Trong xu thế phát triển kinh tế xanh và bền vững hiện nay, các quốc gia đều coi phát triển du lịch là một trong những ngành có đóng góp nhiều cho tăng trƣởng kinh tế và cấu phần GDP. Chính vì vậy mà du lich đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các quốc gia và Việt Nam đạt đƣợc các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) mà Liên Hợp Quốc đã đề ra năm 2000. Phát triển du lịch bền vững không chỉ giúp chúng ta thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới tính, bền vững môi trƣờng và liên doanh quốc tế để phát triển mà còn tạo ra nhiều lợi nhuận cho quốc gia. Tại Việt Nam, doanh thu ngoại tệ về du lịch chỉ đứng sau 4 ngành xuất khẩu hàng hóa là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản. Chính vì vậy mà du lịch bền vững đặc biệt quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội, và bảo vệ môi trƣờng tại Việt Nam. Bên cạnh những đóng góp trên của phát triển du lịch bền vững, nhiều báo cáo của các bộ ngành liên quan đã kết luận rằng phát triển du lịch bền vững có những đóng góp cụ thể sau:
- Gia tăng hiệu quả kinh tế quốc gia thông qua tính cạnh tranh để các doanh nghiệp và các điểm du lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồn thịnh và đạt tới lợi nhuận lâu dài.
- Góp phần tăng đóng góp của du lịch đối với sự phát triển thịnh vƣợng của nền kinh tế địa phƣơng tại các điểm du lịch, bao gồm phần tiêu dùng của khách du lịch đƣợc giữ lại tại địa phƣơng.
- Nâng cao chất lƣợng việc làm trong lĩnh vực du lịch thông qua việc tăng cƣờng số lƣợng và chất lƣợng việc làm tại địa phƣơng do ngành du lịch tạo ra và đƣợc ngành du lịch hỗ trợ, bao gồm mức thu nhập, điều kiện và môi trƣờng làm việc, sức khỏe và an toàn cho các bên liên quan.
- Tạo ra sự công bằng xã hội thông qua sự phân phối lợi ích kinh tế và xã hội thu đƣợc từ hoạt động du lịch một cách công bằng và rộng rãi cho tất cả những ngƣời trong cộng đồng đáng đƣợc hƣởng, kể cả những cơ hội cải thiện cuộc sống, nâng cao mức thu nhập và cung cấp dịch vụ cho ngƣời nghèo.
- Gia tăng sự thỏa mãn của khách du lịch thông qua việc cung cấp những dịch vụ an toàn, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của các nhóm khách du lịch khác nhau, không phân biệt về giới, chủng tộc, màu da, và thu nhập.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát của địa phƣơng thông qua việc thu hút và trao quyền cho các cộng đồng địa phƣơng trong việc xây dựng kế hoạch và đề ra quyết định về quản lý du lịch và phát triển du lịch trong tƣơng lai tại địa phƣơng, có sự tham khảo tƣ vấn của các thành phần hữu quan khác.
- Nâng cao chất lƣợng an sinh cộng đồng thông qua việc duy trì và tăng cƣờng chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng, bao gồm cơ cấu tổ chức xã hội và cách tiếp cận các nguồn tài nguyên, hệ thống hỗ trợ đời sống, và khai thác quá mức môi trƣờng cũng nhƣ xã hội dƣới mọi hình thức.
- Gia tăng sự đa dạng văn hóa thông qua việc tôn trọng và tăng cƣờng giá trị các di sản lịch sử, bản sắc văn hóa, truyền thống và những bản sắc đặc biệt của cộng đồng tại các điểm du lịch.
- Gia tăng sự đa dạng sinh học thông qua việc hỗ trợ cho việc bảo tồn khu vực tự nhiên, môi trƣờng sống, sinh vật hoang dã và giảm thiểu thiệt hại đối với các yếu tố này. Bên cạnh đó du lịch bền vững còn duy trì và nâng cao chất lƣợng của cảnh vật, kể cả ở nông thôn cũng nhƣ ở thành thị, tránh để môi trƣờng xuống cấp về thực thể và về nhãn quan.
- Nâng cao hiệu quả của nguồn lực thông qua việc giảm thiểu mức sử dụng những nguồn tài nguyên quý hiếm và không thể tái tạo đƣợc trong việc phát triển và khai thác các cơ sở, phƣơng tiện và dịch vụ du lịch. Song song với đó là giảm thiểu ô nhiễm không khí, nƣớc, đất, và rác thải từ du khách và các hãng du lịch.
Theo các nghiên cứu về quản trị an ninh phi truyền thống của nhóm tác giả Hoàng Đình Phi, Nguyễn Văn Hƣởng và các cộng sự (21), bên cạnh đóng góp về việc làm và phát triển kinh tế các địa phƣơng thì phát triển du lịch bền vững còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh con ngƣời và an ninh môi trƣờng tại các địa phƣơng có đông các du khách đến tham quan hàng năm.
Hình 1.1. Phƣơng trình cơ bản của Quản trị An ninh phi truyền thống (10)
Theo hình 1.1 trên đây thì tính bền vững (S3) hay sự phát triển bền vững là một yếu tố quan trọng thể hiện kết quả của bất kỳ công tác quản trị
nào, kể cả quản trị an ninh phi truyền thống, hay quản trị kinh doanh, hay quản trị công.
Một DN du lịch đƣợc đánh giá là có sự phát triển bền vững hay phát triển đƣợc du lịch bền vững nếu trong một khoảng thời gian tối thiểu từ 3-5 năm liên tục chủ DN quản trị tốt DN và các quy trình kinh doanh, có lợi nhuận tăng đều các năm, thực hiện tốt trách nhiệm XH và trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng tại những nơi DN kinh doanh thu lợi nhuận. Trong trƣờng hợp này, căn cứ theo phƣơng trình thì DN đã thực hiện tốt công tác quản trị, quản trị rủi ro (C1) để đảm bảo đƣợc sự an toàn (S1), sự ổn định (S2) và phát triển bền vững (S3) của DN, hay nói cách khác là DN đã đảm bảo đƣợc an ninh của doanh nghiệp.
Nhƣ vậy, phát triển du lịch bền vững của một DN có mối quan hệ mật thiết và có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an ninh của DN và góp phần đảm bảo an ninh phi truyền thống trong nhiều lĩnh vực từ an ninh chính trị đến an ninh con ngƣời, an ninh kinh tế, an ninh thực phẩm, an ninh môi trƣờng… tại địa bàn mà DN tác nghiệp.