Trong số 1.935 CBCNV thuộc công ty TNHH KIDO quản lý có 1.422 LĐ nữ (chiếm 73,55%) và nam giới là 328 LĐ (chiếm 26,45%). Với tỷ trọng cán bộ nữ chiếm gần 2/3 so với tổng số cán bộ của công ty, chứng tỏ công ty rất quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ nữ được làm tốt công tác quản lý, trong đó có người là cán bộ cấp cao trong công ty (Phó Giám đốc là nữ).
Bảng 2.4: Nguồn nhân lực chia theo thâm niên
Nguồn: Phòng tổ chức- hành chính tại công ty TNHH KIDO
Theo thống kê của Phòng tổ chức- hành chính tại công ty TNHH KIDO thì nhóm LĐ có thâm niên dưới 5 năm, chiếm tỷ lệ là 25,5%, nhóm có thâm niên từ 5 năm – dưới 10 năm chiếm 25,5%, nhóm có thâm niên từ 10 năm trở lên chiếm tỷ lệ là
Thâm niên Số lƣợng Tỷ lệ %
Dưới 5 năm 493 25,5
Từ 5 năm – dưới 10 năm 493 25,5 Từ 10 năm trở lên 949 49,0
49.0%. Điều này cho thấy lực lượng LĐ tại công ty phần lớn rất giàu kinh nghiệm, kỹ năng trong công việc và nếu công ty không duy trì đảm bảo được nhóm LĐ này thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả, năng suất và lợi ích của công ty.
25.5
25.5 49
Dưới 5 năm Từ 5 năm – dưới 10 năm Từ 10 năm trở lên
Hình 2.4: Tỷ trọng nguồn nhân lực theo thâm niên
Tình hình tuyển dụng và nghỉ việc của LĐ tại công ty
Bảng 2.5: Tình hình tuyển dụng và nghỉ việc của LĐ tại công ty
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
1. LĐ nghỉ việc 152 176 187
2. LĐ tuyển mới 160 207 298
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty TNHH KIDO.
Số lượng LĐ trực tiếp nghỉ việc tăng qua các năm. Cụ thể năm 2016, số lượng LĐ trực tiếp nghỉ việc là 152 người; năm 2017, số lượng này tếp tục gia tăng lên 176 người tăng 24 người so năm 2016; năm 2018, số lượng LĐ trực tiếp nghỉ việc là 187 người. Do đó để đảm bảo sản xuất cũng như mở rộng sản xuất công ty phải tuyển nhân viên liên tục cho phân xưởng sản xuất. Từ năm 2016 – 2018 số lượng LĐ trực tiếp tuyển mới lần lượt là 160; 207 và 298 người.
2.2.2. Đánh giá công tác bảo đảm an ninh con người thông qua chính sách ĐNNS tại công ty TNHH KIDO
2.2.2.1. Về đãi ngộ tài chính a. Tiền lương
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người LĐ, nó là công cụ hiệu quả để tạo động lực LĐ, giúp người LĐ làm việc hăng say, từ đó tạo ra năng suất hiệu quả cao. Ban lãnh đạo công ty nhận thức được tầm quan trọng của tiền lương nên hệ thống lương của công ty được xây dựng trên 5 tiêu chí: Thu hút, Công bằng, công khai, dễ thực hiện, đúng pháp luật. Thực hiện nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo LĐ để thúc đẩy người LĐ phát huy hết khả năng làm việc, hiệu quả LĐ từ đó giúp cho người LĐ có cơ hội nâng cao thu nhập và thăng tiến trong nghề nghiệp.
Công ty thường xuyên bổ sung và thay đổi áp dụng quy chế trả lương căn cứ theo quy định của nhà nước. Để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng hoặc để dự phòng quỹ tiền lương quá lớn cho năm sau, có thể chi tổng quỹ tiền lương cho các quỹ như sau:
- Quỹ lương trả trực tiếp cho người LĐ theo lương khoán, lương sản phẩm, lương thời gian (Ít nhất phải = 76% tổng quỹ lương).
- Quỹ khen thưởng từ quỹ lương đối với người LĐ có năng suất, chất lượng cao, có thành tích trong sản xuất kinh doanh (Tối đa không vượt quá 10% tổng quỹ lương).
- Quỹ khuyến khích người LĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi (Tối đa không vượt quá 2% tổng quỹ lương).
