2.1.1 Sự ra đời và phát triển của ngành bảo hiểm Việt nam: giai đoạn trƣớc 1993
Cột mốc đầu tiên đánh dấu sự hình thành của thị trƣờng bảo hiểm Việt nam đó là việc Công ty bảo hiểm Việt nam (Sau này là Tổng công ty Bảo hiểm Việt nam) chính thức đi
vào hoạt động từ tháng 1/1965 trên cơ sở quyết định thành lập số 179CP ngày 17/12/1964 của Hội đồng chính phủ. Sau khi Miền nam đƣợc hoàn toàn giải phóng, Công ty bảo hiểm và Tái bảo hiểm miền nam đƣợc sáp nhập với Công ty bảo hiểm Việt nam, thị trƣờng bảo hiểm Việt nam chính thức đƣợc mở rộng trên phạm vi cả nƣớc.
Trong những năm đầu hoạt động, Công ty bảo hiểm Việt Nam có trụ sở chính tại Hà nội và 1 chi nhánh tại Hải Phòng. Với đội ngũ ban đầu là 20 nhân viên, hai nghiệp vụ bảo hiểm đƣợc thực hiện lúc này là bảo hiểm tầu biển và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đƣờng biển. Cũng giống nhƣ mô hình hoạt động của các tổ chức tài chính khác trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, dƣờng nhƣ không có một ranh giới rõ ràng giữa chức năng quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng bảo hiểm với chức năng kinh doanh thuần túy của một doanh nghiệp bảo hiểm trong các hoạt động của Công ty bảo hiểm Việt nam trong thời gian này. Nói cách khác, trong giai đoạn từ 1965-1993, Bảo việt tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc.
Thời kỳ tiếp theo, các loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ đƣợc triển khai và phát triển toàn diện bao gồm bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm con ngƣời. Sau năm 1975 đất nƣớc đƣợc thống nhất, Bảo việt dần dần mở rộng hoạt động tại các tỉnh thành trong cả nƣớc. Vai trò kép của Công ty bảo hiểm Việt nam chỉ bắt đầu thực sự chấm dứt với việc Công ty Bảo hiểm Việt nam đƣợc chuyển đổi thành Tổng công ty bảo hiểm Việt nam (Bảo Việt) năm 1989. Cũng từ giai đoạn này, cùng với các tác động của công cuộc đổi mới kinh tế đƣợc khởi xƣớng từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Bảo việt cũng phải chuyển hƣớng hoạt động của mình cho phù hợp hơn với cơ chế thị trƣờng. Hàng loạt các thay đổi cải tiến về hệ thống tổ chức con ngƣời và các dịch vụ bảo hiểm mới đƣợc đƣa ra đƣợc coi là những đón đầu cần thiết khi thị trƣờng bảo hiểm Việt nam bƣớc vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hơn. Cụ thể hơn, năm 1992, Bảo việt thành lập Công ty đại lý bảo hiểm Bavina tại Vƣơng quốc Anh để phục vụ cho công tác đàm phán, tái tục hợp đồng tái bảo hiểm. Năm 1993, Bảo việt cùng với công ty Inchicape (Hồng Kông) thành lập Công ty liên doanh môi giới bảo hiểm đầu tiên tại Việt nam (Lấy
tên là Inchibrok) khai phá cho lĩnh vực kinh doanh môi giới bảo hiểm, tạo tiền đề cho sự hình thành thị trƣờng bảo hiểm tại Việt nam. Cũng trong thời điểm này theo đánh giá của Bộ tài chính với tƣ cách là cơ quan quản lý thị trƣờng bảo hiểm, Bảo Việt mới chỉ đáp ứng đƣợc 10-15% nhu cầu thị trƣờng. Tuy nhiên giai đoạn này Bảo Việt vẫn giữ vai trò độc quyền trên thị trƣờng bảo hiểm Việt nam. Vai trò độc quyền của Bảo việt chấm dứt khi Chính phủ quyết định mở cửa thị trƣờng bảo hiểm bằng việc cho phép các công ty bảo hiểm khác đƣợc ra đời vào năm 1994.
Ngày 18/12/1993, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 100/1993/NĐ-CP về kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam cho phép các thành phần kinh tế và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phép kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, đặt dấu mốc quan trọng cho sự hình thành thị trƣờng bảo hiểm ở Việt Nam với sự đa dạng hoá về lĩnh vực hoạt động và sở hữu. Từ năm 1995, sự ra đời của một loạt các công ty bảo hiểm mới đã thúc đẩy thị trƣờng bảo hiểm phát triển một cách mạnh mẽ với sự góp mặt đông đảo của các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài.
