Xây dựng và thực hiện quy trình bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội 002 (Trang 63)

2.2.1 .Phương pháp phân tích – tổng hợp

3.2. Phân tích thực trạng quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành Phố Hà Nội

3.2.1 Xây dựng và thực hiện quy trình bảo hiểm thất nghiệp

3.2.1.1 Xây dựng và thực hiện quy trình bảo hiểm thất nghiệp tại cấp tỉnh (thành phố tương đương) và cấp huyện (quận tương đương)

BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức quy trình chung cho toàn ngành dựa trên khung khổ quy định của chính phủ về thực hiện BHXH. Trong đó, phân cấp quản lý cho từng bƣớc trong quy trình nhƣ sau:

* Tổ chức đăng ký lao động thất nghiệp, quản lý lao động thất nghiệp và tiếp nhận đăng ký nhu cầu lao động từ các doanh nghiệp

- NLĐ tham gia BHTN sẽ đăng ký thất nghiệp với cơ quan BHXH khi bị mất việc làm, khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Trong thời hạn 7 ngày (không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần) kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, ngƣời lao động phải đến cơ quan BHXH nơi nộp hồ sơ tham gia BHTN để đăng ký thất nghiệp. Hàng tháng, thông báo với cơ quan BHXH về tình trạng tìm việc làm trong thời gian đang hƣởng TCTN. Trong thời ha ̣n 30 ngày tính theo ngày làm việc , kể tƣ̀

ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc , ngƣời sƣ̉ du ̣ng lao đô ̣ng phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho tổ chức bảo hiểm xã hội ..

- Cơ quan BHXH hƣớng dẫn thủ tục đăng ký thất nghiệp đối NLĐ. Hoàn tất thủ tục đăng ký thất nghiệp: lập hồ sơ, cập nhật, lƣu trữ thông tin. ứng dụng công nghê thông tin vào quản lý lao động thất nghiệp nhằm tránh sai sót, trùng lắp cũng nhƣ theo dõi đƣợc toàn bộ quá trình của từng ngƣời lao động thất nghiệp.

- Cơ quan BHXH có nhiệm vụ quản lý lao động thất nghiệp và theo dõi quá trình của ngƣời lao động kể từ khi thất nghiệp, nhận trợ cấp thất nghiệp… cho đến khi tìm đƣợc việc làm mới.

- Cơ quan BHXH phối hợp thƣờng xuyên với các đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn mình quản lý, để tiếp nhận thông tin về nhu cầu về lao động của họ, làm cơ sở nguồn việc làm giới thiệu trực tiếp cho ngƣời lao động thất nghiệp đóng trên cùng địa bàn hoặc chuyển tiếp nhu cầu lao động tới các đơn vị BHXH khác cùng giới thiệu.

* Quy trình thu bảo hiểm thất nghiệp:

- Hàng tháng, NSDLĐ đóng BHTN theo mức quy định tại khoản 2 Điều 102 Luật BHXH và trích tiền lƣơng, tiền công của từng ngƣời lao động theo mức quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật BHXH để đóng cùng một lúc vào quỹ BHTN.

- Để quản lý từng đơn vị sử dụng lao động và từng ngƣời lao động trong đơn vị tham gia BHTN, tránh chồng chéo giữa BHXH tỉnh và BHXH huyện, việc phân cấp quản lý thu BHTN đƣơc thực hiện nhƣ phân cấp thu BHXH bắt buộc: Ngƣời sử dụng lao động tham gia BHXH, BHTN, BHYT đóng trụ sở chính ở địa bàn nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH, BHTN, BHYT tại địa bàn đó theo phân cấp của cơ quan BHXH. Trƣờng hợp đơn vị không đủ tƣ cách pháp nhân, không có tài khoản, con dấu riêng thì đóng theo đơn vị quản lý cấp trên.

- Nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lƣơng, tiền công tháng đóng BHTN của những NLĐ tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần vào quỹ BHTN. Hàng năm, BHXH tỉnh và huyện tổng hợp về tình hình lao động, tiền lƣơng, tiền công và kinh phí đƣợc ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ về BHTN chuyển về cơ quan tài chính cấp huyện, tỉnh để đƣợc cấp kinh phí.