- Quỹ dự phòng cho năm sau (Tối đa không vượt quá 12% tổng quỹ lương). Có thể thấy, Tổng quỹ tiền lương của Công ty được phân chia rõ ràng, có chia theo tỷ lệ % nên khá cụ thể và dễ dàng trong tính toán, giúp cho công tác trả lương của Công ty diễn ra một cách thuận lợi.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất thì việc tính toán lương cho công nhân viên trong công ty cũng như ở phân xưởng đang áp dụng hình thức trả lương cơ bản sau: Trả lương theo thời gian, sản phẩm và trả lương khoán.
Bộ phận hưởng lương thời gian được tính lương theo công thức sau:
TL tháng = ML + (PC) / Ngày công chuẩn của tháng * Số ngày nghỉ không lƣơng.
Trong đó:
ML: Mức lương
TL tháng: tiền lương tháng PC: phụ cấp
Hình thức trả lương sản phẩm:
Đây là hình thức trả lương chủ yếu của công ty, được áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất. Hình thức trả lương này có tác dụng khuyến khích công nhân nâng cao năng suất LĐ, tùy thuộc vào nhu cầu LĐ được bố trí cho hợp lý.
Đơn giá lương sản phẩm được tính dựa trên công thức sau:
ĐGsp=Lcbcv / Msl
Trong đó:
ĐGsp: Đơn giá lương sản phẩm Lcbcv: lương cấp bậc công việc Msl: Mức sản lượng
Tiền phải trả = Khối lƣợng sản phẩm hoàn thành * Đơn giá ti ền lƣơng Tiền lƣơng của công nhân = Lƣơng theo sản phẩm + các khoản phụ cấp
Đối với tiền lương trả cho các ngày lễ, tết, phép như sau:
Tiền lƣơng lễ, tết, phép= [{ Hsl + PC (nếu có) } * ML min]/ 26 ngày* số ngày nghỉ lễ, tết, phép]
Việc trả lương cho công nhân ở từng tổ được dựa trên cơ sở bản chấm công và bảng nghiệm thu sản phẩm. Cứ mỗi tháng quản đốc hoặc tổ trưởng của từng tổ sản xuất sẽ nộp bản chấm công và bản nghiệm thu sản phẩm về cho kế toán Công ty và kế toán phân xưởng thực hiện tính lương công nhân sản xuất, thực hiện các khoản trích theo lương, theo chế độ hiện hành.
Hình thức trả lương khoán
Được áp dụng đối với các cán bộ quản lý, Quản đốc, tổ trưởng, nhân viên phục vụ văn thư, tạp vụ, lái xe được trả công khoán căn cứ vào mức lương tối thiểu.
TL= MLkhoán * Tỷ lệ % hoàn thành công vi ệc
Trong đó: TL: Tiền lương
MLkhoán: Mức lương khoán
Đối với Tiền lương tháng 13, dựa trên các tiêu chí sau đây:
- Hiệu quả đóng góp của từng người LĐ thể hiện qua năng suất, chất lượng LĐ, trách nhiệm trong công tác;
- Chấp hành nội quy, kỷ luật LĐ của công ty. Có 2 phương pháp tính:
Công thức 1: Không phụ thuộc vào quỹ lương tháng 13 TLi 13 = ΣTLNi /12 tháng
Trong đó:
- TLi 13: Tiền lương tháng 13 của người i - ΣTLNi: Tổng tiền lương cả năm của người i
Công thức 2: Phụ thuộc vào quỹ lương tháng 13 TLi 13 = TL13bq x Hcvi x ni/12 tháng
Trong đó:
- TLi 13: Tiền lương tháng 13 của người i
- TL13bq: Tiền lương bình quân tháng 13 (xác định căn cứ vào quỹ lương tháng 13 được duyệt)
- Hcvi: Hệ sô lương hiệu quả công việc của người i (Xác định giống như lương thời gian)
- ni: Số tháng làm việc của người i (làm việc 12 tháng trở lên tính 12 tháng, dưới 12 tháng thì tính theo số tháng thực tế kể từ ngày chính thức ký hợp đồng LĐ).
Các chế độ phụ cấp lương mà công ty đang áp dụng là:
- Phụ cấp chức vụ: áp dụng cho Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phòng và phó trưởng phòng, hệ số phụ cấp lần lượt là: 0.4; 0.3; 0.2; 0.1.
- Phụ cấp trách nhiệm: tổ trưởng bộ phận sản xuất được hưởng các mức 500.000 VNĐ; 1.000.000 VNĐ... tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, số lượng công nhân và hiệu quả sản xuất.
