Phân tích các yếu tố môi trƣờng bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho tổng liên đoàn lao động việt nam giai đoạn 2020 2030 (Trang 47 - 51)

Là một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị và đời sống của ngƣời lao động trên cả nƣớc, TLĐ LĐ có mô hình hoạt động đặc trƣng và trải dài trên cả nƣớc, có mặt tại tất cả các cấp, các ngành, các doanh nghiệp. Nhƣ vậy, để tồn tại tới ngày hôm nay, tất nhiên TLĐ LĐ đã và đang phát triển bền vững ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên các yếu tố môi trƣờng bên trong cho thấy TLĐ LĐ chƣa có đủ các năng lực cần thiết để đảm bảo việc phát triển bền vững trong 10 năm tới. Đặc biệt, qua khảo sát và phỏng vấn cho thấy cho đến thời điểm cuối năm 2017 đầu năm 2018, TLĐ LĐ vẫn chƣa xây dựng và trình cấp trên phê duyệt chiến lƣợc phát triển bền vững nói chung và chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc phát triển trong công tác CBCĐ cùng nhiều nghị quyết và chiến lƣợc liên quan khác nhƣ: Nghị quyết về công tác cán bộ và tiêu chuẩn chức danh CBCĐ các cấp…

Trên cơ sở tìm hiểu dữ liệu cứng kết hợp với dữ liệu mềm thu đƣợc từ khảo sát và phỏng vấn, tác giả đã tổng hợp kết quả vào Bảng 2.3. hay còn gọi là ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE: Internal Factors Eveluation):

Bảng 2.2.: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Các nhà lãnh đạo quản trị đƣợc khảo sát qua phiếu và phỏng vấn trực tiếp đều nhận định rằng TLĐ LĐ hiện nay có 5 điểm mạnh cơ bản, bao gồm các yếu tố:

- Lịch sử phát triển từ 1929 và hiện nay có mạng lƣới tổ chức từ trung ƣơng đến địa phƣơng;

- Nguồn lực tài chính ổn định và mức thu tăng đều hàng năm; - Số lƣợng đông đảo các CBCĐ chuyên trách các cấp;

- Khả năng phát triển đoàn viên và số lƣợng CĐCS tăng nhanh tại các DN ngoài nhà nƣớc;

Khi đƣợc hỏi về việc liệu TLĐ LĐ có thể duy trì đƣợc các điểm mạnh trong 10 năm tới thì điểm đánh gía trung bình là 3.43 trên thang 5 điểm. Cùng với kết quả phỏng vấn thì điểm đánh giá này cho thấy các nhà quản trị TLĐ LĐ tin rằng TLĐ LĐ có khả năng duy trì đƣợc các điểm mạnh trong 10 năm tới nhƣng việc sử dụng các điểm mạnh này để tận dụng các cơ hội trong 10 năm tới vẫn là một bài toán khó nếu chỉ có tƣ duy nhiệm kỳ 5 năm và không có đủ nguồn lực để tiến hành các hoạt động đổi mới tổ chức và hoạt động.

