Ngành bảo hiểm trong khuôn khổ WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành bảo hiểm việt nam trước và sau gia nhập WTO (Trang 26)

1.2.1 WTO và những cam kết của các thành viên trong lĩnh vực tài chính

Theo bảng tóm tắt các cam kết cụ thể trong dịch vụ tài chính tại WTO (Phụ lục 1) cho thấy hầu hết các bản chào cam kết cụ thể trong dịch vụ tài chính bao hàm các dịch vụ cốt lõi trong bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán. Ít hơn một chút là các bản chào đƣa ra cam kết trong các lĩnh vực, chẳng hạn nhƣ trung gian bảo hiểm, cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính. Chỉ khoảng một nửa bản chào có cam kết dịch vụ tài chính đề cập trao đổi thƣơng mại về các công cụ phái sinh. Những cải thiện đƣợc đƣa ra trong tất cả ba lĩnh vực dịch vụ tài chính chủ yếu là ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Một số điểm chung nổi bật trong cam kết của các nƣớc trong tài chính có thể thấy nhƣ sau:

Liên quan đến phạm vi phƣơng thức cam kết đƣa ra, hiện vẫn có ƣu thế trong các cam kết về hiện diện thƣơng mại (Phƣơng thức 3) so với cung cấp qua biên giới (Phƣơng thức 1). Miễn trừ MFN đối với dịch vụ tài chính đã đƣợc 39 nƣớc thành viên thực hiện. Mặc dù miễn trừ MFN chung dựa trên nguyên tắc có đi có lại (hoặc các yêu cầu tƣơng tự) đã phần lớn đƣợc loại bỏ nhờ có kết quả của các cuộc đàm phán gần đây, hiện vẫn còn 13 nƣớc thành viên sử dụng miễn trừ MFN. Liên quan đến vấn đề bảo đảm về sự ƣu tiên tồn tại đối với sở hữu nƣớc ngoài ở các tổ chức tài chính địa phƣơng, Mỹ áp dụng miễn trừ MFN trong bảo hiểm, đƣợc áp dụng trong một số trƣờng hợp rút vốn bắt buộc của Mỹ đối với quyền sở hữu ở các công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại các nƣớc thành viên WTO. Tự do hoá thƣơng mại dịch vụ tài chính (và việc chuân bị bản chào để ràng buộc theo GATS) đang triển khai thậm chí sau khi kết thúc đàm phán, mặc dù khủng hoảng kinh tế và tài chính đang diễn ra. Nhiều nƣớc đã thực hiện các biện pháp nhằm tự do hoá việc

thành lập các công ty con thuộc các ngân hàng nƣớc ngoài và các tổ chức tài chính nhƣ là một phần của chƣơng trình cải cách kinh tế tài chính.

Trong cam kết của các nƣớc đối với WTO tại lĩnh vực tài chính, có thể dễ dàng nhận thấy một điều là có khá nhiều qui định thận trọng và qui định trong nƣớc khác với các hạn chế thƣơng mại

Về vấn đề hạn chế tiếp cận thị trƣờng đƣợc các thành viên WTO áp dụng đối với hiện diện thƣơng mại của nhà cung cấp dịch vụ tài chính, các hạn chế đối với các loại hình tổ chức pháp lý cụ thể hoặc các liên doanh và các hạn chế về việc tham gia của vốn nƣớc ngoài ở các tổ chức tài chính địa phƣơng là phổ biến.

Hình thức khác về hạn chế tiếp cận thị trƣờng bao gồm việc hạn chế đối với số lƣợng giấy phép đƣợc cấp hoặc là dƣới hình thức số lƣợng hạn ngạch.Một số nƣớc áp dụng lệnh ngừng hoạt động hoặc đóng băng đối với giấy phép mới về hoạt động ngân hàng.

Liên quan đến đối xử quốc gia, yêu cầu cho phép đặc biệt đối với các tổ chức nƣớc ngoài, hạn chế đối với sở hữu đất đai, đòi hỏi về quốc tịch và vấn đề cƣ trú đối với các thành viên của ban giám đốc là rất phổ biến. Thuế và trợ cấp cũng gây ra sự quan tâm về đối xử quốc gia, thuế thƣờng là nhân tố xác định đối với quyết định về vị trí các giao dịch tài chính và có thể sửa đổi các điều kiện cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Trợ cấp thƣờng không phải là hiếm nhƣng thƣờng dƣới dạng các khoản cho vay ƣu đãi từ ngân hàng trung ƣơng hoặc các tổ chức chính phủ rất khó xác định.

