2.1. Giới thiệu tóm tắt về TLĐ LĐ VN
2.1.3. Tổng LĐLĐ Việt Nam
Tổng LĐLĐ Việt Nam cơ quan trung ƣơng của tổ chức CĐVN, là cơ quan tham mƣu giúp việc trực tiếp cho Ban chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Tổng LĐLĐ Việt Nam có chức năng: Nghiên cứu tham mƣu giúp Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định các chủ trƣơng công tác phù hợp với đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, thực hiện tốt chức năng của tổ chức Công đoàn; giúp Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn hƣớng dẫn, kiểm tra, tổng kết phong trào công nhân và hoạt động công đoàn cả nƣớc.
Nhiệm vụ của Tổng LĐLĐ Việt Nam:
(1) Nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, đề xuất những vấn đề về xây dựng giai cấp công nhân, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh.
(2) Nghiên cứu đề xuất những vấn đề cần tham gia với Nhà nƣớc trong việc xây dựng, kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách có liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi, lợi ích của CNVCLĐ, tham gia xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ; đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ.
(3) Nghiên cứu đề xuất những vấn đề về phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn, đổi mới nội dung, phƣơng pháp hoạt động công đoàn; Triển khai công tác vận động nữ CNVCLĐ, đặc biệt là vấn đề giáo dục giới, gia đình, lao động nữ, cán bộ nữ.
(4) Theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động công đoàn các cấp, đề xuất các biện pháp giúp Đoàn Chủ tịch chỉ đạo, điều hành theo chƣơng trình, kế hoạch. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục đoàn viên và CNVCLĐ. Nghiên cứu, ứng dụng các chƣơng trình, đề tài về KHKT bảo hộ lao động phục vụ sản xuất và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho CNVCLĐ. (5) Nghiên cứu đề xuất việc tạo nguồn tài chính công đoàn và tổ chức quản lý tài chính, tài sản công đoàn; nghiên cứu, đề xuất và tổ chức các hoạt động kinh tế công đoàn, thực hiện quản lý các đơn vị kinh tế công đoàn; tổ chức quản lý công tác xây dựng cơ bản của tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật.
(6) Nghiên cứu tình hình phát triển của phong trào công nhân và công đoàn quốc tế; đề xuất duy trì và mở rộng quan hệ đối ngoại. Tổ chức thông tin và thực hiện các hoạt động đối ngoại của Tổng Liên đoàn.
(7) Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ CĐVN, các chỉ thị, nghị quyết của các cấp công đoàn.
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ nêu trên, tổ chức bộ máy Tổng LĐLĐ Việt Nam gồm cơ quan Tổng Liên đoàn và các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn. Cơ quan Tổng Liên đoàn hiện nay có 09 ban với 185 biên chế; Các
đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn có 12 đơn vị với 366 biên chế và 1695 lao động
Nhìn chung tổ chức bộ máy của Tổng LĐLĐ Việt Nam thời gian qua về cơ bản đã đáp ứng những yêu cầu theo chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức bộ máy các ban của cơ quan TLĐ tƣơng đối gọn nhẹ, biên chế từng bƣớc tinh giản.
Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của Tổng LĐLĐ Việt Nam hiện nay vẫn còn một số điểm bất cập nhƣ:Chức năng, nhiệm vụ các ban tham mƣu của Tổng Liên đoàn tổ chức chƣa thực sự khoa học, một số nhiệm vụ chồng chéo; vị trí việc làm chƣa rõ ràng, biên chế bố trí chƣa thực sự hợp lý;tổ chức cấp phòng trong ban còn có sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ; các đơn vị trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam chƣa đƣợc sắp xếp hợp lý; có đơn vị đƣợc thành lập trong những giai đoạn trƣớc đây là rất cần thiết đến nay không còn phù hợp nhƣng chậm đƣợc sắp xếp lại; có đơn vị nhiều biên chế, sử dụng chƣa hiệu quả.
2.1.4. Công đoàn cấp tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương
Công đoàn cấp tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ƣơng và tƣơng đƣơng bao gồm các LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, Công đoàn ngành trung ƣơng và Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng đƣợc tổ chức theo đơn vị hành chính cấp tỉnh, do Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam quyết định thành lập hoặc giải thể phù hợp với quy định của pháp luật. Đối tƣợng tập hợp của LĐLĐ tỉnh, thành phố là đoàn viên, NLĐ trên địa bàn tỉnh, thành phố. LĐLĐ tỉnh, thành phố chỉ đạo trực tiếp các LĐLĐ huyện, công đoàn ngành địa phƣơng, công đoàn tổng công ty (thuộc tỉnh, thành phố), công đoàn các khu công nghiệp và các CĐCS, nghiệp đoàn trực thuộc.
