Tỷ trọng bao thanh toán nội địa và bao thanh toán quốc tế từ 2009-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nghiệp vụ Bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ (Trang 39 - 54)

Doanh số bao thanh toán vẫn tăng trưởng đều đặn qua các năm. Dù không có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ 28% như năm 2009 nhưng nhìn chung vẫn có tốc độ tăng trưởng tốt hơn so với những nghiệp vụ khác. Trong bao thanh toán thì bao thanh toán nội địa chiếm tỷ trọng rất lớn, chiếm 82% vào năm 2013 và đang có xu hướng giảm dần. Điều này được giải thích do trong nghiệp vụ bao thanh toán nội địa, các tổ chức bao thanh toán dễ dàng thẩm định uy tín, khả năng tài chính của người mua hàng cũng như giám sát, theo dõi, thu hồi khoản phải thu, đồng thời chi phí cũng tốn ít hơn so với bao thanh toán quốc tế.

(Đơn vị: triệu EUR)

Nguồn: Báo cáo thường niên FCI (2016, tr 18)

Hình 1.4: Tổng khối lƣợng bao thanh toán toàn cầu giai đoạn 2010-2015

Trong 5 năm (2010-2015) , ngành công nghiệp bao thanh toán toàn cầu đã tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, trung bình xấp xỉ 10%/năm và tăng mạnh trong giai đoạn sau. Có nhiều thị trường nổi lên, đặc biệt là Trung Quốc.

(Đơn vị: triệu EUR)

Nguồn: Báo cáo thường niên FCI (2016, tr 19)

Hình 1.5: Doanh thu của các thành viên FCI năm 2015

Trong năm 2015, doanh thu của các thành viên FCI vẫn chiếm chủ yếu ở nội địa. Trong thị phần 18% của bao thanh toán quốc tế, 80% đến từ xuất khẩu và 20% từ nhập khẩu.

Tổng khối lƣợng bao thanh toán của các quốc gia từ năm 2009-2015

Theo Báo cáo thương niên FCI (2016, tr 23,24), Ở châu Á, Trung Quốc có khối lượng Bao thanh toán lớn thứ hai trên thế giới (sau nước Anh) với tổng khối lượng Bao thanh toán năm 2015 là 352.879 triệu EUR, chiếm 15% tổng khối lượng Bao thanh toán thế giới và chiếm xấp xỉ 60% tổng khối lượng Bao thanh toán Châu Á. Đây là một yếu tố đáng mừng, thể hiện những cơ hội triển khai hoạt động Bao thanh toán ở Việt Nam, chứa đựng những bài học kinh nghiệm quý giá để thảm khảo, học tập. Xếp thứ 3 là Pháp với tổng khối lượng Bao thanh toán năm 2015 đạt hơn 248 tỷ EUR. Cả 3 quốc gia này đều có tổng khối lượng Bao thanh toán lớn hơn tổng khối lượng Bao thanh toán châu Mỹ. Điều này chứng tỏ nghiệp vụ Bao thanh toán ở những quốc gia này phát triển rất mạnh mẽ.

1.3.2. Hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam

Ngày 06/09/2004 NHNN Việt Nam đã chính thức ban hành Quy chế hoạt động Bao thanh toán theo Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN và sau đó là Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN. Đây là một dấu mốc thay đổi quan trọng, là cơ sở pháp lý để hoạt động Bao thanh toán được các NHTM triển khai. Tuy nhiên, cho đến nay tại Việt Nam mới có 4 đơn vị là thành viên chính thức của tổ chức Bao thanh toán quốc tế (FCI) là Techcombank, Vietinbank, Vietcombank và SHB.

Đơn vị đầu tiên triển khai dịch vụ này ở Việt Nam là Deutsche Bank AG vào tháng 01/2005, tiếp theo là Far East National Bank (02/2005), UFJ Bank (03/2005), City Bank (10/2005)…

