Đánh giá chung:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước vào hà tĩnh (Trang 85 - 90)

1.2.1 .Vốn đầu tư

3.3. Đánh giá chung:

3.3.1. Thành tựu

Nhiều dự án lớn đƣợc triển khai trong những năm qua

- Cảng Vũng Áng đã đi vào hoạt động với chiều dài 185m và độ sâu 11m cho phếp tàu trọng tải 200 000 đến 300 000 tấn chở hàng tổng hợp

- Khu công nghiệp sắt thép Hƣng Nghiệp đã đi vào hoạt động từ 2008 - Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo ,đặc biệt là nhà Hooc Môn - Mỏ sắt Thạch Khê (hà tĩnh ), quặng ở huyện Hƣơng Khê…cũng đƣợc tái đầu tƣ bởi các doanh nghiệp trong nƣớc

- Thu hút nhân tài cống hiến cho tĩnh

- Nguồn lao động ở lại phục vụ tai địa bàn tĩnh ngày một tăng cao - Công tác chỉ đạo điều hành của các sở ban nghành tĩnh đã tích cực ,chủ động hơn (cải cách hành chính,quan tam các doanh nghiệp về pháp lý cũng nhƣ tài chính…)

3.3.2. Những tồn tại và hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, trong công tác thu hút đầu tƣ còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục, cụ thể:

- Thủ tục hành chính về đầu tƣ còn rƣờm rà.

- Cơ sở hạ tầng chƣa đồng bộ, nhất là hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp. Chất lƣợng một số công trình hạ tầng trên địa bàn chƣa cao.

- Nguồn nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp trong tỉnh còn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu hoặc nhập từ các vùng kinh tế lớn trong cả

nƣớc, thị trƣờng trong tỉnh và các tỉnh lân cận chƣa đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp.

- Một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, do đó ảnh hƣởng đến khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh; một số dự án không đảm bảo tiến độ cam kết.

- Việc tìm đầu ra các sản phẩm của các doanh nghiệp, nhất là các sản phẩm nông nghiệp vẫn còn gặp khó khăn.

- Ngoài một số dự án quy mô lớn, phần nhiều các dự án do các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nhỏ, sử dụng lao động ít; thiếu sự liên doanh, liên kết giữa các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp nên sức cạnh tranh còn thấp; đặc biệt là ngoài các khu kinh tế, các dự án có vốn đầu tƣ dƣới 01 triệu USD chiếm tỷ trọng lớn. - Nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao chiếm tỷ lệ thấp, chƣa đáp ứng yêu cầu về lao động cho các nhà đầu tƣ.

- Công tác giải phóng mặt bằng đƣợc chính quyền quan tâm và đạt đƣợc nhiều kết quả; tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc phần nào ảnh hƣởng đến việc thu hút đầu tƣ và quá trình đầu tƣ của các doanh nghiệp.

- Kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến đầu tƣ còn hạn hẹp.

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

Nguyên nhân khách quan :

- Luật Đầu tƣ, Luật Doanh nghiệp đã đƣợc ban hành và có hiệu lực từ 1/7/2015 nhƣng Nghị định hƣớng dẫn thi hành chậm đƣợc ban hành làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng đầu tƣ và công tác quản lý.

- Các dự án công nghiệp hỗ trợ chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế lớn trong nƣớc nhƣ Hà Nội, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng ... - Chính sách đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, chủ yếu phát triển theo chiều rộng mà chƣa chú trọng đến chiều sâu, chƣơng trình đào tạo, cơ sở

- Cơ chế chính sách tài chính, tín dụng còn nhiều bất cập, chƣa thông thoáng, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp tƣ nhân khó tiếp cận với nguồn vốn ODA.

- Kinh tế cả nƣớc còn nhiều khó khăn thách thức; tốc độ tăng trƣởng chững lại; cơ cấu lại nền kinh tế mới đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu trong khi những hạn chế, yếu kém tích tụ từ nhiều năm trƣớc tiếp tục bộc lộ rõ hơn, nhất là về năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.

- Đối với tỉnh ta, mặc dù đã cố gắng khắc phục khó khăn nhƣng sự cố môi trƣờng đã và đang tác động tới nhiều mặt kinh tế - xã hội, nông nghiệp mất mùa, chăn nuôi thua lỗ ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống nhân dân...ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng đầu tƣ, hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng dịch vụ. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các yếu tố tăng trƣởng của nền kinh tế còn yếu, tổng cầu phục hồi chậm, tiến độ thu ngân sách và tăng trƣởng tín dụng chƣa đạt mục tiêu đề ra.

