Kubin23012017@gmail.com 2.Thách thức:

Một phần của tài liệu Đề án PHÂN TÍCH CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM (Trang 31 - 36)

2. Thách thức:

Chiến tranh thương mại đem đến cho nền kinh tế Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức mà chúng ta cần phải đối mặt.

2.1 Xuất – nhập khẩu:

Việt Nam có nền kinh tế tuy bé nhưng phụ thuộc phần lớn vào xuất – nhập khẩu. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và Trung là hai đối tác rất lớn về ngoại thương của Việt Nam. Vì thế, khi hai đối tác xảy ra chiến tranh sẽ tạo ra một cuộc hỗn chiến làm cho các mặt hàng Trung Quốc dồn dập nhập vào thị trường Việt Nam khi CNY suy giảm, thuế xuất khẩu sang Hoa Kỳ cao và các mặt hàng Trung Quốc không thể xuất sang Hoa Kỳ nhiều như lúc chưa xảy ra cuộc chiến tranh. Nếu như Trung Quốc muốn duy trì nỗ lực và phạm vi phát triễn thì phải tìm thị trường mới hoặc sử dụng phương pháp truyền tải và có những chính sách bán phá giá, xuất hàng hoá sang các thị trường lân cận xung quanh. Một trong những thị trường kỳ vọng của Trung Quốc chính là Việt Nam. Và đây chính là sức ép lớn cho các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với một lượng hàng hoá giá rẻ. Mặt khác, các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ gặp nhiều trở ngại hơn. Do Trung Quốc phải đặt trọng tâm tiêu thụ các sản phẩm nội địa bởi những sản phẩm này đáng lẽ ra phải được xuất khẩu. Vì thế, Trung Quốc hạn chế nhập khẩu tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

2.2Quản lý về việc gian lận trong thương mại của Chính Phủ.

Khi cuộc chiến tranh diễn ra, việc đánh thuế lẫn nhau giữa hai quốc gia. Đây cũng là một thách thức lớn cho Việt Nam vì phải tìm các giải pháp để xử lý các vấn đề về chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đối với các hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ xuất những sản phẩm giá thấp vào Việt Nam, rồi tìm cách xuất sang Hoa Kỳ và làm gia tăng rủi ro gian lận về xuất xứ. Nếu các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ vì lợi nhuận cho bản thân hợp tác với Trung Quốc thì Việt Nam đứng trước mối đe doạ sẽ trở

kubin23012017@gmail.com

thành điểm trung chuyển hàng hoá Trung Quốc dưới hình thức tạm nhập - xuất khẩu sang Hoa Kỳ để lẩn tránh thuế. “ Hiệp hội Da giày túi xách VN khuyến cáo không loại trừ nguy cơ các mặt hàng của TQ sẽ đội lốt “made in Việt Nam” để xuất khẩu khi doanh nghiệp Trung Quốc đưa hàng bán thành phẩm sang Việt Nam gia công hoặc hợp tác với doanh nghiệp Việt rồi gắn nhãn mác của Việt Nam để xuất khẩu”. Do vậy, Việt Nam rất dễ rơi vào hành vi bất hợp pháp. Một khi cơ quan thương mại Hoa Kỳ biết được các hành vi dối trá thì công ty phía Việt Nam sẽ tổn thất rất lớn. Hơn nữa, không chỉ một mặt hàng mà là tất cả các mặt hàng sẽ thiệt hại. Về vấn đề này còn liên quan đến danh tiếng và uy tín của các công ty Việt Nam, và dễ dàng đưa Việt Nam vào tầm kiểm soát của Hoa Kỳ, vì thế các mặt hàng của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ sẽ bị đánh thuế cao hơn cũng như phía Trung Quốc.

2.3Cơ sở hạ tầng do sự biến đổi đột ngột của FDI

Hình 5:Tình hình vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam

Việt Nam không thể phủ nhận những lợi ích mà FDI mang lại. Nhưng dù sao, cũng không thể bỏ qua những tác động tiêu cực mà FDI mang lại và gây ra không ít áp lực cho Việt Nam. Đối với vấn đề về cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn lực nhân công lao động và đất đai xây dựng nhà máy tại Việt Nam vẫn

kubin23012017@gmail.com

chưa được đảm bảo và cần được cải thiện. Bên cạnh đó, sự vượt mức này sẽ tác động đến môi trường kinh doanh và đầu tư tại thị trường Việt Nam trong dài hạn nếu Chính phủ không có những biện pháp cải thiện và điều chỉnh cho thích hợp.

