1.2. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
1.2.2. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh
Thực tế cho thấy trong thập kỷ vừa qua, thế giới kinh doanh sống động và sự xáo trộn không ngừng làm cho các nhà kinh tế phải ngạc nhiên, mọi dự đoán đều không vƣợt quá 5 năm. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, các quốc gia tăng nhanh. Hầu hết các thị trƣờng đƣợc quốc tế hóa. Chỉ có những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mới tồn tại lâu dài trên thị trƣờng. Vì vậy trong môi trƣờng cạnh tranh doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh doanh nghiệp của mình, chỉ có nhƣ vậy mới có chỗ đứng trên thị trƣờng. Và doanh nghiệp vận tải biển container cũng không thể nằm ngoài xu thế đó.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, để tồn tại và đứng vững trên thị trƣờng các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vận tải biển container nói riêng cần phải cạnh tranh gay gắt với không chỉ với các doanh nghiệp trong nƣớc mà còn phải cạnh tranh với các công ty tập đoàn xuyên quốc gia. Quá trình cạnh tranh sẽ đào thải các doanh nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh để đứng vững trên thị trƣờng. Mặt khác cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công
nghệ đang phát triển nhanh nhiều công trình khoa học công nghệ tiên tiến ra đời tạo ra các sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của con ngƣời. Khách hàng luôn đòi hỏi ngày càng cao về sản phẩm và dịch vụ. Do vậy các doanh nghiệp phải đi sâu nghiên cứu thị trƣờng, phát hiện ra những nhu cầu mới của khách hàng để qua đó có thể lựa chọn phƣơng án phù hợp với năng lực kinh doanh của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Các công ty cung ứng vận tải biển container cạnh tranh với nhau nhằm có thể mở rộng thị phần của mình trên thị trƣờng, có thể đạt đƣợc lợi thế về số lƣợng khách hàng, số lƣợng container vận chuyển, doanh thu, lợi nhuận… Để có thể có đƣợc lợi thế cạnh tranh của mình, các công ty sử dụng những công cụ cạnh tranh chủ yếu sau: Chất lƣợng dịch vụ, thời gian vận chuyển, tần suất số chuyến, giá cƣớc biển, số lƣợng tuyến khai thác… Thông qua những công cụ này, doanh nghiệp sẽ cố gắng mở rộng hình ảnh của công ty và nâng cao sức cạnh tranh của mình so với các đối thủ trong cùng ngành.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải biển container giúp cho kinh tế đất nƣớc chúng ta phát triển tốt, bền vững dựa trên những ƣu thế sẵn có để hòa nhập với xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện đại.
1.2.3. Chỉ tiêu đo lƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải biển container
Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vận tải biển nói riêng là vấn đề cần thiết giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận đƣợc vị thế của mình đang ở đâu trên thị trƣờng từ đó đƣa ra đƣợc những chiến lƣợc và chính sách hợp lý để có thể tồn tại và phát triển: Nhìn chung, để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải biển ta có thể dựa vào 5 yếu tố cơ bản sau:
Hình 1.3: Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải biển
Nguồn: Tự tổng hợp
1.2.3.1. Chất lượng dịch vụ khách hàng
Quy luật cạnh tranh vừa là đòn bẩy để các doanh nghiệp vận tải biển container tiến lên để phát triển, vừa hòa nhập với thị trƣờng khu vực và thế giới, nhƣng đồng thời cũng là sức ép lên các doanh nghiệp. Trong quản trị kinh doanh nếu không lấy mục tiêu chất lƣợng làm mục tiêu phấn đấu mà chỉ chạy theo lợi nhuận trƣớc mắt, điều tất yếu là doanh nghiệp sẽ bị đẩy ra ngoài vòng quay của thị trƣờng thế giới và đi đến thua lỗ, phá sản.
Chỉ tiêu chất lƣợng nói lên việc doanh nghiệp đáp ứng mong đợi của khách hàng ở mức độ nào và có đáp ứng tốt hơn đối thủ cạnh tranh đã làm hay không. Khách hàng luôn mong muốn có đƣợc sự thỏa mãn nhu cầu của mình ở mức cao nhất khi sử dụng dịch vụ cũng nhƣ khi tiêu dùng sản phẩm. Mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ vận tải container của doanh nghiệp càng cao thể hiện việc doanh nghiệp đã chủ động trong việc nắm bắt tâm lý, tìm hiểu nhu cầu và
ƣớc muốn của khách hàng từ đó đƣa ra các biện pháp để làm thỏa mãn những nhu cầu ƣớc muốn đó, do vậy sẽ có sức cạnh tranh cao hơn.
