Chương 3 GIAO THỨC CAPWAP
4.2. Phân chia tần số với vị trí AP được xác định
4.2.1. Hướng tiếp cận truyền thống
Trong hướng tiếp cận truyền thống, bài toán phân chia tần số thường được thực hiện như là một bước trong quá trình khởi tạo và cấu hình mạng Wifi. Điều đó có nghĩa là, sau khi vị trí địa lý của các AP được xác định thì việc phân chia tần số bắt đầu được tiến hành. Vị trí địa lý của các AP sẽ được xác định dựa trên các thông số như tính di động, mật độ người dùng, cơ sở hạ tầng xung quanh, mức độ bảo mật, … Sau đó, các thiết kế sẽ được áp dụng, để thử nghiệm và sau đó cải tiến.
Một khuyến cáo cho hướng tiếp cận này là nên bắt đầu và ưu tiên cho các khu vực có mật độ dữ liệu cao. Một số lượng các kênh truyền nhiều hơn có thể được ưu tiên áp dụng cho các khu vực có nhiều STA kết nối. Chúng ta có thể chấp nhận một số chồng lấn nhỏ trong các khu vực mà mật độ người sử dụng ít.
4.2.2. Sử dụng các kỹ thuật lập trình tuyến tính
Trong hướng tiếp cận sử dụng các kỹ thuật lập trình tuyến tính, bên cạnh việc phân chia tần số cho các AP nhằm tránh chồng lấn, thì việc phân phối tải cân bằng (load balancing) giữa các AP cũng được xem xét. Khi đó, hiệu năng của toàn mạng Wifi cũng được tăng lên.
Mô hình được sử dụng là thiết lập các điểm truy cập logic trong khu vực địa lý đang xem xét, mỗi điểm truy cập logic này sẽ có một dung lượng truy cập tương ứng. Vị trí địa lý của mỗi AP cũng được cho trước. Nếu tín hiện từ một AP tới một điểm truy cập lớn hơn một ngưỡng cho trước, một liên kết sẽ được nối giữa AP đó tới điểm truy cập logic tương ứng. Cũng tương tự như vậy, một liên kết khác sẽ được tạo ra giữa hai AP có nhiễu cùng kênh.
Có thể thấy, hướng tiếp cận này yêu cầu những thông tin hết sức chính xác, như thông tin về mỗi điểm truy cập logic, tương ứng là ước lượng dung lượng truy cập tại mỗi điểm, mật độ của các STA quanh mỗi AP, và cường độ tín hiệu thu được tại mỗi điểm trên topo mạng.
Một vấn đề lớn đặt ra đối với hướng tiếp cận này, là bất kỳ sự thay đổi nào trên topo mạng cũng sẽ bắt buộc hệ thống phải tính toán lại, và gây ra tắc nghẽn truy cập đối với các nút mạng.