Quản lý hoạt động Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sin hở trƣờng trung học cơ sở

1.4.4. Quản lý hoạt động Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho

Sau khi lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác GDĐĐ cho học sinh trƣờng THCS thông qua HĐGDNGLL thì ngƣời cán bộ không thể không xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá nghiêm túc và đúng với thực trạng của nó thì sẽ nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng.

Kiểm tra, đánh giá trong công tác GDĐĐ cho học sinh trƣờng THCS thông qua HĐGDNGLL là quá trình thu thập thông tin và trao đổi thông tin nhằm xem xét, đánh giá các công tác giáo dục đạo đức có theo đúng kế hoạch về tiến độ và kết quả thực hiện công tác GDĐĐ cho học sinh thông qua HĐGDNGLL ở các trƣờng THCS.

HĐGDNGLL, cán bộ quản lý cần thực hiện những nội dung sau:

+ Đối chiếu và đo lƣờng kết quả đạt đƣợc của mỗi công tác giáo dục đạo đức với chuẩn đã đề ra để đánh giá kết quả giáo dục đạo đức so với kế hoạch giáo dục đạo đức.

+ Phát hiện mức độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của các trƣờng THCS chịu sự quản lý trực tiếp của Sở GD và ĐT, từ đó cán bộ, GV trong trƣờng tiến hành điều chỉnh những sai lệch.

+ Khi kiểm tra công tác GDĐĐ cho học sinh thông qua HĐGDNGLL ở các trƣờng THCS, CBQL cần thực hiện các bƣớc sau đây:

Bước 1: Xây dựng chuẩn đánh giá thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trƣờng trung học cơ sở thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Bước 2: Đo đạc việc thực hiện các nhiệm vụ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trƣờng trung học cơ sở thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Bước 3: Điều chỉnh các sai lệch, những tồn tại, hạn chế để công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trƣờng trung học cơ sở thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra.

Nhƣ vậy, trong công tác quản lý thì khâu kiểm tra có thể nói là rất quan trọng và cần thiết, chính vì thế trong công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh trƣờng THCS thông qua HĐGDNGLL ngƣời CBQL phải thƣờng xuyên kiểm tra. Kiểm tra để điều chỉnh các sai lệch, làm cho các công tác giáo dục đạo đức đạt đƣợc mục tiêu đặt ra. Từ kết quả kiểm tra, cán bộ quản lý có thể khen chê, thƣởng phạt công bằng mới có tác dụng và làm cho tập thể đoàn kết, nhất trí.

1.4.5. Quản lý môi trường giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Xây dựng môi trƣờng sƣ phạm văn hóa, lành mạnh, thân thiện là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến công tác GDĐĐ HS.

Đối với tập thể CB-GV-NV: Nhà QL cần xây dựng tập thể sƣ phạm đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, ngƣời thầy cần phải có nhân cách mẫu mực (GVphải là tấm gƣơng) và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các các ảnh hƣởng giáo dục đối với học sinh. Kết quả công tác GDĐĐ học sinh trong trƣờng THCS phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của thầy cô giáo. Lời dạy của thầy cô dù hay đến đâu, phƣơng pháp sƣ phạm dù khéo léo đến đâu cũng không thay thế đƣợc những ảnh hƣởng trực tiếp của nhân cách ngƣời thầy với học sinh. Lúc sinh thời Bác Hồ đã có lời dạy chúng ta về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức. Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gƣơng mẫu, nhất là đối với trẻ con”. Thực hiện tốt cuộc vận động nhƣ: “Dân chủ - kỷ cƣơng - tình thƣơng và trách nhiệm”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gƣơng đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Hai không”, thực hiện quy chế dân chủ trong trƣờng học; phối hợp tốt với các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng, thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng trƣờng học thân thiện, HS tích cực”. Bên cạnh đó cần tạo cảnh quan sƣ phạm trong nhà trƣờng văn minh, sạch sẽ, an toàn để cho học sinh luôn cảm nhận đƣợc “Mỗi ngày đến trƣờng là một niềm vui”.

Đối với HS: Nhà QL cần QL, chỉ đạo việc xây dựng nền nếp, kỷ cƣơng cho các em trong học tập, lao động, cũng nhƣ trong sinh hoạt tập thể, xây dựng mối quan hệ với bạn bè thân ái, đoàn kết, biết thƣơng yêu, chia sẽ, khiêm tốn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. GD HS biết lễ phép trong giao tiếp với thầy cô, gia đình, ngƣời thân, ngƣời lớn tuổi, hòa nhã khi giáo tiếp với bạn bè tuân theo đúng nội quy, quy định của nhà trƣờng, của ngành giáo dục về những hành vi không đƣợc làm đối với HS.

Để học sinh phát triển toàn diện, không phải chỉ có nhà trƣờng, gia đình mà cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trƣờng giáo dục: nhà trƣờng; Chính quyền địa phƣơng; các đoàn thể; Hội CMHS; Hội khuyến học, khuyến

tài,… Để làm tốt công tác phối hợp với các lực lƣợng ngoài nhà trƣờng đạt kết quả tốt các nhà QLGD cần có kế hoạch, phân công, biện pháp cụ thể của từng bộ phận.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trƣờng trung học cơ sở thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. ở trƣờng trung học cơ sở thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS: Đây là lứa tuổi ngang bƣớng, bất trị, tập làm ngƣời lớn.