Nền kinh tế thị trƣờng có đặc trƣng cơ bản là tập trung vào cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh về chất lƣợng do cả xã hội và nền kinh tế đều đã phát triển, hàng hóa đƣợc tiêu thụ mạnh hay yếu phụ thuộc vào sự đánh giá của ngƣời tiêu dùng. Hiện nay, hệ thống quản lý an toàn hàng hải áp dụng từ ngày 01/07/2002 là khung quản lý bắt buộc đối với tất cả các chủ tàu của hàng hải Việt Nam để xây dựng hệ thống của mình cho phù hợp. Từ sau thời hạn trên, các công ty kinh doanh vận tải biển muốn có tàu kinh doanh vận tải biển quốc tế phải có Giấy chứng nhận tuân thủ (DOC) và các tàu của họ muốn đƣợc hoạt động kinh doanh phải có giấy chứng nhận quản lý an toàn. Bên cạnh đó, nếu các công ty doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển có giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lƣợng đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 và cung cấp hàng hóa dịch vụ hợp tiêu chuẩn quốc tế thì sẽ rất thuận lợi trong việc vƣợt đƣợc hàng rào kỹ thuật thƣơng mại quốc tế.
1.2.3.2. Thị phần
Thị phần là một tiêu chí cơ bản và đƣợc sử dụng phổ biến để đánh giá sức cạnh tranh của một dịch vụ hay của hàng hóa nói chung. Thị phần là tỷ lệ phần trăm thị trƣờng mà dịch vụ của doanh nghiệp có đƣợc. Trong dịch vụ vận tải container, việc mở rộng thị phần liên quan chặt chẽ đến năng lực vận tải của mỗi đội tàu, khả năng khai thác nguồn hàng và trình độ quản lý, điều phối các hoạt động của tàu cùng với các mối quan hệ làm ăn khác. Mỗi doanh nghiệp vận tải container đều có một đội ngũ nhân viên Sales, đây là đội ngũ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng có nhiệm vụ duy trì khách hàng hiện có và tìm kiếm khách hàng mới cho doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh khi thị phần của doanh nghiệp càng lớn và nó cũng phản ánh quy mô tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp.
1.2.3.3. Sản lượng vận chuyển
Kết quả phân tích sản lƣợng vận chuyển container là cơ sở để phân tích các chỉ tiêu khác. Hay nói cách khác, đây là chỉ tiêu đƣợc tính đến đầu tiên khi muốn xác định các chỉ tiêu khác đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh
nghiệp có sức cạnh tranh mạnh thì đƣơng nhiên phải có một sản lƣợng cao hơn đối thủ cạnh tranh và ngƣợc lại. Trong dịch vụ vận tải container, số liệu về sản lƣợng container đƣợc vận chuyển là chỉ tiêu đƣợc dùng rất phổ biến để đánh giá sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này.
1.2.3.4. Giá dịch vụ
Đối với dịch vụ vận tải container, mức chênh lệch về giá là một tiêu chí hay đƣợc sử dụng để đánh giá sức cạnh tranh. Mức giá mà một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải container đƣa ra trƣớc hết phải phải bù đắp đƣợc chi phí và phải đảm bảo đƣợc một mức lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên để đƣa ra mức giá cho dịch vụ của mình, doanh nghiệp không chỉ căn cứ vào chi phí mà còn phải căn cứ vào mức giá của đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng.
1.2.3.5. Uy tín, thương hiệu
Thƣơng hiệu là một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh. Yếu tố này luôn có ảnh hƣởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng, và có một nhóm khách hàng thì yếu tố này quyết định hoàn toàn hành vi mua của họ. Xây dựng thƣơng hiệu cho dịch vụ vận tải container là việc mà mỗi doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này đều phải dành cho nó một sự quan tâm nhất định. Một thƣơng hiệu nổi tiếng sẽ dễ đƣợc khách hàng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ hơn là một thƣơng hiệu mà ít ngƣời biết tới. Việc xây dựng thƣơng hiệu cho doanh nghiệp cần phải có một chiến lƣợc với những bƣớc đi cụ thể, ngoài việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đa dạng hóa dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng thì còn phải kết hợp với các biện pháp marketing để quảng bá cho thƣơng hiệu của mình.