1.2.2 Những tác động của việc gia nhập WTO tới thị trƣờng tài chính nói chung, ngành kinh doanh bảo hiểm nói riêng tại các nƣớc đang phát triển.

Trong những năm gần đây, những thay đổi nhanh chóng và có ý nghĩa đã diễn ra đối với cơ cấu ngành công nghiệp dịch vụ tài chính trên thế giới. Không chỉ có các thị trƣờng trở nên gắn bó với nhau thông qua các sản phẩm truyền thống hoặc trong phạm vi biên giới quốc gia mà còn trong phạm vi toàn cầu.

Cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính khác nhau (và giữa các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp phi tài chính) trở nên mạnh mẽ cùng với sự cạnh tranh mạnh hơn giữa các

ngành công nghiệp. Việc sáp nhập và mua lại qua biên giới (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm đang tăng lên trong thời gian gần đây đã và đang thay đổi ngành công nghiệp này. Những hoạt động này có mục đích cơ cấu lại trên quy mô toàn cầu hoặc tăng cƣờng vị trí chiến lƣợc của các công ty.

Mặc dù vị trí hiện tại của các ngân hàng hàng đầu thế giới vẫn bị chi phối bởi các tổ chức từ các nƣớc công nghiệp hoá lớn, các ngân hàng từ Trung Quốc, Brazil và Singapore cũng đã xuất hiện trong danh sách 100 ngân hàng lớn nhất thế giới.

1.2.2.1 Những tác động tích cực

Tác động tích cực đầu tiên của việc tự do hóa thị trƣờng dịch vụ tài chính chính là sự gia tăng doanh thu và giá trị trong thị trƣờng ngành, mang lại khả năng tiêu thụ cao hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng gia tăng của đời sống xã hội. Thị trƣờng tài chính mang tính chất toàn cầu sẽ kích thích các cá nhân tổ chức tham gia thị trƣờng do nhiều yếu tố: tính chất rộng của thị trƣờng, sự linh hoạt về giá, nhiều biến động tạo nhiều cơ hội…

Hai là, việc mở rộng thị trƣờng trong nƣớc bằng việc tham gia của yếu tố nƣớc ngoài đã làm gia tăng số lƣợng việc làm trong nƣớc, giảm thất nghiệp. Việc mở rộng thị trƣờng dịch vụ mang lại nhiều cơ hội kinh doanh và do đó mang lại nhiều cơ hội việc làm cho các thành viên, giảm áp lực cho các chính phủ và nâng cao đời sống xã hội.

Ba là, nhờ có quá trình tự do hóa, gia nhập thị trƣờng toàn cầu của ngành dịch vụ tài chính, chất lƣợng dịch vụ đƣợc gia tăng đáng kể. Sự cạnh tranh với qui mô lớn buộc mỗi doanh nghiệp phải tự cố gắng nhiều hơn trong cuộc đua giành giật thị phần và do đó sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn cho các khách hàng sử dụng dịch vụ.

Bốn là, đối với một số dịch vụ mới trong thị trƣờng dịch vụ tài chính nhƣ dịch vụ bảo hiểm, việc tự do hóa thị trƣờng mang lại cơ hội quảng bá thông tin đến đông đảo ngƣời tiêu dùng. Ngoài lợi ích mở rộng thị phần cho các doanh nghiệp dịch vụ, còn lợi ích chung đối với xã hội, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ngành, từ đó nâng cao việc sử dụng dịch vụ và làm thay đổi tích cực chất lƣợng cuộc sống.

Năm là, việc phải tham gia một sân chơi chung cũng làm hoàn thiện hệ thống luật quản lý thị trƣờng tại quốc gia sở tại. Những luật lệ trƣớc kia theo chủ quan của hệ thống nhiều hơn nay phải tìm cách phù hợp với thông lệ của thế giới, điều này có nghĩa là phải hiệu quả hơn, minh bạch hơn và thông thoáng hơn.