Nhận thức CB-GV về tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ cho học sinh thông qua HĐGDNGLL.

Về giáo dục nhà trường:

- Nhà trƣờng có vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Nhà trƣờng không chỉ thực hiện nhiệm vụ cung cấp kiên thức mà còn tổ chức các hoạt động công tác GDĐĐ cho học sinh thông qua HĐGDNGLL, dạy chữ và dạy làm ngƣời. Đối với học sinh mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gƣơng đạo đức cho học sinh học tập, noi theo đặc biệt là học sinh THCS. Trong nhà trƣờng, học sinh nhanh chóng chiếm lĩnh tri thức và phát triển nhanh về mặt nhân cách, điều này thể hiện rõ ràng ngay từ khi trẻ em bắt đầu đi học mẫu giáo, chỉ một thời gian ngắn trẻ đã bắt đầu có ý thức và nền nếp của lối sống tập thể chứ không tự do theo ý thích nhƣ ở nhà.

- Thầy giáo cô giáo trong nhà trƣờng ngoài nhiệm vụ dạy kiến thức văn hoá còn tham gia giáo dục đạo đức học sinh, muốn làm tốt công tác này thì mỗi thầy cô giáo phải là tấm gƣơng đạo đức cho học sinh học tập, noi theo, đặc biệt là học sinh THCS.

- Tuy nhiên hiện nay vẫn còn một số cán bộ quản lý, giáo viên thiếu gƣơng mẫu trong đạo đức lối sống, vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, vi phạm đạo đức nhà giáo. Một số thầy cô trong quá trình giáo dục còn nặng nề định kiến, thiếu thiện cảm đối với học sinh chƣa ngoan. Kinh nghiệm, nghệ

thuật và phƣơng pháp giáo dục học sinh của một số giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm còn hạn chế, sử dụng các biện pháp kỷ luật thái quá, mang tính răn đe, hù dọa nhiều hơn tính giáo dục, sự thiếu gƣơng mẫu trong giáo dục, việc đánh giá kết quả, khen thƣởng, kỷ luật thiếu khách quan và chƣa công bằng, sự phối hợp không đồng bộ giữa các lực lƣợng giáo dục...đều là những nguyên nhân có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình giáo dục cho học sinh.

Yếu tố tự giáo dục của học sinh: Trong quá trình hình thành thói quen rèn luyện phẩm chất, hành vi, học sinh phải tự tu dƣỡng giáo dục bản thân. Do vậy, để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục cần phải chú trọng phát triển đặc điểm tự ý thức, tự giáo dục ở lứa tuổi học sinh THCS.

Sự phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động giáo dục đạo đức học sinh.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

Đặc điểm xã hội Việt Nam và địa phƣơng thời kỳ mở cửa, hội nhập: Trong quá trình mở cửa hội nhập, chúng ta tiếp thu nhiều giá trị văn hóa tích cực của các quốc gia trên thế giới, đồng thời cũng chịu những ảnh hƣởng tiêu cực.

Sự phát triển của khoa học - công nghệ, bùng nổ các trang mạng xã hội giúp các em có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội nên có những hiểu biết rất phong phú về mọi mặt của đời sống xã hội. Bên cạnh những hiểu biết có lợi thì có vô vàn thông tin tác động xấu đên nhân cách của các em.

Mặt khác những biểu hiện tiêu cực trong xã hội, trong cộng đồng dân cƣ mà các em tiếp xúc là những tác động tiêu cực làm méo mó những điều tốt đẹp mà các em đƣợc cha mẹ và nhà trƣờng giáo dục, tạo nên những khó khăn không nhỏ cho quá trình giáo dục học sinh. Cơ sở vật chất, phƣơng tiện, địa điểm phục vụ các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh phù hợp với lứa tuổi thiếu niên còn nhiều hạn chế, có lúc, có nơi còn thiêu hụt trầm trọng cũng là một nguyên nhân ảnh hƣởng không nhỏ đên giáo dục cho các em. Do vậy, các

cấp chính quyền, đoàn thể, các lực lƣợng giáo dục trong xã hội cần nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, những nhu cầu chính đáng của các em để tạo điều kiện thuận lợi về môi trƣờng, cơ sở vật chất để giáo dục các em theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội đạt hiệu quả cao nhất.

Về giáo dục gia đình:

- Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. Giáo dục gia đình có ảnh hƣởng sâu sắc, trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Trách nhiệm của cha mẹ không chỉ là sinh con, nuôi con mà còn phải giáo dục con trƣởng thành, có nhân cách, trí tuệ, có ích cho xã hội. Hơn thế nữa việc chăm sóc, nuôi dạy con cái nên ngƣời còn là một nhu cầu, một niềm hạnh phúc của các bậc cha mẹ. Trong gia đình tình thƣơng yêu sâu sắc của cha mẹ có một sức mạnh cảm hóa lớn mà nhà trƣờng, xã hội không làm đƣợc. Nhân cách không thể hình thành và phát triển một cách đầy đủ và bền vững nếu không có một môi trƣờng giáo dục gia đình lành mạnh, thuận lợi. Chính vì lẽ đó giáo dục gia đình chiếm một vị trí quan trọng mà các hình thức giáo dục khác không thể thay thế đƣợc.

