Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh doanh nghiệp vận tải biển container việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế 001 (Trang 81 - 84)

2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh doanh nghiệpvận tải biển container Việt Nam

2.3.1. Kết quả đạt được

Xuất hiện tại Việt Nam từ khi nền kinh tế hàng hóa ra đời, nhất là khi trao đổi thƣơng mại giữa Việt Nam và các nƣớc trên thế giới phát triển. Dịch vụ vận tải biển container đã có những đóng góp rất lớn cho công cuộc phát triển kinh tế đất nƣớc. Doanh nghiệp vận tải biển container đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc sản xuất và lƣu thông hàng hóa, tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Bên cạnh đó thƣơng mại nội địa cũng đƣợc sự hỗ trợ rất lớn của vận tải biển

container Việt Nam.

Các doanh nghiệp vận tải biển container có sự phát triển và hoàn thiện nhanh chóng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội[18]. Vận tải biển contaiener trở thành ngành dịch vụ đóng góp ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nƣớc. Theo cục Hàng hải Việt Nam: “Sản lƣợng hàng hóa thông qua toàn hệ thống cảng biển Việt Nam đạt 326 triệu tấn, tăng 10,7% so với năm 2012, hàng container đạt 8,5 triệu TEU tăng 6,4% so với năm trƣớc đó; sản lƣợng vận tải biển đạt 98,3 triệu tấn”. Đây đƣợc đánh giá là một nỗ lực không nhỏ của ngành Hàng hải nói chung và các doanh nghiệp vận tải biển container nói riêng trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay.

Bước đầu hình thành khuôn khổ pháp lý cần thiết để điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp vận tải biển container.

Việt Nam đã có những nỗ lực quan trọng trong việc xây dựng hành lang pháp lý để tạo lập môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp vận tải biển container nói riêng. Luật thƣơng mại 2005 [20] đƣợc đánh giá là bƣớc đột phá cho ngành dịch vụ logistics, trong đó có lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải biển, mở ra cánh cửa cho các doanh nghiệp bƣớc vào lĩnh vực kinh tế quan trọng đồng thờ cũng tiếp cận đƣợc với hoạt động vận tải trên thế giới. Việc thành lập doanh nghiệp vận tải biển container theo điều số 6 chƣơng 2 nghị định 140/2007 NĐ/CP: Trƣờng hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hải thì chỉ đƣợc thành lập công ty liên doanh vận hành đội tàu từ năm 2009, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không quá 49%; đƣợc thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào năm 2012. Trƣờng hợp kinh doanh dịch vụ vận tải thủy nội địa thì chỉ đƣợc thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không quá 49%;

Nghị Định 115/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển.Năm 2009 có NĐ 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phƣơng thức. Cũng trong năm 2009 và các năm tiếp theo, Chính phủ ban hành hàng loạt các quyết định về qui

hoạch giao thông vận tải, cảng biển, đƣờng sắt, đƣờng thủy, hàng không… đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Đây chính là sự hỗ trợ của chính phủ tạo điệu kiện cho các doah nghiệp nội địa trƣớc sự hội nhập và sự lấn sân của các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Các doanh nghiệp vận tải biển container cũng đƣợc luật pháp Việt Nam bảo vệ về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm theo tập quán và luật pháp quốc tế.

Cơ sở hạ tầng đã có những bước phát triển nhất định, từng bước đáp ứng được nhu cầu phát triển các hoạt động vận tải biển container.

Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng đƣợc hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông phần nào đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp vận tải biển container. Chính phủ chỉ đạo các ban, ngành, nhiều địa phƣơng chú trọng nghiên cứu, xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển các lĩnh vực giao thông đƣờng biển. Chính phủ chỉ đạo các ban ngành và nhiều địa phƣơng chú trọng việc nghiên cứu xây dựng, thực hiện cá quy hoạch phát triển các lĩnh vực giao thông đƣờng biển nhất là vận tải biển container. Nhờ đó, cùng với sự phát triển kinh tế và tăng trƣởng xuất khẩu, ngành vận tải biển Việt Nam đang có những bƣớc phát triển vƣợt bậc.Hiện nay, 90% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đƣợc vận chuyển bằng đƣờng biển.

Năng lực các công ty vận tải biển container Việt Nam ngày càng được củng cố và hoàn thiện hơn.

Bản thân các công ty trong nƣớc, tuy thị phần không lớn, trình độ dịch vụ chƣa cao, nhƣng biết tận dụng các ƣu thế trong nƣớc và một phần dựa vào hệ thống đại lý nƣớc ngoài đã phát triển gặt hái nhiều kinh nghiệm, đó là các công ty giao nhận dự án, công trình, các công ty gom hàng. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đƣợc các chủ đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ định làm tổng thầu vận chuyển và cung ứng các dịch vụ vận tải. Thực tế qua 6 năm gia nhập WTO, đặc biệt trong những thời kỳ khó khăn nhƣ năm 2012 vừa qua, các doanh nghiệp trong ngành logistics (trừ một số doanh nghiệp vận tải biển do đặc thù của ngành) đã năng động, linh hoạt ứng phó với tình hình và trụ vững; theo số liệu khảo sát trong hội viên của VLA số doanh nghiệp ngƣng hoạt động, giải thể với tỉ lệ 2-3% thấp hơn so với các ngành khác.

Với thế mạnh của các doanh nghiệp trong nƣớc là am hiểu về cơ sở hạ tầng và luật pháp Việt Nam nhƣ Viettranstimex, Vinatrans, Sotrans, Vietfracht, Gemadept, Tranaco…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh doanh nghiệp vận tải biển container việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế 001 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)