Ban giám đốc.
- Giám đốc: là người có quyền lực cao nhất trong công ty, chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước. Giám đốc phụ trách, giám sát, điều hành, các hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ Công ty
- Phó giám đốc kinh doanh : Chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhanh chóng, kịp thời những nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng, những nguồn hàng phục vụ tiêu dùng, những nguồn hàng phục vị tiêu dùng, đề xuất những ý kiến, biện pháp thúc đẩy kinh doanh phát triển mạnh, nâng cao lợi nhuận cho công ty.
- Phó giám đốc điều hành: Là người trợ giúp giám đốc trong việc quản lý điều hành công tác tuyển dụng, đào tạo nhân sự và công tác hạch toán.
Khối phòng ban điều hành của công ty : Hiện tại công ty có 5 phòng khác nhau. Mỗi phòng thực hiện chức năng và nhiệm vụ riêng.
- Phòng tổ chức hành chính : Nhiệm vụ là giúp ban giám đốc tổ chức quản lý toàn bộ số LĐ trong công ty. Chăm lo về mặt đời sống tinh thần cho LĐ trong công ty, giúp ban giám đốc sắp xếp vị trí công việc cho các bộ phận, phân xưởng. Ngoài ra phòng này còn có chức năng xây dựng các kế hoạch tuyển dụng, nâng bậc lương cho công nhân và một số công việc như tổ chức khám sức khỏe và điều trị bệnh cho người LĐ....
- Phòng kế toán – tài chính : Có nhiệm vụ giúp ban giám đốc lập kế hoạch kinh doanh cho năm tới và theo dõi các mặt hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán một các trung thực và đầy đủ nhất, lập báo cáo tài chính về tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty. Đồng thời, còn có nhiệm vụ kiểm soát, quản lý các thủ tục thanh toán tài chính lập kế hoạch kinh doanh cho năm tài chính sau, cùng phòng tổ chức hành chính xây dựng kế hoạch, chiến lược con người của công ty, phân bổ, giám sát việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của các bộ phận trong công ty.
- Phòng quản lý đơn đặt hàng: Tiếp cận thị trường, nắm bắt các thông tin kinh tế kịp thời đưa vào sản xuất. Ký và thực hiện hợp đồng với khách hàng, phụ trách giới thiệu và bán sản phẩm cho công ty. Xây dựng các chỉ tiêu sản xuất theo tháng, quý hoặc năm hay kế hoạch cụ thể trong từng thời điểm để công ty thực hiện.
- Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu: Theo dõi quá trình mua và bán sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Tìm ra giá cả hợp lý cho các mặt hàng để đàm phán
với đối tác đồng thời tổ chức công tác quản lý xuất nhập khẩu cũng như xây dựng kế hoạch cụ thể trong từng thời điểm.
- Phòng kỹ thuật: Chức năng nghiên cứu và hướng dẫn thực hiện các quy trình công nghệ trong từng phân xưởng, tiến hành tìm hiểu nghiên cứu và áp dụng các khoa học công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất hoạt động sản xuất trong các phân xưởng.
Phân xưởng: là đơn vị sản xuất chính của công ty, tổ chức sản xuất, hoàn chỉnh sản phẩm may từ khâu nguyên phụ liệu đến khâu hoàn chỉnh nhập thành phẩm vào kho.
2.1.3.Kết quả hoạt kinh doanh của công ty TNHH KIDO giai đoạn từ 2016-2018
Trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế không thuận lợi nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của KIDO phát triển không ngừng.
0 50 100 150 200 250 300 350 400 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế
Hình 2.1: Doanh thu và lợi nhuận trƣớc thuế
Doanh thu năm 2016 của KIDO đạt 168 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế đạt 95,2 tỷ đồng. Năm 2017, doanh thu đạt 251 tỷ đồng tăng 49.8%so năm 2016, lợi nhuận trước thuế đạt 115,5 tỷ đồng tăng 20.94% so năm 2016.
Tại hội nghị tổng kết cuối năm 2018, công ty TNHH KIDO cho biết, trong năm qua công ty đạt doanh thu 359 tỷ đồng, tăng 43.02% so cùng kỳ. Kết quả, lợi nhuận trước thuế 183,8 tỷ đồng, tăng 59.13% so cùng kỳ. Thời gian tới, công ty sẽ tăng
cường liên kết, phối hợp giữa các đơn vị thực hiện các hợp đồng lớn và hoạt động theo hướng mở rộng sản suất.
2.2. Đánh giá thực trạng công tác bảo đảm an ninh con ngƣời thông qua chính sách ĐNNS của công ty TNHH KIDO giai đoạn 2016-2018 chính sách ĐNNS của công ty TNHH KIDO giai đoạn 2016-2018
2.2.1. Đánh giá thực trạng quy mô, cơ cấu LĐ của công ty
2.2.1.1. Thống kê tổng số LĐ qua các năm
Đội ngũ nhân lực tốt là một trong những thế mạnh của công ty. Thông qua việc tuyển dụng theo phương pháp kiểm tra đầu vào bài bản, chặt chẽ đã lựa chọn cho công ty những nhân viên có năng lực và có trình độ kiến thức chuyên môn cùng với đội ngũ LĐ có tay nghề đảm bảo cho hoạt động của công ty được liên tục và không ngừng nâng cao. Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh là gia công hàng may mặc xuất nhập khẩu nên LĐ trong DN chủ yếu là LĐ trực tiếp. Hiện nay, tổng số CBCNV của toàn hệ thống KIDO đến thời điểm 31/12/2018 là 1.935 người. Trong đó, CBCNV thuộc diện LĐ gián tiếp là 242 người, LĐ trực tiếp là 1.693 người. Giới hạn phạm vi mà đề tài nghiên cứu chỉ đề cập đến lực lượng cán bộ - nhân viên thuộc toàn công ty.