1.3. Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp vận tải biển container quốc tế biển container quốc tế
1.3.1. Doanh nghiệp vận tải biển container của Singapore
Singapore là một quốc gia biển nằm trong vùng xích đạo, với tổng diện tích 647,5km2 gồm một đảochính và 63 đảo nhỏ, chiều dài bờ biển 150,5km2, do vậy, Singapore có điều kiện thuận lợi để phát triển hàng hải và trở thành một cảng có tầm quan trọng bậc nhất trong khu vực.
Tận dụng vị trí chiến lƣợc trên các tuyến hàng hải, Singapore đã nhanh chóng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa, đóng vai trò đầu mối chuyển tải cho các chuyến vận tải container. Cùng với Hồng Kong, Đài Loan, Singapore đã trở thành một trong những tâm điểm của hoạt động gom hàng quốc tế cho các quốc gia Nam Á, Đông Nam Á, Trung Quốc, hàng hóa từ quốc gia này sẽ vận chuyển đến Singapore để gom hàng và chuyển tải đi khắp nơi trên thế giới. Các công ty logistics lớn trên thế giới nhƣ APL logistics, Excel Logistics, Maersk Logistics đều đặt văn phòng quản lý tại Singapore.
Các công ty vận tải container tại Singapore đƣợc chính phủ khuyến khích liên doanh với các hãng nƣớc ngoài để thiết lập đƣợc hệ thống vận tải toàn cầu. Các trung tâm cung cấp dịch vụ phân phối hàng hóa và cung cấp cho khách hàng của mình những thông tin liên quan đến tiến độ sản xuất, lƣu trữ, phân phối đƣợc nhà nƣớc cho phép thành lập nhằm mục đích tăng nhanh lƣợng hàng chuyển tải qua cảng biển quốc tế Singapore, tạo sự tối ƣu hóa trong vận chuyển đƣờng biển container để thu hút lƣợng hàng chuyển tải trong khu vực đồng thời để duy trì vị thế cạnh tranh so với trung tâm chuyển tải quốc tế ở Hồng Kong.
Bên cạnh sự hỗ trợ từ phía chính phủ, các doanh nghiệp vận tải biển Singapore cũng nhận đƣợc sự hỗ trợ tƣơng đối lớn từ phía hiệp hội logistics. Các chi phí liên quan đến giao nhận, chuyển tải đều do hiệp hội thống nhất quy định chung và các thành viên trong hiệp hội đều đƣợc khuyến khích áp dụng để tránh cạnh tranh về giá. Điều này tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp vận tải biển Singapore. Các doanh nghiệp vận tải biển container có sự đầu tƣ mạnh mẽ vào công nghệ thông tin. Sự tiến bộ vƣợt trội của công nghệ thông tin đã giúp các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải biển container có thể tổng hợp thông tin, xử lý và trao đổi thông tin trong quá trình vận chuyển hàng hóa và chứng từ một cách dễ dàng, thuận lợi. Nhờ sớm ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, quản lý thống nhất theo chủ trƣơng khu vực tự do thƣơng mại-xu hƣớng hội nhập kinh tế của thế giới, thủ tục tàu ra vào cảng của Singapore đƣợc tiến hành nhanh chóng, chỉ kéo dài trong 25 giây. Nhờ đó cảng Singapore trở thành một cảng
chuyển tải nhanh chóng và tiết kiệm. Năm 2012, cảng Singapore đƣợc bình chọn là cảng nhiên liệu hàng đầu thế giới với nguồn nhiên liệu bán ra đạt 42,7 triệu tấn
Singapore nổi tiếng thế giới về hệ thống cảng biển và có nhiều kinh nghiệm trong phát triển hệ thống cảng biển. Cảng của Singpapore là một trong những cảng container sầm uất nhất trên thế giới. APS Singapore Terminals liên kết với 600 cảng trên khắp thế giới ở 123 nƣớc thông qua 200 tuyến đƣờng thủy vận chuyển. Bản thân Singapore cũng có 4.000 công ty hàng hải. Hệ thống cảng Singapore chỉ gồm 4 cảng containAer Tanjong, Keppel, Brani, Pasir Panjang; và hai cảng đa năng Jurong và Sembawang. Các tiêu chuẩn kỹ thuật căn bản về cơ sở hạ tầng của cảng Singapore đƣợc tổng hợp tổng hợp trong bảng sau.
