Trước đây, hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là hàng tiêu dùng như giày dép, hàng may mặc, điện thoại, đồ gỗ,…. Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, nhập khẩu điện thoại di động từ Việt Nam tăng hơn gấp đôi trong bốn tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ bốn tháng năm 2018 và nhập khẩu máy tính cũng tăng 79% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng hàng dệt may của Việt Nam cũng tăng lên, đồ gỗ và cá khô xuất khẩu sang Hoa Kỳ - những mặt hàng trước đây được chế biến ở Trung Quốc trước khi Hoa Kỳ tăng thuế quan. Nhìn chung, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng 27,3% trong sáu tháng đầu năm 2019, do kết quả của cuộc chiến thương mại. Ngược lại, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 0,3% so với cùng kỳ. Có thể thấy rằng sự gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc thấp hơn nhiều so với mức tăng của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu bao gồm hàng điện tử, chất bán dẫn, hàng may mặc, giày dép, đồ thể thao và đồ nội thất. Việt Nam thường đóng vai OEM của Trung Quốc trong các ngành này và chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô hoặc đầu vào trung gian để sản xuất tại TQ. Mặt khác, theo Yasuyuki Sawada, người châu Á Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển, Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc vì hàng hóa Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi thuế quan cũng được tiêu thụ và sản xuất tại Việt Nam. Do đó, Việt Nam có thể xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm này sang Hoa Kỳ, và do đó giành được nhiều thị phần hơn từ các sản phẩm của Trung Quốc bị áp thuế khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Đồng thời, có thể thu hút thêm vốn FDI vào các ngành này, từ đó gia tăng việc làm, xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại tổng thể của Việt Nam.
1.2 Xét về phương diện đầu tư
Theo các chuyên gia kinh tế nhận định, Hoa Kỳ và Trung có khả năng sẽ gia tăng nguồn đầu tư FDI vào Việt Nam, nhờ vào đó để giảm những tổn thất từ cuộc chiến thương mại. Một trong những điểm đến quan trọng của dòng FDI
dịch chuyển khỏi Trung Quốc chính là Việt Nam. Việt Nam được đánh giá cao nhờ vị trí địa lý mang tính chiến lược, chi phí nhân công rẻ, nguồn nhân lực dồi dào, môi trường chính trị ổn định, tăng trưởng tốt, tỷ giá ổn định, lạm phát thấp, dự trữ ngoại hối cao, độ mở kinh tế lớn. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do đã giúp các nhà sản xuất tiếp cận tốt hơn các thị trường xuất khẩu chính. Thay vì chọn thị trường Trung Quốc với chi phí sản xuất cao cũng làm cho các nhà đầu tư thay đổi hướng đầu tư qua các địa điểm tiết kiệm chi phí hơn, và Việt Nam được xem là một lựa chọn thay thế.
Một ví dụ điển hình là các công ty đa quốc gia như Foxconn, Samsung và Daikin đã và đang mở các nhà máy mới ở Việt Nam thay vì ở Trung Quốc. Tuy nhiên, quá trình này sẽ diễn ra ở quy mô vừa phải, như sản xuất ở Trung Quốc vẫn hấp dẫn đối với các tập đoàn đa quốc gia do kỹ năng lao động tốt và mạng lưới cơ sở hạ tầng hiện đại của đất nước.
Hơn nữa, Việt Nam đang tiếp cận với nền công nghệ hiện đại, tiên tiến, không ngừng nâng cao và tiếp thu với những nền khoa học mới đây cũng là lý do để kỳ vọng dòng vốn FDI trong lĩnh vực công nghệ cao có thể tìm đến Việt Nam. Ngoài ra, do căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ dự kiến sẽ tăng cường, xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài chuyển sang các thị trường như Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ được đẩy mạnh
Ở một mức độ nào đó, Việt Nam có một số tính năng hấp dẫn sẽ cho phép Việt Nam hưởng lợi từ di dời các doanh nghiệp FDI. Trước hết, Việt Nam có một nền kinh tế tương đối ổn định chính phủ và mức lương rẻ, đó là những lợi thế mà các nước khác không có. Hơn nữa, sự gần gũi của Việt Nam với Trung Quốc, cùng với vị trí địa lý ở Khu vực ASEAN, cho phép các nhà sản xuất bán và chuyển thiết bị nhanh hơn qua biên giới. Các công ty có thể bán và chuyển hàng hóa và thiết bị từ Trung Quốc sang Việt Nam và sau đó chuyển tiếp sang các nước ASEAN khác.