2.1.2 Quá trình phát triển của ngành bảo hiểm Việt nam: giai đoạn 1993-nay
Với dân số khoảng 85 triệu ngƣời, GDP năm 2006 đạt mức 57 tỷ đô la, Việt nam đƣợc coi là một nền kinh tế đang nổi, một thị trƣờng đầy tiềm năng. Năm 2006, tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam đạt mức 8.17% và trong thời gian tới dự kiến sẽ ổn định ở mức 7.5- 8.5%. Cùng với kinh tế phát triển, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời tiếp tục tăng trƣởng ổn định. Năm 2006 thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt mức 672 đô la/ngƣời, tăng thêm 5.33% so vơí năm 2005. Theo ƣớc tính tốc độ tăng trƣởng này sẽ đƣợc giữ vững ổn định trong thời gian tới tạo cơ hội cho sự phát triển của ngành kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam
Về kết cấu thị trƣờng:
Bảng 2.1: Kết cấu thị trƣờng bảo hiểm giai đoạn 1993-2005
Kết cấu thị trƣờng 1993 1996 1999 2002 2003 2004 2005
Doanh nghiệp phi nhân thọ 1 6 10 13 14 14 15
Doanh nghiệp tái bảo hiểm 1 1 1 1 1 1
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 1 1 1 2 5 6 7
Tổng số doanh nghiệp 2 8 15 20 24 26 31
Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành bảo hiểm Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định. Từ chỗ chỉ có một công ty bảo hiểm năm 1964 đến cuối năm 2006, thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam đã có 37 công ty thuộc nhiều khối doanh nghiệp khác nhau gồm công ty nhà nƣớc, công ty cổ phần, liên doanh và công ty 100% vốn nƣớc ngoài hoạt động trong 4 lĩnh vực chính là bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm.
Cụ thể: Có 21 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong đó có 9 doanh nghiệp có yếu tố nƣớc ngoài, 7 doanh nghiệp phi nhân thọ trong đó có đến 5 doanh nghiệp có yếu tố nƣớc ngoài, 8 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm trong đó có 3 doanh nghiệp của nƣớc ngoài và vẫn chỉ một doanh nghiệp tái bảo hiểm là Tổng công ty tái bảo hiểm Việt Nam Vinare. Ngoài ra có gần 30 văn phòng đại diện của các tổ chức bảo hiểm nƣớc ngoài tại Việt Nam cũng góp phần cải thiện đầu tƣ và tăng lòng tin của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi đến Việt Nam.
Bảng 2.2: Số lƣợng các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam năm 2006
Loại hình doanh nghiệp N.Nƣớc Cổ phần Liên doanh 100% vốn NN Tổng
Bảo hiểm phi nhân thọ 2 10 4 5 21
Bảo hiểm nhân thọ 1 1 5 7
Tái bảo hiểm 1 1
Môi giới bảo hiểm 5 3 8
Tổng cộng 3 16 5 13 37
Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2006 - Bộ tài chính
bảo hiểm cũng nhƣ việc thực hiện bồi thƣờng, trả tiền bảo hiểm cho khách hàng. Số lƣợng các sản phẩm bảo hiểm cũng tăng cao, năm 1993 chỉ có 22 sản phẩm, đến nay đã có gần 500 loại.
Về quy mô thị trƣờng: Thị trƣờng bảo hiểm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng cao so với tăng trƣởng GDP, năm 2006 doanh thu toàn ngành đạt 17.752 tỷ đồng, tăng 14,1% so với năm 2005, trong đó doanh thu phí bảo hiểm đạt 14.928 tỷ đồng, doanh thu đoạt động đầu tƣ đạt 2.824 tỷ đồng.