* Quy trình về tổ chức giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho NLĐ thất nghiệp

- Phòng Thu thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện một mặt liên kết với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn quản lý để thu nhận thƣờng xuyên nhu cầu lao động của họ (về số lƣợng lao động, loại hình ngành nghề và trình độ ngành nghề yêu cầu, giới tính…) và mặt khác liên kết với các trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề nhằm có thể tƣ vấn, giới thiệu kịp thời việc làm hoặc nghề nghiệp cần đào tạo cho NLĐ thất nghiệp.

- NLĐ tham gia BHTN, khi bị thất nghiệp có thể chủ động tìm việc làm (nếu đủ khả năng) hoặc đến cơ quan BHXH yêu cầu giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho mình để sớm có việc làm mới. NLĐ cần hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết theo yêu cầu của cơ quan BHXH để nhận trợ cấp thất nghiệp hoặc phục vụ cho đào tạo nghề, giới thiệu việc làm. NLĐ phải có ý thức sẵn sàng làm việc hoặc tham gia khóa học nghề phù hợp khi đƣợc cơ quan BHXH giới thiệu.

- Cơ quan BHXH tổ chức tƣ vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ đang hƣởng TCTN. NLĐ cũng đƣợc tƣ vấn học nghề phù hợp với khả năng nguyện vọng của NLĐ đang thất nghiệp. Cơ quan BHXH sẽ bố trí cho NLĐ đang hƣởng TCTN hằng tháng đƣợc tham gia một khoá học nghề phù hợp tại các cơ sở dạy nghề, nơi mà cơ quan BHXH đã ký hợp đồng đào tạo nghề. Cơ quan BHXH trả kinh phí đào tạo nghề cho các cơ sở đào tạo nghề theo hợp đồng ký kết với mức kinh phi theo quy định của nhà nƣớc về đào tạo nghề và khả năng chi trả của quỹ BHTN.

3.2.1.2 Xây dựng và thực hiện quy trình Bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố Hà Nội:

BHXH Việt Nam là cơ quan thực hiện chức năng xây dựng quy trình BHTN, BHXH thành phố Hà Nội sẽ tiến hành phân cấp quản lý từng bƣớc trong quy trình theo khung khổ quy định này. Tùy theo tổ chức hành chính, điều kiện về cán bộ quản lý ( số lƣợng, chất lƣợng), nhu cầu của ngƣời tham gia BHTN mà BHXH thành phố có thể điều chỉnh một vài quy đinh nhƣ thời hạn đang ký, thời hạn giải quyết BHTN dành cho từng đơn vị quản lý để phù hợp với thực tiễn của thành phố. Cụ thể, để phù hợp hơn với nhu cầu tham gia BHTN ngày càng tăng, ngày

22/8/2014, UBND TP ban hành Quyết định 4386/QĐ-UBND công bố bộ dịch vụ công trong giải quyết chính sách BHTN thí điểm thực hiện cơ chế “một cửa”. BHXH Hà Nội là 1 trong 9 Tỉnh, Thành phố trƣc thuộc trung ƣơng tiến hành thực hiện quy trình BHTN một cửa. Nhằm mục đích rút gọn các thủ tục hành chính rƣờm rà, quản lý tập trung. Quy trình này thực chất là quy trình nhận và tiếp trả hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính

- Tất cả hồ sơ liên quan đến thủ tục hành chính về BHTN của các tổ chức, cá nhân đều phải nộp và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của BHXH quận - huyện hoặc bộ phận một cửa thuộc Phòng Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ của BHXH thành phố Hà Nội (gọi chung là Bộ phận một cửa) theo phân cấp quản lý. Các hồ sơ không tiếp nhận tại bộ phận một cửa không đƣợc xem xét giải quyết.

- BHXH thành phố Hà Nội, BHXH huyện thực hiện niêm yết công khai quy định về thủ tục hành chính, quy trình, thời gian giải quyết, phí, lệ phí (nếu có) tại nơi tiếp nhận hồ sơ để các tổ chức và cá nhân đƣợc biết.

- Bộ phận một cửa có trách nhiệm chính trong việc phối hợp giải quyết công việc giữa các phòng, các bộ phận nghiệp vụ thuộc BHXH thành phố, BHXH quận- huyện trong việc giải quyết thủ tục hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hồ sơ nộp tại bộ phận một cửa.