- Phụ cấp làm ca đêm: với mức 50% tiền lương giờ làm việc ban ngày. PC= Số giờ làm việc ca đêm x Đơn giá x 0.5
- Phụ cấp thâm niên: Áp dụng chung cho khối văn phòng và khối sản xuất: PC = Số ngày công thực tế x Mức phụ cấp thâm niên
- Phụ cấp làm thêm giờ: Áp dụng chung cho khối văn phòng và khối sản xuất. PC = Số giờ làm thêm x Đơn giá x 0.5
Hàng năm căn cứ vào yêu cầu công việc, tình hình sản xuất kinh doanh sau khi tham khảo ý kiến ban chấp hành công đoàn cơ sở, công ty lập kế hoạch nâng bậc lương đối với người LĐ trong công ty.
Điều kiện để xét nâng bậc lương hàng năm: thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng và chất lượng, không trong thời gian kỷ luật đối với chuyên môn nghiệp vụ có thời gian giữ bậc lương hiện hưởng tại DN ít nhất 2 năm (đủ 24 tháng) đối với các ngạch có hệ số lương khởi điểm (bậc 1); đối với công nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh đạt kết quả thì nâng bậc lương theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với nhân viên đảm nhiệm.
Bảng 2.6: Bảng hệ số lƣơng STT Chức danh Hệ số tăng lƣơng giữa các bậc Bậc 1 Số bậc 1 Giám đốc Công ty 0.5 3.9 5 2 Phó Giám đốc Công ty 0.35 3.55 5 3 Trưởng các phòng ban,
đơn vị trực tiếp sản xuất
0.35 3.2 5 4 Phó các phòng ban, đơn vị trực tiếp sản xuất 0.35 2.9 5 5 Tổ trưởng bộ phận sản xuất 0.3 2.6 9
6 LĐ chuyên môn nghiệp vụ
0.3 2.34 12
7 Công nhân 0.25 2.10 12
8 Lái xe, nhân viên y tế 0.2 1.86 12
9 Bảo vệ, lao công 0.2 1.5 12
(Nguồn: Trích quy chế tiền lương của công ty)
Qua bảng 2.6 có thể thấy cán bộ quản lý có hệ số lương cao hơn nhiều so với LĐ khác số bậc lại ít hơn. Ta có thể thấy bậc lương càng cao thì số bậc càng ít và
ngược lại số bậc lương thấp ít thì số bậc càng nhiều. Chính vì công ty đã nghiên cứu khá kĩ càng từng vị trí chức danh công việc, trong bảng hệ số lương đã phân biệt đối tượng người LĐ này với người LĐ khác theo nhiệm vụ và chức danh công việc mà họ nhận được tỷ lệ với mức độ phức tạp của công việc. Điều này đã tạo được động lực với cán bộ làm công tác quản lý nhằm giữ chân và thu hút người tài, người có năng lực trình độ chuyên môn cao. Còn đối với những người LĐ làm việc ở các chức danh công việc càng thấp thì hệ số lương thấp. Tuy nhiên, sự chênh lệch tiền lương giữa LĐ quản lý và LĐ khác trong công ty cũng là một trong những lý do khiến cho những người công nhân LĐ và những người làm việc ở các vị trí có chức danh công việc thấp bị giảm động lực LĐ và gắn bó với công ty. Do vậy DN cần phải đánh giá được mức độ hài lòng của người LĐ về mức lương và cách chi trả lương tại công ty hiện nay mà họ đang được nhận, từ đó có thể tạo ra động lực LĐ thúc đẩy người LĐ làm việc.
Tổng quỹ lương và phúc lợi của KIDO hiện nay khoảng 10 tỷ đồng/năm. Thu nhập bình quân của cán bộ - nhân viên tại KIDO đạt hơn 7 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, việc phân phối không đồng đều. Người có thu nhập cao nhất đạt khoảng 50 triệu đồng/tháng và người có thu nhập thấp nhất là 7-8 triệu đồng/tháng.
Trong tương lai, KIDO cần có hướng khắc phục các vấn đề trên, xây dựng chính sách trả lương phù hợp với hiệu quả công việc của từng cá nhân để chính sách tiền lương và đãi ngộ của KIDO thực sự đem lại lợi ích và tạo cho cán bộ nhân viên tinh thần phấn đấu trong công tác.