Mặc dù TLĐ LĐ xác định một trong những điểm mạnh hiện nay là số lƣợng đông đảo các CBCĐ chuyên trách các cấp nhƣng nếu không có cơ chế và điều kiện để nhanh chóng và thƣờng xuyên nâng cao chất lƣợng thì khả năng phát huy điểm mạnh này trong 10 năm tới vẫn rất khó xác định. Trong nhiều báo cáo tổng kết hoạt động của mình, TLĐ LĐ đã nhận định rằng nhiều CBCĐ chuyên trách chƣa thực sự chuyên nghiệp, năng lực chuyên môn chƣa đáp ứng yêu cầu, thiếu cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn hoạt động công đoàn từ cơ sở; một bộ phận có biểu hiện quan liêu thiếu sâu sát, công chức hóa, hành chính hóa. Đội ngũ cán bộ không chuyên trách tuy đông nhƣng chƣa mạnh, nhất là cán bộ CĐCS ở doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nƣớc. Công tác cán bộ còn nhiều điểm yếu kém: quy hoạch cán bộ chƣa đƣợc quan tâm thực hiện đúng mức, quy hoạch chƣa gắn với đào tạo, luân chuyển và bố trí sử dụng cán bộ; CBCĐ chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu theo chức danh công tác; chƣa hình thành đội ngũ chuyên gia trong một số lĩnh vực trọng yếu để thực hiện nhiệm vụ công tác công đoàn, hỗ trợ, tƣ vấn cho CĐCS; chính sách CBCĐ còn nhiều điểm chƣa hợp lý, chƣa có chính sách thu hút ngƣời giỏi, ngƣời có kinh nghiệm thực tiễn về làm việc cho tổ chức công đoàn; chƣa có cơ chế bảo vệ CBCĐ để họ yên tâm và dám đƣơng đầu trong đấu tranh bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Điểm trung bình của tiêu chí này là 3.5 trên 5 phán ánh những khó khăn chung của thị trƣờng lao động và mức thu nhập hàng tháng

của CBCĐ chuyên trách chƣa hấp dẫn so với các khu vực và lĩnh vực công tác khác.

Uy tín là yếu tố quan trọng để thu đƣợc sự ủng hộ của các bên liên quan và ngƣời lao động tham gia hoạt động và đóng góp cùng phát triển bền vững TLĐ. Với mức điểm đánh giá 3,7/5 thì TLĐ LĐ có khả năng sử dụng điểm mạnh này để tận dụng các cơ hội tạo ra các đột phá trong quá trình phát triển trong giai đoạn 10 năm tới nếu có các chiến lƣợc truyền thông và quảng bá cụ thể.

Năng lực lãnh đạo và quản trị các mặt phát triển còn hạn chế là điểm yếu cần có thời gian khắc phục thông qua bộ máy có những nhà lãnh đạo và quản trị có đủ đạo đức, năng lực, uy tín và sáng tạo trong quá trình phát triển TLĐ LĐ. Trong phần kết quả tổng hợp các ý kiến chủ quan của các nhà quản trị TLĐ LĐ thì mức điểm chung là 3,4/5. Điều này có nghĩa là nếu có quyết tâm thay đổi tƣ duy và xây dựng đƣợc một chiến lƣợc phát triển bền vững thì TLĐ LĐ có thể vƣợt qua thách thức này để phát triển mạnh trong giai đoạn 10 năm tới.

Năng lực quản trị nguồn nhân lực hay công tác cán bộ và tổ chức đào tạo nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCĐ là một điểm yếu hay điểm hạn chế đã đƣợc nêu trong một số báo cáo tổng kết hoạt động của TLĐ và các CĐCS. Từ năm 2008 đến 30/6/2017 ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, Nghị quyết, chỉ thị và các quy định của Công đoàn đối với 18.450 tổ chức, 24.857 cán bộ, đoàn viên, đã tiến hành xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách 285 tổ chức, 432 cá nhân; bằng hình thức cảnh cáo 11 tổ chức, 130 cá nhân; bằng hình thức giải tán 15 tổ chức; cách chức 102 cá nhân, khai trừ 170 cá nhân. Với số điểm khảo sát cho kết quả trung bình là 3/5 thì đa số các nhà quản trị TLĐ LĐ đang suy nghĩ và băn khoăn về giải pháp vƣợt qua trong thời gian tới. Tuy nhiện năng lực này cần đƣợc đặt trong bối cảnh xây dựng và thực thi một chiến lƣợc phát triển bền vững với các điểm nhấn về mục tiêu và giải pháp cụ thể.

Bảng IFE tổng kết các dữ liệu từ khảo sát và phỏng vấn cho thấy với tổng điểm 3,43 trên 5 thì nếu có chiến lƣợc và giải pháp phù hợp TLĐ LĐ có hoàn toàn có khả năng tận dụng điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu hay vƣợt qua các thách thức để phát triển bền vững trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho tổng liên đoàn lao động việt nam giai đoạn 2020 2030 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)