Nhà nước cần quan sát, bám chắc tình hình biến đổi kinh tế thế giới, trong đó có động thái chính sách thương mại và tỷ giá của Trung Quốc để đưa ra những phân tích, dự báo chuẩn xác và kịp thời đưa ra các kịch bản ứng phó khác nhau.
Động thái giữa hai bên Hoa Kỳ - Trung, các danh mục hàng hóa bị áp thuế trừng phạt, cùng các thông tin liên quan khác phải được Nhà nước cung cấp, cập nhật đủ thông tin, kịp thời đến tất cả các đối tượng tham gia trong chuỗi giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu với mục đích bình ổn tâm lý thị trường.
Để giảm thiểu các hiểm nguy phát sinh từ tranh chấp thương mại, Việt Nam phải tập trung tăng cường khả năng tiếp cận thị trường. Các doanh nghiệp nên được định hướng đa dạng hóa, tiếp cận và mở rộng các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là trong các thị trường mà VN đã ký kết FTA, với hai hiệp định lớn là “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” (CPTPP) và “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU” (EVFTA).
Tuy nhiên chuỗi cung ứng của Việt Nam chưa phát triển, nhập khẩu nguyên liệu thô còn phụ thuộc nhiều và thiếu các ngành công nghiệp hỗ trợ. Nhà nước cần phải tập trung vào việc tháo gỡ những trở ngại này để không chỉ tồn tại trong các cuộc chiến thương mại mà còn nhận thức đầy đủ những lợi ích của các FTA sắp tới. Tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và sản xuất công nghệ cao, việc này tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp gắn kết hơn nữa với chuỗi cung ứng toàn cầu . Chính phủ cần xem xét việc thoái vốn các doanh nghiệp nhà
nước bị sa vào tham nhũng và thiếu trách nhiệm giải trình. Quản trị doanh nghiệp cũng cần được cải thiện để ngang bằng với các tiêu chuẩn quốc tế.
Để thu hút vốn FDI, Việt Nam cần có nhiều chính sách linh động và cởi mở hơn nữa. Nếu Việt Nam có những chính sách thuận lợi, mạnh mẽ, chủ động tìm kiếm và mời gọi đầu tư hơn nữa thì vốn FDI sẽ tăng lên và giúp duy trì tăng trưởng bền vững nền kinh tế.
Để có thể tận dụng lợi thế tham gia vào thị trường Hoa Kỳ một cách vững chắc. Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ trong việc nâng cao đầu tư chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và mức giá cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước.
Các hàng hoá của Trung Quốc cần được nghiên cứu kỹ trước khi có thể “đổ bộ” vào Việt Nam. Trung Quốc có thể mượn việc dán nhãn mác Việt Nam để xuất khẩu sang Hoa Kỳ tránh bị áp thuế cao. Nhà nước cần đặc biệt tăng cường kiểm soát những mặc hàng “đội lốt” này để tránh bị ảnh hưởng về xuất khẩu khi Hoa Kỳ tăng cường thực hiện các biện pháp chống lẩn tránh hàng hóa của Trung Quốc khi mượn địa bàn của Việt Nam xuất khẩu.
Chuẩn bị tốt các phương án, thông tin và sớm thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại, đầu tư, tài chính tiền tệ,… có hiệu lực trong trường hợp căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung leo thang.