2. Thách thức:
Chiến tranh thương mại đem đến cho nền kinh tế Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức mà chúng ta cần phải đối mặt.
2.1 Xuất – nhập khẩu:
Việt Nam có nền kinh tế tuy bé nhưng phụ thuộc phần lớn vào xuất – nhập khẩu. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và Trung là hai đối tác rất lớn về ngoại thương của Việt Nam. Vì thế, khi hai đối tác xảy ra chiến tranh sẽ tạo ra một cuộc hỗn chiến làm cho các mặt hàng Trung Quốc dồn dập nhập vào thị trường Việt Nam khi CNY suy giảm, thuế xuất khẩu sang Hoa Kỳ cao và các mặt hàng Trung Quốc không thể xuất sang Hoa Kỳ nhiều như lúc chưa xảy ra cuộc chiến tranh. Nếu như Trung Quốc muốn duy trì nỗ lực và phạm vi phát triễn thì phải tìm thị trường mới hoặc sử dụng phương pháp truyền tải và có những chính sách bán phá giá, xuất hàng hoá sang các thị trường lân cận xung quanh. Một trong những thị trường kỳ vọng của Trung Quốc chính là Việt Nam. Và đây chính là sức ép lớn cho các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với một lượng hàng hoá giá rẻ. Mặt khác, các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ gặp nhiều trở ngại hơn. Do Trung Quốc phải đặt trọng tâm tiêu thụ các sản phẩm nội địa bởi những sản phẩm này đáng lẽ ra phải được xuất khẩu. Vì thế, Trung Quốc hạn chế nhập khẩu tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
2.2 Quản lý về việc gian lận trong thương mại của Chính Phủ.
Khi cuộc chiến tranh diễn ra, việc đánh thuế lẫn nhau giữa hai quốc gia. Đây cũng là một thách thức lớn cho Việt Nam vì phải tìm các giải pháp để xử lý các vấn đề về chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đối với các hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ xuất những sản phẩm giá thấp vào Việt Nam, rồi tìm cách xuất sang Hoa Kỳ và làm gia tăng rủi ro gian lận về xuất xứ. Nếu các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ vì lợi nhuận cho bản thân hợp tác với Trung Quốc thì Việt Nam đứng trước mối đe doạ sẽ trở
thành điểm trung chuyển hàng hoá Trung Quốc dưới hình thức tạm nhập - xuất khẩu sang Hoa Kỳ để lẩn tránh thuế. “ Hiệp hội Da giày túi xách VN khuyến cáo không loại trừ nguy cơ các mặt hàng của TQ sẽ đội lốt “made in Việt Nam” để xuất khẩu khi doanh nghiệp Trung Quốc đưa hàng bán thành phẩm sang Việt Nam gia công hoặc hợp tác với doanh nghiệp Việt rồi gắn nhãn mác của Việt Nam để xuất khẩu”. Do vậy, Việt Nam rất dễ rơi vào hành vi bất hợp pháp. Một khi cơ quan thương mại Hoa Kỳ biết được các hành vi dối trá thì công ty phía Việt Nam sẽ tổn thất rất lớn. Hơn nữa, không chỉ một mặt hàng mà là tất cả các mặt hàng sẽ thiệt hại. Về vấn đề này còn liên quan đến danh tiếng và uy tín của các công ty Việt Nam, và dễ dàng đưa Việt Nam vào tầm kiểm soát của Hoa Kỳ, vì thế các mặt hàng của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ sẽ bị đánh thuế cao hơn cũng như phía Trung Quốc.
2.3 Cơ sở hạ tầng do sự biến đổi đột ngột của FDI
Việt Nam không thể phủ nhận những lợi ích mà FDI mang lại. Nhưng dù sao, cũng không thể bỏ qua những tác động tiêu cực mà FDI mang lại và gây ra không ít áp lực cho Việt Nam. Đối với vấn đề về cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn lực nhân công lao động và đất đai xây dựng nhà máy tại Việt Nam vẫn