Bảng 2.3: Doanh thu bảo hiểm giai đoạn 1996-2006:
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 1996 1999 2002 2003 2004 2005 2006
Doanh thu phi nhân thọ Doanh thu nhân thọ Doanh thu đầu tư
Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2006 - Bộ tài chính
Tốc độ tăng trƣởng của thị trƣờng bảo hiểm thời gian vừa qua đạt mức tăng đột biến từ năm 2002 và từ đó duy trì tăng ổn định đến nay. Tốc độ tăng trƣởng của thị trƣờng năm 2003 trung bình là 46%, trong đó doanh thu nhân thọ tăng 50,5% và doanh thu phi nhân thọ tăng 45,4%. Cột mốc đánh dấu bƣớc phát triển mới của thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam thời kỳ này là việc ký kết và đi vào hiệu lực của Hiệp định thƣơng mại Việt - Mỹ ngày 10/12/2001, đây là bƣớc khởi đầu quan trọng của Việt Nam trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO. Phạm vi điều chỉnh của hiệp định này dàn trải trên nhiều lĩnh vực, trong đó việc mở rộng thị trƣờng dịch vụ tài chính là một nội dung quan trọng. Theo nhƣ lộ trình đƣợc thoả thuận trong Hiệp định, sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực Việt Nam sẽ
bãi bỏ các hạn chế gia nhập thị trƣờng đối với các liên doanh bảo hiểm có vốn Hoa kỳ. Sau 5 năm sẽ xoá bỏ hạn chế gia nhập thị trƣờng đối với các doanh nghiệp 100% vốn Hoa kỳ, sau 5 năm sẽ xoá bỏ tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc đối với Công ty tái bảo hiểm Việt Nam và cuối cùng sau 6 năm thì thị trƣờng Việt Nam gần nhƣ mở cửa hoàn toàn cho các doanh nghiệp bảo hiểm Hoa Kỳ. Việc hiệp định thƣơng mại Việt Mỹ đƣợc ký kết và đƣa vào hiệu lực đã thổi vào thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam một làn gió mới, thúc đẩy đầu tƣ và thâm nhập thị trƣờng. Điều này làm doanh thu đầu tƣ tăng đột biến vào năm sau đó nhƣ đã biết đẩy tỷ trọng bảo hiểm trên GDP cũng tăng đều qua các năm.
Bảng 2.4: Đóng góp vào GDP của ngành bảo hiểm giai đoạn 2002-2006
0 0.5 1 1.5 2 2.5 1993 1996 1999 2002 2003 2004
% đóng góp của bảo hiểm vào
GDP
Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2004
Theo biểu đồ trên, tỷ trọng doanh thu bảo hiểm trên GDP đã tăng mạnh trong giai đoạn 1993 - 2004. Năm 1993, tỷ trọng doanh thu của ngành bảo hiểm trên GDP từ chỗ chỉ chiếm 0,37% đã tăng dần lên 1,46% năm 2002 đến 1,86% năm 2003 và đạt mức 2% năm 2004. Đến năm 2006, riêng đối với phí vảo hiểm đã đạt mức thu 1,53% toàn thị trƣờng nhƣ trong bảng sau:
Bảng 2.5: Doanh thu phí bảo hiểm và thị phần theo khối doanh nghiệp Các chỉ tiêu Đơn vị Phi nhân thọ Nhân thọ Toàn thị
trƣờng
Tỷ đồng 2006 2005 2006 2005 2006 2005 Doanh thu phí bảo hiểm % 6445 5486 8483 8130 12479 13588
Tốc độ tăng trƣởng % 17,48 15,06 4,34 5,43 20,21 8,66 Tỷ trọng/ tổng phí % 43,17 40,29 56,83 59,71 100 100
Tỷ trọng phí/GDP % 0,66 0,65 0,87 0,97 1,53 1,62
Thị phần
Doanh nghiệp trong nƣớc % 94,86 95,09 36,52 37,69 61,71 60,81 Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài
% 5,14 4,91 63,48 62,31 38,29 39,19
Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2006 - Bộ tài chính
Việc tăng tỷ trọng doanh thu bảo hiểm trên GDP cho thấy tốc độ tăng trƣởng chi tiêu cho bảo hiểm cao hơn so với tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, tại các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam nhu cầu bảo hiểm từ khu vực sản xuất tăng nhanh hơn tốc độ tăng trƣởng sản xuất. Năm 2002 trong khi tốc độ tăng GDP của Việt Nam là trên 7,1% thì tốc độ tốc độ tăng trƣởng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ là 60%, tốc độ tăng trƣởng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ là 10%. Đến 2003, khi GDP đạt mức tăng trƣởng 7,3% thì tăng trƣởng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt mức tăng đột biến 45,4% và nhân thọ là 50,52%. Đến những năm sau này từ 2004 đến 2005, 2006 thì tốc độ này chậm lại do thị trƣờng dần đi vào ổn định sau thời gian khai thác phí ồ ạt ban đầu. Đến 2006, tốc độ tăng trƣởng nhân thọ đạt mức 4,34% và phi nhân thọ duy trì ở mức 17,48%. Có thể thấy, mặc dù tốc độ tăng trƣởng đƣợc duy trì ở mức khá cao song tỷ lệ phí bảo hiểm trên GDP vẫn còn thấp so với mức trung bình trong khu vực (Tỷ lệ này tính trung bình các nƣớc Asean năm 2004 là 3,31%)
Cụ thể hơn, có thể xem xét thực trạng phát triển của từng ngành lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam thời gian qua thông qua các phân tích sau
Đối với kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
Thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ việt Nam hiện đang cung cấp 5 loại hình sản phẩm chính bao gồm bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp và bảo
hiểm trả tiền định kỳ. Trong đó, nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp đang là hình thức đem lại mức phí lớn nhất cho các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm.