Hiện nay, đã có nhiều NHTM Việt Nam triển khai dịch vụ này như: Techcombank, ACB, Vietinbank, VCB, Sacombank, OCB, Eximbank, VIB, Seabank, Vietcombank … Các NHTM cung cấp dịch vụ Bao thanh toán tập trung vào các ngành xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử và linh kiện, thủy hải sản đông lạnh… Doanh số Bao thanh toán của Việt Nam năm 2015 đạt 335 triệu EUR, đạt mức tăng trưởng bình quân tăng 23.5% so với năm 2014 (Theo FCI, 2015). So với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2015 là 327.7 tỷ USD thì doanh số Bao thanh toán ở Việt Nam quá khiêm tốn. Hiện nay, sau hơn 10 năm triển khai, doanh thu Bao thanh toán chỉ đạt 335 triệu EUR, tăng mạnh so với khi bắt đầu triển khai nhưng vẫn là một con số quá khiêm tốn so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Thực tế, hoạt động Bao thanh toán trên thế giới luôn có doanh số cao ở lĩnh vực Bao thanh toán nội địa (chiếm khoảng 70-80% tổng doanh số Bao thanh toán), điều này chứng tỏ hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ ở các quốc gia này rất sôi nổi, tin cậy lẫn nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam, doanh số Bao thanh toán xuất khẩu lại chiếm hơn 80%, trong khi Bao thanh toán nội địa chỉ chiếm 20%.

Lợi ích của Bao thanh toán không thể phủ nhận nhưng tại sao đến giờ hoạt động này vẫn chưa thực sự phát triển ở Việt Nam? Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Nhận thức của NHTM về tầm quan trọng của hoạt động Bao thanh toán. Vì Bao thanh toán tại Việt Nam chỉ được hiểu đơn thuần là một hoạt động cấp tín dụng nên rủi ro từ mua lại các khoản phải thu sẽ cao hơn so với các tài sản đảm bảo thông thường. Bên cạnh đó, kiến thức về Bao thanh toán cũng khá hạn chế khiến nhiều ngân hàng ít mặn mà với hoạt động này, có tâm lý e dè, sợ thất bại khi triển khai hoạt động mới. Mặt khác, vì có quá ít thông tin về tình hình tài chính của người mua, nhất là khách hàng nhập khẩu, các thông tin được công bố thì chưa thật sự rõ ràng, đáng tin cậy nên các ngân hàng khó kiểm định được mức độ tín dụng của người mua. Vì rủi ro cao nên các ngân hàng đòi hỏi mức phí cao để bù đắp rủi ro. Tuy nhiên nếu mức phí cao sẽ không hấp dẫn khách hàng. Đồng thời, do các ngân hàng chưa mặn mà với dịch vụ này nên không trú trọng quảng bá sản phẩm, các doanh nghiệp ít biết đến dịch vụ này

- Môi trường pháp lý cho hoạt động Bao thanh toán còn nhiều hạn chế. Pháp luật Việt Nam không thừa nhận dịch vụ Bao thanh toán nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của khách hàng (người mua) về việc chấp nhận trả nợ theo phương thức Bao thanh toán. Trên thực tế, những người mua lớn thường không thích phiền hà nên ít hợp tác, gây không ít khó khăn cho ngân hàng và doanh nghiệp khi thực hiện dịch vụ này.

- Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn phụ thuộc vào các phương thức thanh toán như L/C, T/T, D/P… mà quên mất 1 điều: các nhà nhập khẩu lớn trên thế giới đều thích trả chậm và từ chối yêu cầu mở thư tín dụng vì thư tín dụng chỉ được mở khi 2 bên không tin tưởng nhau. Mà theo quan điểm của các doanh nghiệp, dịch vụ Bao thanh toán vẫn chưa tiện lợi vì mức phí cao, đồng thời phải chứng minh với ngân hàng về uy tín của bên mua hàng.

1.4. Những điều kiện để phát triển bao thanh toán từ kinh nghiệm một số nƣớc trên thế giới và Việt Nam

Đúc rút từ kinh nghiệm của một số nước đã thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán trong nhiều năm qua, có thể phân loại các điều kiện triển khai bao thanh toán

thành hai nhóm điều kiện chính gồm: các điều kiện khách quan (những tác động bên ngoài các NHTM) và các điều kiện chủ quan (xuất phát từ chính các NHTM – các tổ chức cung cấp dịch vụ bao thanh toán).

1.4.1. Các điều kiện khách quan

1.4.1.1. Có nhu cầu đáng kể và ổn định

Trung Quốc từ những năm 2004-2005 đã được đánh giá là đất nước có tiềm năng phát triển lớn nhất đối với thị trường factoring ở châu Á. Theo báo cáo của FCI, năm 2004, doanh thu từ bao thanh toán của Trung Quốc là 4.315 triệu euro, đến năm 2015, doanh thu từ nghiệp vụ này đã lên đến 352.88 tỷ euro, chiếm 63% tổng doanh thu của toàn châu Á. Theo báo cáo của Tian Hui (Viện Nghiên cứu Tài chính, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Hội đồng Nhà nước) năm 2014, từ năm 2011, Trung Quốc đã trở thành nước bao thanh toán lớn nhất thế giới và vẫn là một thị trường đang phát triển. Kết quả này có thể dự đoán trước, do nhu cầu về các hoạt động tín dụng, trong đó có bao thanh toán ở Trung Quốc là rất lớn và ngày càng có xu hướng tăng nhanh.

