Chương 3 GIAO THỨC CAPWAP
3.2. Định dạng gói tin giao thức CAPWAP
3.2.6. Các thành phần thông điệp CAPWAP
Các thành phần thông điệp CAPWAP (CAPWAP Protocol Message Elements) là các trường dữ liệu nằm trong thông điệp điều khiển, cung cấp các tham số cho phép AC điều khiển WTP. Các thành phần thông điệp này được định nghĩa tương ứng với các kiểu thông điệp khác nhau.
CAPWAP cho phép phía gửi có thể gửi các thành phần thông điệp theo bất cứ thứ tự nào, trừ khi có những yêu cầu đặc biệt khác.
Các thành phần thông điệp được định dạng theo chuẩn TLV (Type – Length – Value), trong đó:
Type (16 bit): định nghĩa kiểu của thành phần thông điệp. Giá trị 0 hiện chưa được định nghĩa, và bị cấm trong giao thức CAPWAP hiện tại. Các giá trị có thể của trường này được định nghĩa như ở dưới:
o Thành phần thông điệp thuộc giao thức CAPWAP: 1 – 1023
o Thành phần thông điệp thuộc chuẩn IEEE 802.11: 1024 – 2047
o Chưa định nghĩa: 2048 – 3071
o Thành phần thông điệp EPCGlobal: 3072 – 4095
o Chưa định nghĩa: 4096 – 65535
Length và Value lần lượt là độ dài và giá trị của thành phần thông điệp. Các kiểu thành phần thông điệp của giao thức CAPWAP được cho trong bảng sau:
Kiểu thành phần thông điệp Giá trị
AC Descriptor 1
AC IPv4 List 2
AC IPv6 List 3
AC Name 4
AC Name with Priority 5
AC Timestamp 6
Add Station 8
Chưa định nghĩa 9
CAPWAP Control IPv4 Address 30
CAPWAP Control IPv6 Address 50
CAPWAP Timer 12
CAPWAP Transport Protocol 51
Data Transfer Data 13
Data Transfer Mode 14
Descryption Error Report 15
Descryption Error Report Period 16
Delete MAC ACL Entry 17
Delete Station 18
Chưa định nghĩa 19
Discovery Type 20
Duplicate IPv4 Address 21
Duplicate IPv6 Address 22
ECN Support 53 Idle Timeout 23 Image Data 24 Image Identifier 25 Image Information 26 Initiate Download 27 Location Data 28
MTU Discovery Padding 52
Radio Administrative 31
Radio Operational State 32
Result Code 33
Returned Message Element 34
Session ID 35
Statistics Timer 36
Vendor Specific Payload 37
WTP Board Data 38
WTP Descriptor 39
WTP Fallbak 40
WTP Frame Tunnel Mode 41
Chưa định nghĩa 42 Chưa định nghĩa 43 WTP MAC Type 44 WTP Name 45 Chưa định nghĩa 46 WTP Radio Statistics 47 WTP Reboot Statistics 48
Chương 4. BÀI TOÁN PHÂN CHIA TẦN SỐ TRONG MẠNG WIFI VỚI CAPWAP
Bài toán phân chia tần số (frequency planning) trong một mạng Wifi lớn là một bài toán quan trọng để có thể tối ưu hiệu năng của mang không dây.
Hiện nay, ở dải tần 2.4GHz, có 13 kênh tần số khác nhau, với chênh lệnh giữa các tần số là 5MHz, ngoại trừ khoảng cách 12MHz giữa kênh số 13 và số 14. Tuy nhiên, sóng Wifi sẽ bị nhiễu nếu các kênh truyền lân cận không có khoảng cách chênh lệnh về tần số từ 25MHz trở lên. Do đó, chúng ta phải phân chia và ấn định tần số cho từng kết nối Wifi khác nhau, sao cho các kết nối có thể thực hiện mà không bị nhiễu.
Hình 18. Các kênh truyền ở dải tần 2.4GHz
Như được chỉ ra trên Hình 18, dải tần 2.4GHz bao gồm 14 kênh truyền khác nhau, với dải chồng lấn là 22MHz.
Bài toán được đặt ra là: xem xét một mạng Wifi bao gồm k AP được cài đặt từ trước trong một diện tích địa lý cho trước, như tại Hình 19.
Hình 19. Topo thông thường của một mạng Wifi.
Một số lượng hữu hạn j các kênh truyền cho trước, có thể chồng lấn hoặc không, sẽ được phân phối cho mạng Wifi nói trên. Bài toán phân chia tần số là bài toán gán cho mỗi AP một kênh truyền tương ứng, nhằm mục đích giảm thiểu tối đa nhiễu xảy ra trong mạng
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về bài toán phân chia tần số trong mạng Wifi. CAPWAP là một giải pháp mới hơn để giải quyết bài toán này.
4.1. Giới thiệu
Đã có nhiều giải pháp được đề nghị cho bài toán phân chia tần số trong mạng Wifi. Tổng quan, các giải pháp này có thể được chia thành các nhóm:
Các giải pháp phân chia tần số yêu cầu xác định vị trí của AP. Các giải pháp phân chia tần số không quan tâm tới vị trí của AP.
Một giải pháp bất kỳ cho việc quản lý tập trung việc phân chia tần số cần thỏa mãn các tiêu chí sau:
Tận dụng được các ưu điểm của phương thức quản lý tập trung trong mạng Wifi.
Xử lý được các tình huống phát sinh khi topo của mạng thay đổi liên tục. Xử lý được tình huống xuất hiện các AP khác trong cùng khu vực địa lý nhưng lại không thuộc quyền kiểm soát của thuật toán.
Yêu cầu thứ ba chỉ phát sinh với mạng Wifi trên diện tích rộng, và cũng là mục tiêu mà CAPWAP hướng tới. Trên một diện tích cỡ km2
thì việc xuất hiện một vài, hoặc thậm chí rất nhiều các AP khác không thuộc quyền kiểm soát của CAPWAP là tình huống khá phổ biến, khi mà các thiết bị di động hiện nay như laptop hay smartphone hầu hết đều được trang bị khả năng trở thành hotspot tại chỗ.