- Giáo dục trong gia đình là sự giáo dục nhiều chiều, đa dạng và liên tục từng ngày, từng giờ. Nề nếp sinh hoạt của gia đình, những giá trị đạo đức của xã hội mà ông, bà, cha, mẹ, anh chị em chọn lựa là những tác động trực tiếp, thƣờng xuyên, lâu dài và mạnh mẽ đến học sinh, đƣợc học sinh tiếp nhận, thực hiện đầy đủ nhất. Ở đó vừa có ảnh hƣởng của cá nhân cha mẹ đến con cái (ông, bà đến cháu) vừa có ảnh hƣởng của cả tập thể gia đình lên từng cá nhân thông qua lối sống, nếp sống ở mỗi gia đình; việc giáo dục trong gia đình không chỉ ở lời nói mà còn bằng cử chỉ, hành động, thái độ, tình cảm, làm gƣơng của ông bà, cha mẹ đối với con cháu.

- Tóm lại, giáo dục gia đình có ý nghĩa to lớn đối với việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Vì thế, cần có sự quan tâm đúng mức đến vai trò của gia đình trong việc GDĐĐ học sinh không ỷ lại vào nhà trƣờng và xã hội.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đƣợc thể hiện ở thái độ đánh giá quan hệ giữa lợi ích của bản thân, của ngƣời khác và của toàn xã hội. ĐĐ là vấn đề riêng và độc đáo, liên quan đến giá trị làm ngƣời và đời sống tinh thần của con ngƣời. Đối với việc hình thành nhân cách của một con ngƣời thì sự hình thành các phẩm chất ĐĐ phù hợp với chuẩn mực và yêu cầu xã hội là vấn đề cốt lõi và cơ bản nhất. ĐĐ, nhất là ĐĐ cách mạng, ĐĐ XHCN chỉ đƣợc hình thành thông qua các hoạt động GDĐĐ.

Để GDĐĐ cho HS THCS đạt hiệu quả cao, nhà quản lý giáo dục trƣớc hết phải nhận thức sâu sắc rằng trong các mặt giáo dục thì GDĐĐ giữ vị trí hết sức quan trọng. Từ đó Hiệu trƣởng QL công tác này một cách toàn diện, khoa học. Cụ thể, hiệu trƣởng quản lý mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện GDĐĐ. Ngoài ra, hiệu trƣởng phải nắm đƣợc những yếu tố tác động đến công tác GDĐĐ cho HS, công tác GDĐĐ cho HS phải đƣợc hiệu trƣởng kế hoạch hóa, đƣa vào nề nếp, thực hiện một cách thƣờng xuyên, bằng nhiều con đƣờng, nhiều hình thức, biện pháp phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Các biện pháp GDĐĐ muốn khả thi phải dựa trên hai yếu tố là cơ sở lý luận và thực tiễn. Do đó, ngoài việc xác lập cơ sở lý luận, hiệu trƣởng tất yếu phải điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng đạo đức của HS, thực trạng GDĐĐ cho HS THCS và thực trạng quản lý công tác GDĐĐ cho HS.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO CÔNG TÁC DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

21.1. Mục đích nghiên cứu.

Khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tại các trƣờng THCS ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định về vai trò của quản lý công tác giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định để từ đó đánh giá, rút ra ƣu điểm và hạn chế làm cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

2.1.2. Nội dung nghiên cứu.

Nội dung của việc khảo sát là xem xét đánh giá thực trạng quản lý mục tiêu; nội dung; phƣơng pháp; hình thức; kiểm tra và đánh giá; mối quan hệ giữa nhà trƣờng, phụ huynh học sinh và các lực lƣợng giáo dục khác; các điều kiện và phƣơng tiện hỗ trợ cho tổ chức công tác GDĐĐ cho học sinh trƣờng THCS thông qua HĐGDNGLL; thăm dò ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên một số trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định về mức độ tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh trƣờng THCS thông qua HĐGDNGLL trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

2.1.3. Đối tượng nghiên cứu.

Chúng tôi tiến hành khảo sát các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tại 08 trƣờng THCS của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. THCS Lê Lợi, THCS

Bùi Thị Xuân, THCS Nhơn Phú, THCS Trần Quang Diệu, THCS Nhơn Bình, THCS Lƣơng Thế Vinh, THCS Nhơn Hội, THCS Lê Hồng Phong.

Mẫu khảo sát đƣợc lựa chọn theo phƣơng pháp lấy mẫu xác suất. Trên cơ sở tổng thể nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên theo kĩ thuật lấy mẫu xác suất để đƣợc mẫu khảo sát.

Trong một số nội dung điều tra, khi phân tích kết quả điều tra, chúng

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)