Tại Việt Nam, sau Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 06/9/2004 về Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng, đến đầu năm 2005, nghiệp vụ bao thanh toán chính thức được triển khai ở Việt Nam. Theo báo cáo thường niên của Hiệp hội bao thanh toán thế giới (FCI,2007,2014), doanh số bao thanh toán của Việt Nam năm 2005 là 2 triệu euro, năm 2006 là 16 triệu euro. Kể từ năm 2007, sau khi chính thức trở thành thành viên của WTO, doanh số bao thanh toán của Việt Nam có bước nhảy vọt đáng kể, đạt mốc 43 triệu euro, và đến năm 2015, con số này đã lên đến 335 triệu euro, cao gấp 7,8 lần so với thời điểm Việt Nam mới gia nhập WTO. Điều này cho thấy tiềm năng đáng kể của bao thanh toán tại Việt Nam.

1.4.1.2. Về nhận thức

Kinh nghiệm của một số nước phát triển bao thanh toán cho thấy, nhận thức của các thành phần kinh tế đối với nghiệp vụ này có ảnh hưởng lớn đến sự phát

triển của bao thanh toán. Do đó, các tổ chức cung ứng nghiệp vụ bao thanh toán – các Ngân hàng thương mại luôn tìm nhiều biện pháp tuyên truyền giúp các thành phần kinh tế hiểu rõ hơn về những lợi ích mà bao thanh toán mang lại.

Tại Hà Lan, các đơn vị bao thanh toán mang về một khoản lợi nhuận cực kì khởi sắc. Nguyên nhân đem lại thành công đó chính là ở chỗ họ có sự hiểu biết sâu sắc nhiều hơn về các dịch vụ và lợi ích mà bao thanh toán đem lại. Xuất phát từ nhận thức ấy, các sản phẩm và nghiệp vụ bao thanh toán luôn được đổi mới thường xuyên.

Tương tự Hà Lan, Rumani cũng là một nước đã có sự nhận thức khá rõ về Bao thanh toán. Biểu hiện, đây là dịch vụ được đánh giá cao nhất từ phía khách hàng cũng như ngân hàng tại đất nước này. Khách hàng nhận được những lợi ích với chi phí thấp hơn, Ngân hàng cũng nhận thấy đây là giao dịch đơn giản. Trước đây, luật pháp Rumani quy định Người xuất khẩu phải có nghĩa vụ thu được doanh thu xuất khẩu trong một khoảng thời gian quy định, nếu vi phạm sẽ bị phạt. Đây là một cản trở với Bao thanh toán. Tuy nhiên, nhà nước nhận ra những lợi ích của dịch vụ bao thanh toán trọn gói nên quy định này đã không còn áp dụng đối với các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Bao thanh toán miễn truy đòi.

1.4.1.3. Về môi trường pháp lý

Khi thực hiện triển khai Bao thanh toán thì môi trường pháp lý là điều kiện rất quan trọng. Các văn bản pháp luật liên quan đến nghiệp vụ Bao thanh toán phải được hoàn thiện nhằm tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, phù hợp cho nghiệp vụ này. Quan trọng là quy định người mua phải bắt buộc thanh toán cho đơn vị bao thanh toán, chứ không phải là thanh toán cho người mua.

Theo đánh giá năm 2015 của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), trở ngại lớn nhất trong việc triển khai bao thanh toán tại Bulgaria là rào cản luật pháp. Hệ thống pháp luật của nước này chưa có luật nào điều chỉnh việc chuyển nhượng các khoản phải thu. Luật của Bulgaria còn cho phép bên bán được đưa điều khoản đặc biệt cấm việc chuyển nhượng các khoản phải thu cho bên thứ ba

vào hợp đồng mua hàng. Các đơn vị cung ứng dịch vụ bao thanh toán tại quốc gia này đều cho rằng quy định của Bulgaria không cung cấp đủ cơ sở luật pháp quy định để đơn vị bao thanh toán có thể đảm nhận rủi ro của người bán trên cơ sở thỏa thuận song phương.

