1. Đối với Nhà nước
Nhà nước cần quan sát, bám chắc tình hình biến đổi kinh tế thế giới, trong đó có động thái chính sách thương mại và tỷ giá của Trung Quốc để đưa ra những phân tích, dự báo chuẩn xác và kịp thời đưa ra các kịch bản ứng phó khác nhau.
Động thái giữa hai bên Hoa Kỳ - Trung, các danh mục hàng hóa bị áp thuế trừng phạt, cùng các thông tin liên quan khác phải được Nhà nước cung cấp, cập nhật đủ thông tin, kịp thời đến tất cả các đối tượng tham gia trong chuỗi giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu với mục đích bình ổn tâm lý thị trường.
Để giảm thiểu các hiểm nguy phát sinh từ tranh chấp thương mại, Việt Nam phải tập trung tăng cường khả năng tiếp cận thị trường. Các doanh nghiệp nên được định hướng đa dạng hóa, tiếp cận và mở rộng các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là trong các thị trường mà VN đã ký kết FTA, với hai hiệp định lớn là “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” (CPTPP) và “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU” (EVFTA).
Tuy nhiên chuỗi cung ứng của Việt Nam chưa phát triển, nhập khẩu nguyên liệu thô còn phụ thuộc nhiều và thiếu các ngành công nghiệp hỗ trợ. Nhà nước cần phải tập trung vào việc tháo gỡ những trở ngại này để không chỉ tồn tại trong các cuộc chiến thương mại mà còn nhận thức đầy đủ những lợi ích của các FTA sắp tới. Tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và sản xuất công nghệ cao, việc này tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp gắn kết hơn nữa với chuỗi cung ứng toàn cầu . Chính phủ cần xem xét việc thoái vốn các doanh nghiệp nhà
kubin23012017@gmail.com
nước bị sa vào tham nhũng và thiếu trách nhiệm giải trình. Quản trị doanh nghiệp cũng cần được cải thiện để ngang bằng với các tiêu chuẩn quốc tế.
Để thu hút vốn FDI, Việt Nam cần có nhiều chính sách linh động và cởi mở hơn nữa. Nếu Việt Nam có những chính sách thuận lợi, mạnh mẽ, chủ động tìm kiếm và mời gọi đầu tư hơn nữa thì vốn FDI sẽ tăng lên và giúp duy trì tăng trưởng bền vững nền kinh tế.
Để có thể tận dụng lợi thế tham gia vào thị trường Hoa Kỳ một cách vững chắc. Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ trong việc nâng cao đầu tư chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và mức giá cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước.
Các hàng hoá của Trung Quốc cần được nghiên cứu kỹ trước khi có thể “đổ bộ” vào Việt Nam. Trung Quốc có thể mượn việc dán nhãn mác Việt Nam để xuất khẩu sang Hoa Kỳ tránh bị áp thuế cao. Nhà nước cần đặc biệt tăng cường kiểm soát những mặc hàng “đội lốt” này để tránh bị ảnh hưởng về xuất khẩu khi Hoa Kỳ tăng cường thực hiện các biện pháp chống lẩn tránh hàng hóa của Trung Quốc khi mượn địa bàn của Việt Nam xuất khẩu.
Chuẩn bị tốt các phương án, thông tin và sớm thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại, đầu tư, tài chính tiền tệ,… có hiệu lực trong trường hợp căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung leo thang.
2. Đối với Doanh Nghiệp:
Đầu tiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tỉnh táo nhận thức được những biến động tiêu cực mà chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung đem lại tới thị trường cũng như bản thân của mỗi doanh nghiệp. Để nhìn nhận một cách thự tế hơn, đây chính là một bằng chứng điển hình nhất trong vụ việc gian lận xuất xứ của doanh nghiệp FINEWOOD VN khi bị Hải quan Hoa Kỳ phát hiện đã có những hành vi phạm pháp khi nhập khẩu gỗ dán từ Trung Quốc, sau đó FINEWOOD đã đưa về xưởng để thay đổi nhãn mác xuất xứ VN và xuất khẩu
kubin23012017@gmail.com
sang Hoa Kỳ. Không những vậy, doanh nghiệp DINEWOOD còn làm giả C/O nhằm mục đích lẩn tránh thuế, chính vì điều đó, gỗ dán đã bị cảnh báo ở mức độ cao nhất.
Những thông tin trên đó chính là lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp của Việt Nam phải biết nhìn nhận đúng đắn và tìm hiểu kỹ càng về thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại.
Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết cùng với Nhà nước trong việc ứng phó với những tác động mà Hoa Kỳ - Trung mang lại. Đầu tiên, VN cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp FDI cũng như doanh nghiệp VN trong việc thu nhập thông tin chính xác về thị trường Hoa Kỳ - vốn là một thị trường khá là “khó tính”, đặc biệt là về mảng hàng hóa áp thuế, từ đó tìm ra những cơ hội riêng cho mình như: gia tăng chất lượng sản phẩm, hàng hóa hay đa dạng về mẫu mã đồng thời cũng cân bằng lại giá cả một cách phù hợp để tăng sức cạnh tranh xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Ngoài ra, khi mà thị trường của hai nước Hoa Kỳ - Trung đang bị ảnh hưởng nặng nề, cách doanh nghiệp Việt Nam cần phải tiếp cận nhanh với các nhà đầu tư FDI lớn tại Trung Quốc nhằm mục đích để thu hút đầu tư vào Việt Nam. Đó là một cơ hội lớn nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết nắm bắt nhưng cũng có những khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải thận trọng hơn về các sản phẩm, hàng hóa của Trung Quốc có thể nhập khẩu của Việt Nam khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, cái thách thức này cần các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ càng và cập nhật liên tục để đối phó, tránh rơi vào tình trạng rủi ro không may như nhóm mình đã nói ở trên, trường hợp của FINEWOOD. Tiếp đó, mỗi doanh nghiệp cần phải có những chiến lược riêng định hướng xuất nhập khẩu bền vững và đồng thời phát triển xuất khẩu cả về chiều rộng và chiều sâu. Song song đó cần phải chuẩn bị, thu nhập các thông tin phục vụ cho việc đối phó tình hình thương mại nếu Hoa Kỳ lan rộng chiến tranh thương mại, để cụ thể hóa và thực hiện tốt nhất điều này thì Chính phủ cần phải báo lại thông tin liên quan đến tình hình chiến tranh thương mại Hoa Kỳ -
kubin23012017@gmail.com
Trung bao gồm các động thái đôi bên và các danh mục sản phẩm, hàng hóa bị áp thuế cho các doanh nghiệp của mình. Sau đó, doanh nghiệp cần theo dõi và bám sát vào các thông tin này để điều chỉnh lại phương thức sản xuất, lựa chọn thị trường, đối tác riêng hay chuẩn bị cho bản thân những đối sách để đối phó với tác động của thương mại trong và ngoài nước.
Thứ ba, các doanh nghiệp cần tích cực trong việc khai thác được những lợi ích của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung xảy ra gắt gao như vậy, dù các doanh nghiệp Việt Nam có chuẩn bị các phương án đề phòng kỹ càng như thế nào hay được sự hỗ trợ của Nhà nước nhiều như thế nào thì cũng ko thể tránh được rủi ro, sự cố mà cuộc chiến mang lại. Vì vậy, với các hiệp định FTA, ở đó có rất nhiều thị trường lớn nhỏ, nó cũng đóng góp một phần nhỏ bù đắp vào những thiệt hại do chiến tranh thương mại gây nên.
Cuối cùng, các doanh nghiệp cần chủ động liên kết với các thị trường “béo bở” này. Với thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc để phát triễn các phương pháp xuất nhập khẩu hiệu quả và liên kết thương mại mang tính lâu dài, song song với đó là việc thiết lập liên doanh với các công ty Trung Quốc bằng phương pháp xâm nhập hệ thống phân phối bán buôn. Đối với thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp lớn đã từng xuất khẩu tại Hoa Kỳ, đã một phần nào hiểu rõ Hoa Kỳ với nhu cầu “khắt khe” của thị trường Hoa Kỳ, nắm bắt được cơ hội để nâng cao số lượng sản phẩm, hàng hóa đặc biệt về mảng thị trường ngách, nhằm chiếm vị trí quan trọng dưới “con mắt khó tính” của Hoa Kỳ. Còn đối với các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa cần liên kết lại với nhau, để hoạt động sản xuất cùng tạo ra thế lực chung, thương hiệu chung cho từng loại hàng hóa. Cần phải biết rằng, thị trường Hoa Kỳ rất quan tâm đến việc đa dạng về nông sản, mà Việt Nam lại có lợi thế về những nông sản nhiệt đới, vì vậy các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch xuất nhập khẩu hợp lý. Tuy nhiên, để xuất khẩu được vào Hoa
kubin23012017@gmail.com
Kỳ thì họ lại đòi hỏi cao về nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt về việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm . Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao nhận thức, năng lực thực hiện đúng pháp luật về các quy tắc nguồn gốc, xuất xứ và các tiêu chí đảm bảo về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
kubin23012017@gmail.com
KẾT LUẬN
Trong cuộc chiến ngoài tâm bão, diễn biến khó lường của cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung đã tác động ngày càng lớn đến ngành chế xuất của Việt Nam. Vấn đề là cơ hội hay rủi ro đã được xác định. Trong giai đoạn nhạy cảm này, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro thương mại, đặc biệt là gian lận xuất xứ phải là nhiệm vụ hàng đầu của các bên liên quan và các doanh nghiệp.
kubin23012017@gmail.com