Công đoàn ngành trung ƣơng và tƣơng đƣơng do Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam quyết định thành lập hoặc giải thể phù hợp với đặc điểm của ngành nghề. Đối tƣợng tập hợp của công đoàn ngành trung ƣơng và tƣơng đƣơng là đoàn viên, NLĐ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc ngành. Công đoàn ngành trung ƣơng trực tiếp quản lý và chỉ đạo công đoàn cơ quan trung ƣơng, công đoàn tổng công ty và tƣơng đƣơng thuộc bộ, ngành, theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Cơ quan LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ƣơng và tƣơng đƣơng có chức năng là cơ quan tham mƣu của ban chấp hành, ban thƣờng vụ về các chủ trƣơng, nghị quyết, kế hoạch công tác của Công đoàn phù hợp với đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, Tổng Liên đoàn, nhiệm vụ của ngành, địa phƣơng và chức năng của tổ chức Công đoàn; giúp ban chấp hành, ban thƣờng vụ hƣớng dẫn, kiểm tra, tổng kết phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn trên địa bàn, lĩnh vực.
Cơ quan LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ƣơng và tƣơng đƣơng có nhiệm vụ: Nghiên cứu nắm vững chủ trƣơng, Nghị quyết của Tổng Liên đoàn, các chủ trƣơng, nghị quyết của cấp ủy địa phƣơng và cấp ủy cùng cấp, các chính sách, chế độ của Nhà nƣớc có liên quan đến nhiệm vụ của Công đoàn. Đề xuất với ban thƣờng vụ về chủ trƣơng và kế hoạch chỉ đạo thực hiện. Chuẩn bị các văn bản hƣớng dẫn thuộc chuyên đề theo yêu cầu của ban thƣờng vụ; giúp ban thƣờng vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp tình hình, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chủ trƣơng công tác đã đƣợc ban thƣờng vụ, ban chấp hành thông qua. Đề nghị khen thƣởng những đơn vị, cá nhân có thành tích; hƣớng dẫn nghiệp vụ công tác công đoàn và theo dõi, kiểm tra giám sát việc thực hiện Điều lệ CĐVN, các chỉ thị, nghị quyết của ban chấp hành.
Tùy theo số đoàn viên và số CĐCS, LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ƣơng và tƣơng đƣơng đƣợc chia thành các loại sau:
+ LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có 4 loại: Loại đặc biệt gồm LĐLĐ thành phố Hà Nội và LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh; Loại 1: có từ 100.000 đoàn viên trở lên hoặc từ 1.800 CĐCS trở lên; Loại 2: có từ 50.000 đoàn viên đến dƣới 100.000 đoàn viên hoặc từ 1.000 CĐCS đến dƣới 1.800 CĐCS; Loại 3: có dƣới 50.000 đoàn viên và dƣới 1.000 CĐCS.
+ Công đoàn ngành trung ƣơng gồm có 3 loại: Loại 1: có từ 100.000 đoàn viên hoặc từ 500 CĐCS trở lên; Loại 2: có từ 50.000 đoàn viên đến dƣới 100.000 đoàn viên hoặc từ 50 CĐCS đến dƣới 500 CĐCS; Loại 3: có dƣới 50.000 đoàn viên và dƣới 50 CĐCS.
+Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn gồm có 2 loại: Loại 1 (tƣơng đƣơng với công đoàn ngành loại 2): có từ 50.000 đoàn viên hoặc từ 50 CĐCS trở lên; Loại 2 (tƣơng đƣơng với công đoàn ngành loại 3): có dƣới 50.000 đoàn viên và dƣới 50 CĐCS.
Căn cứ phân loại nêu trên tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ chuyên trách công đoàn của LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW và tƣơng đƣơng nhƣ sau:
+ Đối với các LĐLĐ tỉnh, thành phố.
- Loại đặc biệt: Đƣợc thành lập không quá 07 ban. Biên chế từ 60 đến 68 cán bộ chuyên trách công đoàn, không kể hợp đồng lao động.
- Loại 1: Đƣợc thành lập từ 05 ban đến không quá 07 ban. Biên chế từ 45 đến 60 cán bộ chuyên trách công đoàn, không kể hợp đồng lao động.