2.4Nhà quản lý môi trường và an ninh xã hội

Tuy nhiên, khi Trung Quốc tăng cường đầu tư vào thị trường Việt Nam và di chuyển các nhà máy sản xuất có trụ sở tại Trung Quốc mang lại tác động tiêu cực đến môi trường của Việt Nam. Tuy nhiên, việc di dời này dẫn đến sự gia tăng xuất khẩu và FDI trong ngắn hạn, nhưng cũng đang biến Việt Nam trở nên một trung tâm ô nhiễm. Bên cạnh đó, khi nhà máy Trung Quốc di dời sang Việt Nam sẽ gây ra nạn thất nghiệp tại TQ. Đối với những lao động thất nghiệp tại Trung Quốc sẽ dời sang các nước láng giềng tìm việc làm, trong đó có Việt Nam. Vấn đề này, không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam mà còn cả về an ninh xã hội.

2.5Thị trường tài chính tiền tệ:

Tỷ gía hối đoái: khi cuộc chiến tranh thương mại xảy ra, tỷ giá CNY/USD và VND/USD thay đổi. USD có khuynh hướng tăng giá còn đối với CNY thì có khuynh hướng giảm giá. Điều này dẫn đến VND bị tác động. Bởi vì, VND phụ thuộc nhiều vào tỷ giá giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tỷ giá (31/7) được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 22.669 đồng, tiếp tục tăng thêm 10 đồng so với phiên giao dịch hôm trước. Như vậy, so với 1/7 tỷ giá trung tâm đã tăng thêm tổng là 19 đồng và đây cũng là mức tỷ giá trung tâm cao nhất kể từ khi cơ chế tỷ giá này được Ngân hàng Nhà nước áp dụng vào 2015. Ngoài ra, việc tăng lãi suất VND làm cho người dân ít nắm giữ USD hơn nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến

kubin23012017@gmail.com

lãi suất cho vay, tăng chi phí vốn của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm trong nước.

Thách thức này sẽ tác động đến nền kinh tế Việt Nam khi chúng ta vẫn còn phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc để cung cấp cho quá trình sản xuất hàng xuất khẩu như: dệt may, da giày, và các linh kiện…. Dẫn đến việc chi phí nguyên liệu đầu vào tang cao. Cụ thể, vào 1/2019, Việt Nam xuất hàng hóa xấp xỉ $22,08 tỷ, tăng 12,4% so với 12/2018 và tăng 8,9% so với 1/2018. Bên cạnh đó, Việt Nam nhập trên $21,26 tỷ, chỉ tăng 4% so với 12/2018 và tăng 5,4% so với 1/2018. Do đó, nhà xuất, nhập khẩu tại Việt Nam thiệt hại rất nặng nề. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc phá giá CNY sẽ làm cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá khó khăn hơn. Bởi vì giá của các mặt hàng Việt sẽ đắt hơn so với Trung khi Việt Nam nhập khẩu các nguyên vật liệu từ Trung Quốc. Vì thế, đây chính là nguy cơ gây ra thâm hụt thương mại giữa

Hình 7: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa

Trung – Việt.

2.6Thị trường chứng khoán:

Khi tỷ giá hối đoái giao động sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến các nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện đợt rút ròng lớn ở các quốc gia mà có tiền tệ giảm giá so

kubin23012017@gmail.com

với USD. Trong đó có thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nhà đầu tư ở các nước lân cận Việt Nam, cụ thể là Trung Quốc sẽ tìm hiểu và khai thác mua cổ phần tại các công ty kinh doanh sản xuất lớn ở Việt Nam để chuyển trọng tâm đầu tư, kinh doanh từ Trung Quốc sang Việt Nam, do đó hình thành các mặt hàng có xuất xứ nguồn gốc từ Việt Nam để xuất sang Hoa Kỳ để lãng tránh được các mức thuế mà Hoa Kỳ đã đánh vào hàng hóa có nguồn gốc Trung Quốc. Vì thế thị trường chứng khoán Việt Nam có thể “tăng nhiệt” lên ở giai đoạn sắp tới.

2.7Chuỗi cung ứng toàn cầu:

Đa số các sản phẩm sẽ bị đảo lộn, trì hoãn do tranh chấp thương mại giữa hai cường quốc có nền kinh tế lớn trên toàn cầu và chính sách bảo hộ gia tăng của các quốc gia...Các công ty Việt Nam đã và đang thực hiện tích cực vào những chuỗi cung ứng toàn cầu với các vai trò khác biệt nên sẽ phải chịu sự tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại, và sự đóng góp cho việc phát triển nền kinh tế Việt Nam sẽ hạn chế.

Cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần phải nắm bắt thời cơ để phát triễn, và ngăn chặn những tác động tiêu cực về mặt thách thức mà do cuộc chiến tranh thương mại gây ra sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển vững chắc và lâu dài.

kubin23012017@gmail.com

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Đề án PHÂN TÍCH CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)