* Bộ phận một cửa BHXH huyện

- Tiếp nhận hồ sơ của các đơn vị, cá nhân đăng ký tham gia và hƣởng BHTN theo phân cấp quản lý để giải quyết tại BHXH huyện; Đăng ký tham gia và báo tăng giảm lao động, mức đóng BHTN xác nhận Bảo hiểm thất nghiệp Cho ngƣời lao động để giải quyết chế độ, di chuyển đi đơn vị khác hoặc bảo lƣu thời gian đóng BHTN; xác nhận để di chuyển địa bàn đóng BHTN; Xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của ngƣời lao động để hƣởng trợ cấp thất nghiệp;

- Tiếp nhận hồ sơ chuyển về phòng nghiệp vụ BHXH tỉnh giải quyết: Bộ phận một cửa BHXH huyện tiếp nhận hồ sơ của các đơn vị, cá nhân đăng ký tham gia BHTN theo phân cấp quản lý, các đối tƣợng hƣởng BHTN hàng tháng trên địa bàn huyện gửi về BHXH thành phố giải quyết, cụ thể:

- Hƣớng dẫn, giải thích cho tổ chức, cá nhân khi đến giao dịch về hồ sơ, thủ tục đăng ký tham gia và hƣởng các chế độ BHTN.

-Thực hiện thu lệ phí theo quy định về quản lý tài chính và chi trả chế độ BHTN

- Lƣu trữ sổ sách theo dõi, cuống phiếu biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả và các hồ sơ liên quan.

* Bộ phận một cửa, Phòng Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ BHXH tỉnh

- Tiếp nhận hồ sơ của các đơn vị, cá nhân tham gia do BHXH tỉnh quản lý, - Nhận kết quả giải quyết từ các phòng nghiệp vụ BHXH tỉnh để trả cho các tổ chức, cá nhân.

* Phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh và bộ phận nghiệp vụ BHXH huyện

- Các phòng nghiệp vụ BHXH tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận một cửa BHXH huyện hoặc bộ phận một cửa Phòng Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ; bộ phận chuyên môn của BHXH huyện tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận một cửa cùng cấp.

- Giải quyết các thủ tục hành chính về BHTN đảm bảo kịp thời theo đúng quy định của pháp luật và của Ngành.

- Trả kết quả giải quyết cho bộ phận một cửa của Phòng Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ và bộ phận một cửa BHXH huyện trong giờ hành chính tất cả các ngày làm việc để trả cho tổ chức, cá nhân đúng hẹn. Các phòng nghiệp vụ trả hồ sơ đã giải quyết cho bộ phận một cửa ít nhất trƣớc một ngày so với phiếu hẹn trả.

- Dự thảo văn bản trả lời các tổ chức, cá nhân có hồ sơ chƣa đƣợc giải quyết, nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu có) trƣớc hạn trả kết quả.

* Ưu điểm của quy trình một cửa liên thông:

- Thực hiện “một cửa” trong giải quyết chính sách BHTN, đã có 6/11 dịch vụ công đƣợc rút ngắn thời gian giải quyết so với quy định (trong đó dịch vụ công đƣợc rút ngắn nhất là 8 ngày trong tổng thời gian giải quyết 20 ngày theo quy định trƣớc khi thực hiện Đề án) cho ta thấy cơ chế một cửa tƣơng đối phù hợp vói nhu cầu thực tế về BHTN trên địa bàn thành phố, khấc phục đƣợc nhũng thiếu sót và khuyết điểm của quy trình rƣờm rà trƣớc đây.

- Quy trình giúp NLĐ có thể dễ dàng theo dõi thông tin đăng ký, đồng thời giúp cơ quan quản lý chủ động theo dõi đƣợc tiến trình thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp, tiến trình giải quyết chế độ cho NLĐ tham gia Bảo hiểm thất nghiệp.