Theo Swiss Re 2004, Việt nam đứng thứ 3 từ dƣới lên về chi tiêu bảo hiểm nhân thọ theo đầu ngƣời tại Châu Á. Hiện nay, thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cả về số lƣợng và thị phần, đến nay chỉ có duy nhất Công ty Bảo Việt là của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nhân thọ, còn lại là 7 công ty có yếu tố nƣớc ngoài.
Trong số các loại sản phẩm bảo hiểm đƣợc cung cấp trên thị trƣờng, sản phẩm bảo hiểm nhân thọ là loại sản phẩm đƣợc ngƣời tiêu dùng cá nhân quan tâm nhiều nhất. So với các công ty bảo hiểm nhân thọ trong nƣớc, các công ty bảo hiểm nhân thọ nƣớc ngoài với lợi thế về vốn, kỹ thuật thiết kế và tính phí sản phẩm đã tạo ra các sản phẩm bảo hiểm đa dạng cả về mục đích bảo hiểm, đối tƣợng bảo hiểm, chi phí bảo hiểm,…. nhằm đáp ứng tối đa mọi nhu cầu khác nhau của ngƣời sử dụng. Đây cũng chính là một trong những lý do làm tăng thị phần của các công ty nƣớc ngoài trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ.
Trong giai đoạn 5 năm từ 2001 – 2005, ba năm đầu của giai đoạn này là thời kỳ phát triển mạnh nhất của thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ, đặc biệt là năm 2003. Đây là thời điểm các công ty bảo hiểm nhân thọ nƣớc ngoài mới vào Việt Nam và tập trung đƣa ra thị trƣờng nhiều loại sản phẩm mới, thu hút nhiều sự quan tâm của ngƣời tiêu dùng. Do đó, số lƣợng các hợp đồng mới trong giai đoạn này có xu hƣớng gia tăng. Đồng thời, trong giai đoạn này đã có sự thay đổi lớn trong xu hƣớng sử dụng các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, đó là việc ngƣời tiêu dùng đã sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ. Từ năm 2004, số lƣợng các hợp đồng khai thác mới đã giảm nhiều do nguyên nhân từ sự bão hoà thị trƣờng, tuy nhiên sản phẩm bổ trợ vẫn chiếm tỷ lệ nhiều hơn trong tổng cơ cấu sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
Bảng 2.6: Số lƣợng các hợp đồng bảo hiểm khai thác mới 2001 – 2005
Sản phẩm bảo hiểm chính Sản phẩm bảo hiểm bổ trợ
Số hợp đồng khai thác mới 792.672 1.001.318 1.024.802 808.514 590.429 514.70 8 769.214 1.046.014 997.275 607.571 Tỷ trọng trong cơ cấu sản phẩm 60,63% 56,55% 49,49% 44,85% 49,28% 39,37 % 43,45% 50,51% 55,15% 50,72% Tăng trƣởng so với năm trƣớc 26,27% 2,35% -21,11% -26,97% 51,25% 35,98% -4,66% -39,08%
Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
Trong cơ cấu doanh thu phí của sản phẩm này, loại bảo hiểm hỗn hợp vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, các nghiệp vụ khác nhƣ bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm trả tiền định kỳ chỉ chiếm một tỷ trọng không đáng kể. Tuy nhiên, từ năm 2004, số lƣợng các hợp đồng mới, tổng số tiền bảo hiểm cũng nhƣ doanh thu phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm đang suy giảm rõ rệt. Đây là dấu hiệu của một thị trƣờng dần đi vào ổn định sau giai đoạn phát triển.
Bảng 2.7: Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm khai thác mới năm 2004 – 2005 theo nghiệp vụ