Đánh giá của người LĐ
Bảng 2.7: Đánh giá của ngƣời LĐ về tiền lƣơng
Đơn vị: số phiếu, % Mức độ Chỉ tiêu Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Tạm đồng ý Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Tổng Mức đánh giá điểm TB Chính sách tiền lương hiện tại là rõ ràng, minh bạch
9 46 17 23 25 120 3,07 6,5% 20,8% 14,2% 30,5% 28% 100%
Mức lương hiện tại xứng đáng với năng lực, khả năng và kết quả thực hiện công việc của anh/chị
3 9 15 45 48 120 4,05
2,5% 7,5% 13,5% 36,5% 40% 100%
Chế độ trả lương hiện nay là công bằng giữa các công nhân
2 5 15 48 50 120 4,55 6,2% 7,3% 14,3% 48,1% 24,1% 100%
Tiền lương ngang bằng với các DN khác
15 27 18 45 15 120 3,15 12,5% 22,5% 15% 37,5% 12,5% 100%
Lương được thanh toán đúng kỳ hạn 2 5 11 47 55 120 4,07 4,9% 12,1% 26,4% 38,5% 18,1% 100% Mức độ hài lòng của anh/chị về mức lương đang nhận được 7 17 21 45 30 120 3,61 4,8% 14,2% 17,5% 36,5 % 27% 100
(Nguồn: Kết quả điều tra phiếu khảo sát, 2019)
Kết quả từ bảng 2.7 cho thấy người LĐ khá hài lòng với các yếu tố của tiền lương. Trong số những người LĐ được hỏi, tỷ lệ người LĐ trả lời “Đồng ý về mức lương mà công ty đang chi trả chiếm tỷ lệ cao nhất là 36,5 %; số người không hài lòng chiếm 14,2% và số người LĐ hoàn toàn không đồng ý với mức chi trả của công ty hiện nay thì chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4,8%. Điều đó cho thấy công ty cũng đã rất chú trọng đến việc trả lương cho cán bộ công nhân viên trong tổ chức, cũng như chính sách tiền lương của công ty cũng đã đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Nhà nước. Với cách tính lương mà công ty đang áp dụng có thể thấy mức lương mà người LĐ được nhận dựa vào số ngày công thực tế, năng suất làm việc của mỗi cá nhân mà công ty trả
lương đúng người, đúng việc. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế khiến người LĐ chưa thực sự hài lòng với tiền lương họ được nhận do một số nguyên nhân sau:
- Nguyên tắc xếp bậc lương và xét tăng lương chủ yếu dựa vào thâm niên và bằng cấp mà chưa thực sự dựa trên đánh giá năng lực, kết quả hoàn thành công việc. Theo Quy chế tiền lương thì người LĐ phải có thời gian giữ bậc ít nhất 24 tháng và trong quá trình làm việc không bị áp dụng hình thức khiển trách, kỷ luật nào thì mới được xét nâng bậc lương chức danh. Chính vì vậy mà những người có thâm niên công tác càng cao thì lương họ nhận càng cao trong khi những người LĐ trẻ không được nhận mức lương như vậy. Từ đó khiến những LĐ trẻ không cảm nhận được sự quan tâm của công ty với những nỗ lực, phấn đấu của họ.
- Cách trả lương của công ty chưa tạo được tính kích thích người LĐ tích cực làm việc, đóng góp hết mình để đạt hiệu quả cao nhất. Do hệ thống đánh giá thực hiện công việc người LĐ chưa phản ánh đúng chính xác, cách trả lương cho người LĐ cũng chưa tính đến hiệu quả thực hiện công việc của họ.
- Công tác phân tích công việc còn chưa được thực hiện tốt nên dù công ty đã xây dựng tiêu chuẩn chức danh công việc nhưng các bảng tiêu chuẩn chức danh còn đơn giản gây khó khăn trong việc đánh giá giá trị từng vị trí chức danh và hiệu quả công việc. Điều này dẫn đến người LĐ có cảm nhận không công bằng về tiền lương mà họ nhận được.
Vì vậy, có thể thấy tác động khuyến khích LĐ thông qua tiền lương vẫn còn chưa cao.
b. Về tiền thưởng
Thực trạng
Công ty đã ban hành quy chế thi đua khen thưởng được quy định cụ thể qua các hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong mọi lĩnh vực hoạt động của tổ chức nhằm kịp thời động viên, khuyến khích, tạo động lực cho người LĐ hăng say làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Các hình thức và chế độ thưởng đang áp dụng trong công ty:
- Khen thưởng định kì: Kết thúc một năm hay một quý Công ty thường có buổi tổng kết đánh giá hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch và vượt kế hoạch thông qua kết
quả thực hiện công việc, tổ trưởng mỗi phân xưởng, phòng ban báo cáo lên tổ chức để