1.2.2.2 Những tác động tiêu cực

Tác động tiêu cực đầu tiên nảy sinh từ hậu quả của cạnh tranh. Một vấn đề luôn luôn có 2 mặt. Cạnh tranh thúc đẩy phát triển, song cạnh tranh cũng phải loại bỏ kẻ yếu. Trong cuộc đua giành giật thị phần, các công ty trong nƣớc mới chỉ quen với thị trƣờng nội địa chắc chắn sẽ kém các công ty nhiều kinh nghiệm quốc tế tại nhiều lĩnh vực nhƣ: quy mô vốn, kỹ năng kỹ thuật chuyên môn, chiến lƣợc lâu dài mang tầm cỡ toàn cầu…và kẻ yếu sẽ bị loại bỏ không thƣơng tiếc. Thị trƣờng toàn cầu là một cuộc chơi không dễ dàng và rất khó để làm lại, vì một khi bị loại bỏ có nghĩa là đã cách rất xa so với thị trƣờng, nơi mà tốc độ phát triển nhanh một cách chóng mặt.

Hai là, việc tự do hóa thị trƣờng mang lại nhiều cơ hội việc làm cho quốc gia, nhƣng cũng lại là con dao hai lƣỡi. Các công ty quốc tế với chế độ làm việc và đào tạo chuyên nghiệp, môi trƣờng làm việc năng động và hiệu quả chắc chắn sẽ là đích ngắm đến của nhiều lực lƣợng lao động trình độ cao trong nƣớc. Và nhƣ vậy, chảy máu chất xám sẽ là điều khó tránh khỏi.

Ba là, không thể phủ nhận mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận của các tập đoàn quốc tế. Lợi nhuận thƣờng không đi kèm với phát triển bền vững. Tuy nhiên, thật may mắn ngành công nghiệp dịch vụ là một ngành công nghiệp không khói, những tác động tiêu cực của vấn đề mục tiêu lợi nhuận trong ngành sẽ dừng lại ở việc phát triển thị trƣờng không cân xứng. Thể hiện ở chỗ những khu vực có lợi nhuận cao sẽ đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển và những khu vực dịch vụ có thể có ý nghĩa rất quan trọng đối với quốc gia nhƣng mang lại lợi nhuận không cao hoặc phải đầu tƣ nhiều và dài hạn sẽ bị lãng quên hoặc rất khó khăn để vƣơn lên.

1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Bảo hiểm trở thành một trong những vấn đề đƣợc tranh cãi nhiều nhất trong việc Trung Quốc gia nhập WTO. Đây vừa là kết quả của quá trình phát triển lịch sử, vừa là tiềm năng phát triển thị trƣờng. Các quy định mới điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tại Trung Quốc trong khuôn khổ WTO sẽ cho phép các công ty bảo hiểm đƣợc tự do hơn trong việc xâm nhập và hoạt động tại thị trƣờng này.

Ngành công nghiệp bảo hiểm của Trung quốc đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trƣởng trung bình từ 10-15% trong những năm qua. Chỉ riêng trong năm 2001, tổng doanh thu phí bảo hiểm đã đạt mức hơn 20 tỷ USD. Đến năm 2005, doanh thu phí bảo hiểm của Trung quốc chiếm 2,3%GDP với tổng phí bảo hiểm đạt khoảng 33 tỷ USD và mức phí bảo hiểm bình quân trên đầu ngƣời xấp xỉ 28 USD. Tuy có một tốc độ tăng trƣởng mạnh mẽ, ngành công nghiệp bảo hiểm ở Trung quốc vẫn chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong GDP so với Nhật bản (11%) và Mỹ (8%).

Cũng giống nhƣ tại Việt nam, thị trƣờng bảo hiểm Trung quốc đặc trƣng bởi quy mô thị trƣờng nhỏ bé, số lƣợng sản phẩm hạn chế, chi phí giao dịch cao, trong khi khách hàng lại chƣa có nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của bảo hiểm cũng nhƣ những hiểu biết cần thiết về lĩnh vực này. Hơn nữa, thị trƣờng tài chính chƣa phát triển làm hạn chế các công cụ đầu tƣ cho thị trƣờng bảo hiểm cộng với việc tại Trung quốc đã có cả một thời kỳ mà toàn bộ ngành bảo hiểm nƣớc này đều nằm trong tay các nhà bảo hiểm nƣớc ngoài, do đó các nhà đầu tƣ tiềm năng vào thị trƣờng bảo hiểm Trung quốc đều đƣợc kiến nghị thực hiện các bƣớc tiếp cận thị trƣờng thận trọng trƣớc khi thực sự triển khai hoạt động kinh doanh. Các nhà hoạch định chính sách tin rằng các mối quan hệ lâu bền với chính quyền địa phƣơng và khách hàng sẽ có một ý nghĩa quan trọng cho sự thành công của các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài tại thị trƣờng này.