Bảng 1.2: Hệ thống cảng Singapore
Cảng
Dt (ha)
Mớn
nƣớc Cầu tàu Thiết bị
Diện tích bãi (m2) Điểm lƣu hàng lạnh Cảng container Tanjong 80 11-14.6 6 cầu lớn 2 cầu nhỏ 29 cẩu bờ 87 cẩu bãi 15,940 840 Keppel 96 9.6-4.6 4 cầu lớn 10 cầu nhỏ 36 cẩu bờ 114 cẩu bãi 20,230 936 Brani 79 11-15 5 cầu lớn 4 cầu nhỏ 29 cầu bờ 115 cẩu bãi 15,424 1344 Parsir Panjang 84 15 6 cầu lớn 24 cẩu bờ 59 cẩu bãi 14,200 648 Cảng đa năng Jurong 98 16 9 cầu lớn 47 cẩu bờ 80 cẩu bãi 175.000m2 - Sem- bawang 56 6,7-11-4 9 cầu lớn 9 cầu nhỏ 36 cẩu bờ 95 cẩu bãi 188.500 m2 -
Điểm mạnh của các hệ thống cảng biển này là phần diện tích cảng rộng, hệ thống kho bãi lớn tạo cơ sở phát triển hệ thống cảng quy mô lớn. Bốn cảng Singapore có diễn tích kho bãi khá đồng đều, khoảng 80-90 ha.
Singapore đƣợc coi là trung tâm cảng biển của khu vực vận hành 27 triệu TEU năm 2007 với tỷ lệ vận chuyển lên tới 80%. Thế mạnh của cảng biển Singapore chính là việc tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở hạ tầng với một cơ chế minh bạch, khẩn trƣơng, năng lực hiệu quả, hệ thống cảng dịch vụ thuận tiện gồm 400 tuyến đƣờng biển nối trực tiếp tới hơn 700 cảng biển trên thế giới.
Các doanh nghiệp vận tải biển container còn đƣợc thúc đẩy từ sự hỗ trợ của hải quan Singapore tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, giảm thời gian lƣu hàng tại cảng, giảm thời gian lƣu kho lƣu bãi, giảm thời gian làm thủ tục giấy tờ. Kết quả làm giảm chi phí cho các doanh nghiệp. Hải quan Singapore là một trong những cơ quan hiện đại nhất châu Á. Với quá trình cải cách hiện đại hóa, trong đó quy trình thủ tục hải quan đƣợc tự động hóa, hải quan Singapore đã đóng vai trò lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp vận tải biển container và đối với sự tăng trƣởng kinh tế và giao lƣu thƣơng mại.
Về việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, Đại học quốc gia Singapore (NUS) đã liên kết với viện công nghệ Georgia-một trong những trung tâm nghiên cứu hàng đầu về Logictics của Mỹ - Thành lập viện Logistics Châu Á – Thái Bình Dƣơng (TLIA) đẩy mạnh nghiên cứu và cung cấp nguồn nhân lực cao cấp cho ngành Logistics trong đó có nhân lực cho nhánh vận tải biển container.
Ngƣời ta đã tổng kết tại Singapore có khoảng 130 chủ tàu, trong đó có những chủ tàu lớn nhƣ Ocean Tanker, Neptune Orient Lines Ltd, Mariana Express Lines, PIL (Pacific Int. Line)...tất cả các chủ tàu Singapore quy tụ thành một hiệp hội gọi là hiệp hội chủ tàu Singapore. Đại lý vận tải có tới 600 công ty với đủ các dịch vụ đƣờng biển, đƣờng bộ tới đƣờng không. Cung ứng tàu biển có 84 công ty. Ví dụ đối với tập đoàn Neptune Orient Lines của Singapore đã phát triển dịch vụ vận tải biển conatiner từ năm 1948, chuyên cung cấp cho các khánh hàng vận tải biển container
thông qua các hoạt động vận tải đa phƣơng thức kết hợp với công nghệ thông tin mới nhất. Cung cấp hơn 80 dịch vụ và ghé tại 180 cảng trên thế giới/ tuần. Hoạt động kinh doanh của NOP bao gồm tất cả các khía cạnh của vận tải biển container trải dài 115 quốc gia và đƣợc phân phối bởi 11.000 nhân viên.
Singapore vừa đƣợc vinh danh là cảng biển tốt nhất châu Á tại lễ trao Giải thƣởng Cung cấp và vận chuyển khu vực châu Á (AFSCA) lần thứ 27 tổ chức tại