- Thực tế những năm qua, tăng trƣởng kinh tế của tỉnh ta đang theo chiều rộng, tăng trƣởng nóng dựa vào vốn đầu tƣ; trong đó, đóng góp chủ yếu từ hoạt động đầu tƣ xây dựng dự án Formosa và nguồn vốn đầu tƣ công. Từ năm 2016 dự án Formosa cơ bản hoàn thành, kết thúc giai đoạn đầu tƣ đi vào sản xuất nên vốn đầu tƣ giảm mạnh, đầu tƣ từ khu vực nhà nƣớc có xu hƣớng chững lại khi thực hiện cơ cấu lại đầu tƣ công, triển khai Kế hoạch đầu tƣ trung hạn 2016 - 2020; những yếu tố này tác động mạnh đến tăng trƣởng kinh tế chung của tỉnh; đây là nguyên nhân chính dẫn đến tăng trƣởng kinh tế tỉnh ta những năm qua chƣa ổn

Nguyên nhân chủ quan :

- Công tác cải cách hành chính mặc dù đƣợc lãnh đạo tỉnh và các cấp chính quyền chỉ đạo quyết liệt song hiệu quả vẫn chƣa nhƣ mong muốn. Chủ

trƣơng cắt giảm 1/3 thủ tục và 1/2 thời gian giải quyết các thủ tục hành chính theo tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh thực hiện chƣa triệt để.

- Việc bố trí nguồn vốn ngân sách đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng gặp khó khăn, trong khi nguồn vốn Trung ƣơng tƣơng đối eo hẹp. Việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực hạ tầng còn hạn chế.

- Chƣa có chính sách tập trung thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ. Các dự án lớn trên địa bàn đang trong giai đoạn triển khai, chƣa đi vào hoạt động nên chƣa tạo sức hút lớn đối với các dự án phụ trợ.

- Chính sách đào tạo nhân lực phục vụ các dự án trên địa bàn chƣa đƣợc triển khai có hiệu quả. Năng lực đào tạo của các trƣờng, cơ sở đào tạo trong tỉnh còn hạn chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học còn thiếu và yếu. Mối liên kết giữa nhà nƣớc, nhà trƣờng và doanh nghiệp chƣa thực sự chặt chẽ.

- Các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn chủ yếu có quy mô nhỏ, thủ tục cho vay vốn còn rƣờm rà, đòi hỏi phải có tài sản thế chấp khiến các doanh nghiệp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn.

- Ngoài một số dự án quy mô lớn, phần nhiều các dự án do các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nhỏ, sử dụng lao động ít; chƣa có chiến lƣợc sản xuất kinh doanh dài hạn; sự liên doanh, liên kết các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp chƣa cao nên sức cạnh tranh còn thấp; đặc biệt là ngoài các khu kinh tế, các dự án có vốn đầu tƣ dƣới 01 triệu USD chiếm tỷ trọng lớn.

- Một số ngành, đơn vị, chính quyền địa phƣơng thiếu quyết liệt trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm của ngƣời đứng đầu chƣa cao, nhiều vụ việc tồn đọng thuộc thẩm quyền chƣa đƣợc xử lý dứt điểm, đùn đẩy trách nhiệm; bố trí một số cán bộ chƣa đảm bảo năng lực phẩm chất, xử lý cán bộ công chức vi phạm thiếu kiên quyết. Chỉ đạo thực hiện

huyết; chƣa nghiêm túc trong chấp hành, triển khai các kết luận của Ban Chỉ đạo tỉnh.

- Công tác chỉ đạo, điều hành trên một số lĩnh vực của các sở, ngành, địa phƣơng chƣa sâu sát. Công tác tham mƣu quản lý nhà nƣớc một số mặt, lĩnh vực còn biểu hiện bị động, buông lỏng, kém hiệu quả.

- Chính quyền và lực lƣợng chức năng một số địa phƣơng, địa bàn còn sơ hở, chủ quan trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, an ninh nông thôn, không nắm chắc tình hình, khi xảy ra vụ việc còn bị động, lúng túng, giải quyết chậm.

- Tƣ duy kinh tế chậm đổi mới ,thực tế các vấn đề xử lý ở bộ ban nghành và các địa phƣơng vẫn còn đƣợc phân biệt rất lớn giữa doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp nƣớc ngoài, có những biểu hiện tác động làm nãn lòng doanh nghiệp.

- Hệ thống pháp lý ,chính sách về đầu tƣ đã đƣợc sữa đổi ,bổ sung nhƣng vẫn chƣa đồng bộ ,thiếu nhất quán.

- Môi trƣờng đầu tƣ của doanh nghiệp trong nƣớc tuy đƣợc cãi thiện nhƣng tiến độ đạt còn chậm so với các tỉnh khác trong nƣớc.

-. Công tác quy hoạch còn có những vấn đề bất hợp lý ,chƣa kip thời điều chỉnh để phù hợp với các cam kết quốc tế.

- Do xuất phát điểm của Tỉnh quá thấp so với cả nƣớc ,kết cấu hạ tầng kinh tế yếu kém nên chính sách khuyến khích thu hút các doanh nghiệp còn nhiều yếu kém và hạn chế.

- Sự phối hợp trong quản lý các doanh nhiệp với sở ban nghành chƣa chặt chẽ ,vẫn còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp mới đầu tƣ .

CHƢƠNG 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NƢỚC VÀO HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước vào hà tĩnh (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)