- Loại 2: Đƣợc thành lập từ 04 ban đến không quá 06 ban. Biên chế từ 25 đế 45 cán bộ chuyên trách công đoàn, không kể hợp đồng lao động.
- Loại 3: Đƣợc thành lập từ 03 đến không quá 05 ban. Biên chế không quá 25 cán bộ chuyên trách công đoàn, không kể hợp đồng lao động.
+ Đối với công đoàn ngành trung ƣơng:
- Loại 1: Đƣợc thành lập từ 05 ban đến không quá 07 ban. Biên chế từ 35 đến 40 cán bộ chuyên trách công đoàn, không kể hợp đồng lao động.
- Loại 2: Đƣợc thành lập từ 04 ban đến không quá 06 ban. Biên chế từ 25 đến 35 cán bộ chuyên trách công đoàn, không kể hợp đồng lao động.
- Loại 3: Đƣợc thành lập từ 03 ban đến không quá 05 ban. Biên chế không quá 25 cán bộ chuyên trách công đoàn, không kể hợp đồng lao động.
+ Đối với công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn:
- Loại 1: Đƣợc thành lập từ 04 ban đến không quá 06 ban. Biên chế từ 25 đế 35 cán bộ chuyên trách Công đoàn, không kể hợp đồng lao động.
- Loại 2: Đƣợc thành lập từ 03 ban đến không quá 05 ban. Biên chế từ 15 đến 25 cán bộ chuyên trách Công đoàn, không kể hợp đồng lao động.
2.1.5. Nguồn nhân lực (biên chế)
Tính đến 31/12/2017, nguồn nhân lực chính hay biên chế CBCĐ của các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ƣơng nhƣ sau:
+ 63 LĐLĐ tỉnh, thành phố có 2.098 CBCĐ chuyên trách (trong đó: 1.640 CBCĐ trong biên chế; 449 CBCĐ theo diện hợp đồng lao động hƣởng lƣơng từ nguồn tài chính công đoàn; có 09 CBCĐ không hƣởng lƣơng từ nguồn tài chính công đoàn) bình quân 33.3 CBCĐ chuyên trách/cơ quan LĐLĐ tỉnh, thành phố;
+ 20 công đoàn ngành trung ƣơng và tƣơng đƣơng có 471CBCĐ chuyên trách, (trong đó:418CBCĐ trong biên chế; 52CBCĐ theo diện hợp đồng lao động hƣởng lƣơng từ nguồn tài chính công đoàn; có 01CBCĐ không hƣởng lƣơng từ nguồn tài chính công đoàn), bình quân 23,55 ngƣời/đơn vị;
Nhìn chung cơ cấu tổ chức,biên chế, CBCĐcấp tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ƣơng và tƣơng đƣơng đƣợc bố trí tƣơng đối hợp lý; mô hình tổ chức kết hợp giữa hệ thống LĐLĐ địa phƣơng và mô hình công đoàn tổ chức theo ngành nghề, lĩnh vực đã phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong việc đại diện cho đoàn viên và NLĐ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới khi đối tƣợng tập hợp của công đoàn chủ yếu trong khu vực nhà nƣớc. Các LĐLĐ địa phƣơng và công đoàn ngành tƣơng đƣơng đã
phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ. Bộ máy công đoàn các cấp trong những năm gần đây từng bƣớc đƣợc quan tâm sắp xếp tinh gọn, hiệu quả theo đúng chủ trƣơng, định hƣớng của Đảng. Riêng trong năm 2017 các LĐLĐ tỉnh, thành phố đã sắp xếp giảm 698 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm trên 616 công đoàn giáo dục huyện, 82 công đoàn ngành địa phƣơng có dƣới 2000 lao động. Đội ngũ CBCĐ cấp tỉnh, công đoàn ngành trung ƣơng và tƣơng đƣơng cũng đã từng bƣớc đƣợc đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Tuy nhiên, tổ chức, bộ máy và biên chế, CBCĐ cấp tỉnh, công đoàn ngành trung ƣơng và tƣơng đƣơng vẫn còn một số điểm hạn chế: Các công đoàn ngành trung ƣơng, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn mô hình chƣa thống nhất, vừa theo mô hình gắn với bộ chuyên ngành, vừa theo ngành nghề. Một số công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có quy mô, số lƣợng đoàn viên nhỏ không cần thiết trực thuộc Tổng Liên đoàn. Tại một số LĐLĐ tỉnh, thành phố, một số ban không đủ số chuyên viên theo quy định.
