi đó nhận thức về việc bảo vệ môi trƣờng từ phía chính quyền và cộng đồng địa phƣơng là khá tốt, ngƣời dân thƣờng xuyên đƣợc nhắc nhở về vấn đề môi trƣờng. Tuy nhiên, Tập đoàn cũng không thể nào đáp ứng đƣợc hết tất cả các yêu cầu và ý kiến của ngƣời dân và du khách trong quá trình kinh doanh du lịch.
Với số điểm trung bình 3,4/5 thì tập đoàn chƣa chú trọng tới việc đầu tƣ và sử dụng vật tƣ và thiết bị tiêu hao ít năng lƣợng và thân thiện với môi trƣờng. Đây cũng là thực trạng khó khăn của đa số các DN VN khi bài toán đầu tƣ ban đầu cho các thiết bị và vật tƣ tiêu dùng thân thiện với môi trƣờng có chi phí rất cao.
Hai tiêu chí cuối cùng trong bảng 2.1 phản ánh DN đã và đang thực hiện tốt các quy định về bảo tồn đa dạng sinh học và tôn trọng quyền con ngƣời. Theo các số liệu báo cáo của DN và các cơ quan giám sát chức năng thì tập đoàn không sử dụng lao động trẻ em. Trong các năm vừa qua, tại các điểm kinh doanh của tập đoàn cũng không xảy ra vụ việc hay xung đột nào xâm phạm quyền con ngƣời của nhân viên và du khách.
Cùng với việc tự đánh giá của các nhà quản trị và chuyên viên của Tập đoàn Tuần Châu qua phiếu khảo sát, thì tác giả sử dụng bảng 2.2. với các dữ liệu
định lƣợng thu đƣợc qua các báo cáo liên quan để có thể phân tích và đánh giá cụ thể hơn về quá trình phát triển bền vững của DN gắn với phát triển du lịch bền vững.
Bảng 2.2. Kết quả phát triển kinh doanh và đóng góp của DN du lịch cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phƣơng (so sánh kết quả 3-5 năm liên tiếp)
Các tiêu chí Đơn vị tính 2016 2017 2018 1 Số lƣợt khách du lịch quốc tế DN đã đón tiếp và phục vụ Lƣợt 1.640.000 2.028.000 2.316.000 2 Số lƣợt khách du lịch trong nƣớc DN đã đón tiếp và phục vụ Lƣợt 2.360.000 2.992.000 3.424.000 3 Doanh thu VND 843.000.000.000 963.000.000.000 974.000.000.000 4 Lợi nhuận sau
thuế VND 5.635.000.000 6.048.000.000 6.023.000.000 5 Số thuế VAT đã nộp VND 15.482.000.000 19.102.000.000 20.043.000.000 6 Số thuế thu nhập DN đã nộp VND 7.679.000.000 8.062.000.000 9.140.000.000 7 Số lao động có đóng bảo hiểm Ngƣời 2.000 2.200 2.300
xã hội tại DN 8 Số lao động tuyển dụng mới trong năm Ngƣời 600 300 500 9 Số lao động là ngƣời dân tộc thiểu số đang làm việc tại DN VND 5 10 52 10 Số tiền đã đóng góp cho các công trình giáo dục, y tế, cấp nƣớc tại địa phƣơng VND 2.530.000.000 3.950.000.000 3.248.000.000
N uồn: Tác iả tổn ợp từ dữ liệu t u được
Theo bảng 2.2 thì số lƣợt khách quốc tế là một trong các yếu tố hay tiêu chí định lƣợng quan trọng sử dụng để đánh là giá mức độ phát triển bền vững du lịch qua tối thiểu trong 3 năm liên tiếp. Năm 2017 chỉ số này của Tuần Châu đã tăng lên khoảng 25% từ 1.640.000 lƣợt khách lên hơn 2 triệu lƣợt khách, trong khi năm 2018 tăng khoảng 15% so với năm 2017 lên khoảng 2,3 triệu lƣợt khách. Nhƣ vậy tính trung bình trong 3 năm gần đây, tỷ lệ này tăng theo các năm với mức độ tăng trung bình là khoảng 13,5% mỗi năm. Số lƣợt khách du lịch trong nƣớc đến với Tuần Châu vẫn tăng đều qua các năm cũng là một chỉ số phụ thể hiện một phần mức độ phát triển bền vững du lịch của Tuần Châu.
Mặc dù doanh thu không tăng nhiều qua các năm vì nhiều yếu tố tác động của môi trƣờng kinh doanh trong đó có mức độ cạnh tranh giữa các khu
du lịch tại Quảng Ninh cũng tăng, nhƣng cũng đã phản ánh rằng Tuần Châu duy trì đƣợc mục tiêu phát triển ổn định.
Mức lợi nhuận ổn định thu đƣợc sau khi đã nộp các khoản thuế cho ngân sách là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển bền vững của DN. Số thuế VAT và thuế thu nhập DN nộp tăng đều qua các năm thể hiện việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN.
Số lao động thƣờng xuyên đƣợc DN đóng bảo hiểm XH tăng dần qua các năm lên đến 2.300 LĐ trong năm 2018 chứng tỏ một đóng góp quan trọng của DN trong công tác tạo việc làm bền vững và phát triển du lịch bền vững. Số LĐ đƣợc tuyển dụng mới hàng năm cũng là một trong những chỉ số phụ đánh giá mức độ phát triển du lịch bền vững của DN. Đặc biệt số LĐ là ngƣời dân tộc thiểu số tăng dần lên đến 52 ngƣời trong năm 2018 phản ánh sự quan tâm của lãnh đạo DN tới việc tạo việc làm và đóng góp cho việc phát triển bền vững của địa phƣơng nói riêng và xã hội nói chung.
Số tiến mà DN đã đóng cho các công trình giáo dục, y tế, cấp nƣớc của địa phƣơng chiếm khoảng 0,3% doanh thu hàng năm. Mặc dù các khoản này có thể đã đƣợc khấu trừ vào phần lợi nhuận trƣớc thuế của DN nhƣng vẫn tƣơng đƣơng gần 50% lợi nhuận hàng năm cho thấy Tuần Châu đã có tinh thần cộng đồng và đóng góp vì sự phát triển bền vững.