Ấn Độ là một ví dụ khác cho thấy môi trường pháp lý ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nghiệp vụ bao thanh toán. Theo “Dự án Báo cáo về forfaiting- một sự

thay thế trong tài chính xuất khẩu do Viện Công nghệ và quản lý Newbombay, Ân

Độ nghiên cứu, luật pháp Ấn Độ quy định giá trị tối thiểu của một hợp đồng được áp dụng bao thanh toán là 1.000.000 USD. Tuy nhiên, các giao dịch của nước này chủ yếu dao động khoảng 30.000 – 40.000 USD. Như vậy, phần lớn các giao dịch không thể thực hiện bao thanh toán. Điêu này làm ảnh hưởng rất lớn trong việc triển khai bao thanh toán thời gian đầu.

1.4.2. Các điều kiện chủ quan

1.4.2.1. Về mô hình tổ chức của các đơn vị Bao thanh toán

Trên thế giới hiện có nhiều tổ chức cung ứng dịch vụ bao thanh toán. Tuy nhiên, tại khu vực châu Á, điển hình như Ấn Độ, các ngân hàng hoặc các công ty con thuộc ngân hàng chiếm thị phần chủ yếu trong thị trường bao thanh toán, nhờ các lợi thế sẵn có như: tính hiệu quả của mạng lưới phân phối, mực độ kết hợp với các ngân hàng, tính đa dạng của hệ thống sản phẩm dịch vụ, sử dụng hiệu quả công nghệ

Tại Việt Nam, các ngân hàng triển khai nghiệp vụ bao thanh toán sẽ có nhiều lợi thế nổi trội hơn so với các tổ chức cung ứng khác nhờ tận dụng mối quan hệ tín dụng sẵn có với khách hàng và mạng lưới phân phối rộng rãi.

1.4.2.2. Về khách hàng mục tiêu

Khách hàng là một trong những điều kiện quan trọng nhất quyết định thành bại của việc triển khai nghiệp vụ bao thanh toán của mỗi ngân hàng. Nếu việc lựa chọn khách hàng thiếu chặt chẽ, chính xác, đặc biệt trong giai đoạn mới triển khai, ngân hàng có thể phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Tùy theo tình hình thực tế, mỗi ngân hàng sẽ xây dựng cho mình bộ tiêu chí riêng để đánh giá khách hàng, nhưng

chủ yếu sẽ bao gồm các yếu tố: yêu cầu về tài chính, năng lực tín dụng và mức độ uy tín của khách hàng.

Bulgaria lựa chọn các doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng phục vụ chủ yếu của dịch vụ bao thanh toán. Còn tại Pháp, trong giai đoạn đầu, khách hàng chủ yếu được lựa chọn là các công ty có nhân lực từ 50-200 người. Hiện nay, các công ty vừa và nhỏ vẫn là khách hàng mục tiêu của bao thanh toán, đặc biệt là bao thanh toán nội địa.

1.4.2.3. Xác định loại sản phẩm bao thanh toán

Sau hàng trăm năm lịch sử phát triển trên thế giới, hiện tại, các loại hình bao thanh toán đã trở nên đa dạng, phong phú, giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Đối với thị trường Đan Mạch, loại hình bao thanh toán được yêu thích nhất là Bao thanh toán có thông báo cho bên mua. Trong khi đó, tại Hy Lạp, một nước có hoạt động bao thanh toán xuất khẩu thuộc top đầu thế giới, các tổ chức cung ứng cung cấp khá nhiêu loại hình dịch vụ như: bao thanh toán miễn truy đòi, bao thanh toán có truy đòi,...

Tại Trung Quốc: Triển khai bao thanh toán miễn truy đòi và bao thanh toán truy đòi. Trong đó, đối với bao thanh toán nội địa, đa phần họ sử dụng bao thanh toán truy đòi.

1.4.2.4. Về nguồn vốn tài trợ

Vốn là một yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động bao thanh toán nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung. Các ngân hàng không thể triển khai hoạt động bao thanh toán nếu không có nguồn vốn đảm bảo. Nguồn vốn cho các ngân hàng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn trung hạn và dài hạn để tài trợ cho khách hàng của mình. Bên cạnh đó, nếu ngân hàng thương mại có được sự tài trợ từ một đơn vị khác thì khả năng cung cấp dịch vụ bao thanh toán miễn truy đòi sẽ cao hơn, đồng thời lợi nhuận thu được cũng đảm bảo hơn. Ví dụ như tại Ấn Độ, Quỹ bảo hiểm tín dụng là tổ chức tài trợ cho các đơn vị bao thanh toán quốc tế.

kỳ hạn và tiền gửi ngắn hạn từ hoạt động huy động vốn do tỷ trọng các loại tiền gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nghiệp vụ Bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ (Trang 39 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)