2.2. Phân tích các yêu tố môi trƣờng bên ngoài
Các yếu tố môi trƣờng bên ngoài có tác động đƣợc chọn lọn trên cơ sở các báo cáo hoạt động của TLĐ LĐ VN và đƣợc tham vấn các chuyên gia trong TLĐ LĐ VN trƣớc khi đƣa vào các câu hỏi để khảo sát và phỏng vấn mang tính đại diện cho các cấp công đoàn.
Trên cơ sở tìm hiểu dữ liệu cứng kết hợp với dữ liệu mềm thu đƣợc từ khảo sát và phỏng vấn, tác giả đã tổng hợp kết quả vào Bảng 2.2. hay còn gọi là ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE: External Factors Eveluation):
Bảng 2.1.: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các dữ liệu khảo sát và phỏng vấn
Các nhà quản trị của TLĐ LĐ khi đƣợc hỏi đã xác định trong 5 năm tới TLĐ LĐ có 5 cơ hội quan trọng nhất và cũng phải đối diện với 5 mối nguy hay thách thức lớn nhất có thể tác động đến sự phát triển bền vững của TLĐ LĐ.
Cơ hội lớn nhất mà TLĐ LĐ có đƣợc là sứ mệnh đƣợc thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng mà Đảng, Quốc Hội (Luật Công đoàn) và Nhà nƣớc giao phó, trong đó có các nhiệm vụ chính, bao gồm:
(1) Chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ngƣời lao động;
(2) Giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách đối với ngƣời lao động;
(3) Tuyên truyền, vận động ngƣời lao động học tập nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Khi đƣợc hỏi về khả năng của lãnh đạo và CBCĐ trong việc tận dụng cơ hội quan trọng này, thì tổng hợp các kết quả đánh giá thông qua điểm đánh giá trung bình là 4.1/5, tức là ở mức độ khá cao. Điểm số 4.1 này thể hiện khả năng và quyết tâm tận dụng cơ hội quan trọng nhất này của TLĐ LĐ để phát triển bền vững trong thời gian tới.
Cơ hội lớn thứ 2 của TLĐ LĐ là đƣợc Luật pháp quy định hành lang pháp lý để thu đủ kinh phí và tăng các nguồn thu hàng năm để đảm bảo cho các hoạt động. Trong quá trình phỏng vấn, kết quả tự đánh giá khả năng tận dụng cơ hội này ở mức 3.8 điểm có nghĩa là TLĐ LĐ có thể tận dụng đƣợc cơ hội này trong 10 năm tới, nhƣng cũng khó dự đoán đƣợc các khó khăn ngân sách và khó khăn của các DN, còn muốn tăng thu nhập bền vững để phát triển lâu dài thì TLĐ LĐ cần xây dựng và thực thi các chiến lƣợc một cách bài bản.
Cơ hội quan trọng thứ 3 của TLĐ LĐ là khả năng mở rộng và tận dụng lợi thế là một tổ chức chính trị - xã hội đặc biệt hợp tác với các tổ chức quốc tế có thiện chí và có tài trợ và ủng hộ cho công tác giúp đỡ, bảo vệ ngƣời lao động. Cơ hội này TLĐ LĐ không thể chủ động và dễ dàng tận dụng vì phụ thuộc vào các yếu tố ngoại giao và thủ tục hành chính cho nên điểm trung bình của các tập đánh giá là 3 điểm.
Cơ hội quan trọng thứ 4 của TLĐ LĐ là trong 10 năm tới đa số cán bộ, công công nhân cần các tổ chức công đoàn quan tâm, giúp đỡ và bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Điểm trung bình đánh giá 3.9 thể hiện khả năng tận dụng đƣợc cơ hội này là khá cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với các dữ liệu từ báo cáo thực tế hoạt động của TLĐ LĐ VN trong nhiều năm vừa qua. TLĐ LĐ Việt Nam ngày càng tích cực, chủ động thể hiện vai trò trong việc tham gia với nhà nƣớc xây dựng chính sách, pháp luật liên quan NLĐ; tham gia xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, tham gia kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với NLĐ. Hoạt động chăm lo lợi ích ngày càng đƣợc đẩy mạnh mang lại lợi ích thiết thực nhiều hơn tới