Bảng 2.1: Thống kê tổng số LĐ qua các năm theo tính chất công việc Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Chỉ tiêu 2016 2017 2018
1. LĐ gián tiếp (Cán bộ quản lý)
241 242 242
Các phòng ban 153 154 154
Điều hành tại các phân xưởng 88 88 88 2. LĐ trực tiếp 1.551 1.582 1.693
3. LĐ nghỉ việc 152 176 187
4. LĐ tuyển mới 160 207 298
Tổng 1.793 1.824 1.935
Nguồn: Phòng tổ chức- hành chính tại công ty TNHH KIDO.
Trong tổng số 242 LĐ gián tiếp, có 88 CBCNV đang làm việc tại các phòng ban và 154 cán bộ đang làm việc trực tiếp tham gia điều hành tại các phân xưởng.
Lực lượng LĐ quản lý tại công ty có tính ổn định tương đối nhưng người LĐ trực tiếp thì biến động thường xuyên do đặc thù của ngành nghề, bối cảnh kinh tế và quá trình hoạt động của công ty. Năm 2016 lực lượng LĐ trực tiếp tại phân xưởng có
1.551 LĐ; năm 2017, công ty mở rộng sản xuất và lực lực LĐ trực tiếp gia tăng 1.9% so năm 2016; năm 2018 lực lượng LĐ này tiếp tục tăng 7% so năm 2017.
Tuy nhiên, tình trạng người LĐ trực tiếp nghỉ việc cũng đang tăng qua các năm. Cụ thể năm 2016, số lượng LĐ trực tiếp nghỉ việc là 152 người; năm 2017, số lượng này tiếp tục gia tăng lên 176 người (tăng 24 người so năm 2016); năm 2018, số lượng LĐ trực tiếp nghỉ việc là 187 người. Do đó để đảm bảo sản xuất cũng như mở rộng sản xuất công ty phải tuyển nhân viên liên tục cho phân xưởng sản xuất.
2.2.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực tại công ty TNHH KIDO
Tình hình LĐ theo trình độ
Hiện nay, nguồn nhân lực do công ty quản lý gồm cán bộ quản lý và chuyên viên, gồm 3 cán bộ có trình độ thạc sĩ (0,16%), 175 cán bộ có trình độ đại học- Cao đẳng (9,04%), và 64 nhân viên có trình độ trung cấp (3,31%). Chuyên môn chính của CBCNV của KIDO phần lớn tập trung vào lĩnh vực công nghệ may.
Bảng 2.2: Nguồn nhân lực chia theo trình độ và lĩnh vực chuyên môn Trình Trình độ/chuyên môn (ngành) Thạc sĩ Đại học - Cao đẳng Trung cấp PTTH Kinh tế 3 17 23 Luật 0 7 0 Cơ khí, điện 0 12 1 Công nghệ may 0 129 38 Ngoại ngữ 0 5 0 Khác (Điều
dưỡng, lái xe,...) 0 5 2
Tổng cộng 3 175 64 1.693
Tỷ lệ 0,16% 9,04% 3,31% 87,49%
Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi, giới tính và thâm niên
Bảng 2.3: Nguồn nhân lực chia theo nhóm tuổi và giới tính Nhóm tuổi Nhóm tuổi Giới tính Tổng số Tỷ lệ % Nữ Nam <20 162 65 227 5,78 21 – 30 296 88 384 19,83 31 – 40 384 144 528 27,27 >40 580 31 796 47,12 Tổng cộng 142 2 328 Tỷ lệ 73,5 5 26,45 100.00
Nguồn: Phòng tổ chức- hành chính tại công ty TNHH KIDO
Trong tổng số 1.935 CBCNV thuộc công ty TNHH KIDO, độ tuổi trên 40 là 796 người (chiếm 47,12%); từ 31 - 40 tuổi là 528 người (chiếm 27,27%); từ 21 - 30 là 384 người (chiếm 19,83%) và dưới 20 tuổi là 227 người (chiếm 5,78%). Tuổi bình quân 36,33 tuổi. Có thể thấy, lực lượng lao động chủ yếu của công ty TNHH KIDO chủ yếu là lao động trẻ, nguồn lao động này có sức khỏe, năng lực học tâp tốt và nhiệt huyết công việc cao, tuy nhiên kinh nghiệm còn hạn chế. Trong khi đó, lực lượng lao động trên 40 tuổi cũng chiếm số lượng lớn, tạo nền tảng vững chắc, ổn định góp phần đảm bảo các hoạt động của công ty với kỹ năng, kinh nghiệm và chuyên môn cao. Mặc dù vậy, lực lượng cũng tạo ra những thách thức cho công ty khi chuẩn bị bước vào độ tuổi nghỉ hưu.