* Nhược điểm của quy trình một cửa liên thông:

Để thực hiện mô hình một cửa liên thông công nghệ cao cần có sự đầu tƣ tổng thể về Công nghệ, do đó cần có nguồn ngân sách đầu tƣ hạn chế. Vì vậy mà trong giai đoạn đầu thực hiện cơ sở vật chất cho quy trình này còn chƣa hoàn thiện, thực hiện chƣa đƣợc tiến hành tổng thể cho hệ thống quản lý Bảo hiểm thất nghiệp toàn thành phố. Do đó cần phải có một hành lang quy định cụ thể về yêu cầu chất lƣợng của quy trình để phát huy tối đa năng lực của cán bộ thực hiện và đảm bảo phục vụ đƣợc toàn bộ yêu cầu, quyền lợi của NLĐ.

3.2.2 Xây dựng và ban hành các Chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Nhà nƣớc, Bộ LĐTB&XH, BHXH Việt Nam … đã ban hành nhiều văn bản QL và hƣớng dẫn BHTN

Bảng 3.6 Thống kê các văn bản Trung ƣơng ban hành nhằm mục đích quản lý và hƣớng dẫn thƣc hiện BHTN

Tên văn bản Cơ quan ban hành Ngày ban hành

Luật BHXH số 71/2006/QH11 Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 9 29/6/2008 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành một số điều Luật BHXH về BHTN Chính phủ 12/12/2008 Thông tƣ số 04/2009/TT-BHTNộ LĐTB&XH

hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ

Bộ LĐTB&XH 22/01/2009

Thông tƣ 96/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài

Công văn số 1615/BHXH-CSXH thực hiện thu, chi

Bảo hiểm thất nghiệp, Hà Nội BHXH Việt Nam 15/1/2009

Thông tƣ 32/2010/TT-BLĐTBXH hƣớng dẫn Nghị định 127/2008/ND-CP về hướng dẫn Luật bảo

hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp Bộ LĐTB&XH 25/10/2010

Công văn số 116/BHXH-CSXH ngày 15/1 về sửa

đổi bổ sung Công văn số 1615/BHXH-CSXH BHXH Việt Nam

2/6/2009 Nghị định 100/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định

127/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp, Hà Nội.

Chính phủ

21/112012

của Thông tƣ 32/2010/TT-BLĐTBXH hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 127/2008/NĐ- CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp

Bộ LĐTB&XH 25/10/2010

Thông tƣ 04/2013/TT-BLĐTBXH về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 32/2010/TT- BLĐTBXH ngày 25/10/2010 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008

Luật việc làm Quốc hội 16/11/2013

Luật BHXH Việt Nam Quốc hội 20/11/2014

Nghị định số 28/2015/TT-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về BHTN

Chính phủ 12/03/2015 Thông tƣ 28/2015/TT-BộLĐTB&XH hướng dẫn

Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, Hà Nội.

Bộ LĐTB&XH 31/7/2015

( Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Các chính sách này ban hành kịp thời, giúp giải quyết khủng hoảng sau khi thất nghiệp cho NLĐ, đồng thời ổn định an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện đó cũng phát sinh những vấn đề cần sửa đổi, Chính sách BHTN áp dụng bắt buộc đối với NLĐ và NSDLĐ; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Vấn đề BHTN hiện đang đƣợc điều chỉnh cơ bản bởi Nghị định số

127/2008 NĐ – CP đƣợc Chính phủ ban hành ngày 12/12/2008 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

Nghị định 100/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều về bảo hiểm thất nghiệp trong văn bản đƣợc ban hành trƣớc đó, Nghị định 127/2008/NĐ-CP. Thông tƣ 04/2013/TT-BLĐTBXH về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHTN

Năm 2013, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 55/2013/QĐ-TTg ngày 03/10/2013 quy định mức hỗ trợ học nghề đối với ngƣời lao động đang hƣởng trợ cấp thất nghiệp. Theo điều 3 qui định Mức, thời gian và phƣơng thức hỗ trợ học nghề 1. Mức hỗ trợ học nghề cho ngƣời lao động đang hƣởng trợ cấp thất nghiệp:

a) Đối với ngƣời tham gia các khóa học nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tối đa 03 triệu đồng/ngƣời/khóa học; mức hỗ trợ cụ thể đƣợc tính theo tháng, tùy theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế;

b) Đối với ngƣời tham gia các khóa học nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tối đa 600.000 đồng/ngƣời/tháng; mức hỗ trợ cụ thể đƣợc tính theo tháng, tùy theo từng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội 002 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)