Khi đàm phán gia nhập WTO, Tổ chức thƣơng mại thế giới đã yêu cầu Trung quốc tiến hành mở cửa mạnh mẽ đối với lĩnh vực bảo hiểm, mà tại thời điểm đó các công ty bảo hiểm quốc doanh Trung quốc vẫn đang chi phối thị trƣờng. Trung quốc đã ký kết các cam

kết hợp lý để vừa bảo vệ đƣợc các doanh nghiệp bảo hiểm trong nƣớc vừa thu hút đƣợc các doanh nghiệp nƣớc ngoài vào thị trƣờng này. Những cam kết của Trung quốc có thể tóm tắt nhƣ sau:

Về hình thức kinh doanh: Ngay sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở nƣớc ngoài sẽ đƣợc phép thành lập các chi nhánh hoặc liên doanh ở Trung quốc. Các công ty nƣớc ngoài đƣợc phép nắm giữ không quá 51% cổ phần ở các liên doanh. Sau 2 năm hoạt động, các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài sẽ đƣợc thành lập các chi nhánh 100% vốn của mình tại Trung quốc. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng đƣợc chọn đối tác liên doanh độc lập. Sau 5 năm gia nhập WTO các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nƣớc ngoài sẽ đƣợc phép thiết lập các công ty con độc lập khác. Với việc bãi bỏ dần các hạn chế về địa lý, các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài sau khi đã đƣợc cấp giấy phép sẽ đƣợc phép thành lập các chi nhánh của mình tại Trung quốc.

Các giới hạn về địa lý: ngay sau khi gia nhập WTO, các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài sẽ đƣợc phép cung cấp các dịch vụ tại Thƣợng hải, Quảng châu, Dalian, Thâm quyến và Foshan. Hai năm sau khi gia nhập, hoạt động của các doanh nghiệp này sẽ đƣợc phép tại Bắc kinh, Vũ Hán, Chengdu, Chongquing, Fuzhou, Suzhou, Xiamen, Ningbo, Shenyang và Tiangjin. Tất cả các hạn chế về địa bàn kinh doanh sẽ hoàn toàn đƣợc bãi bỏ sau 5 năm Trung quốc gia nhập WTO.

Về lĩnh vực kinh doanh: Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nƣớc ngoài sẽ đƣợc phép tham gia mọi dịch vụ “bảo hiểm thông thƣờng” và các nghiệp vụ bảo hiểm thƣơng mại trên quy mô lớn. Các doanh nghiệp này cũng đƣợc phép cung cấp các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài, bảo hiểm tài sản cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Trung Quốc. Hai năm sau khi gia nhập, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nƣớc ngoài sẽ đƣợc phép cung cấp tất cả các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ cho tất cả mọi đối tƣợng khách hàng tại Trung quốc. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nƣớc ngoài thì đƣợc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ cho cá nhân (không phải cho bảo hiểm tập thể) cho tất các công dân Trung quốc cũng nhƣ nƣớc

ngoài tại Trung quốc. Hai năm sau khi gia nhập, các doanh nghiệp này cũng sẽ đƣợc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ tập thể, bảo hiểm hƣu trí, bảo hiểm thanh toán hàng năm cho mọi đối tƣợng sinh sống ở Trung quốc. Đối với kinh doanh tái bảo hiểm, ngay sau khi gia nhập các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài sẽ đƣợc phép cung cấp các dịch vụ tái bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ dƣới dạng chi nhánh công ty, công ty liên doanh. Không có giới hạn về địa lý hay số lƣợng đối với loại hình dịch vụ này.

Về giấy phép kinh doanh: Trung quốc cam kết bãi bỏ các hạn chế đối với số lƣợng giấy phép cung cấp cho các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài ngay sau khi gia nhập WTO. Các doanh nghiệp nƣớc ngoài sẽ phải thỏa mãn các điều kiện sau đây trƣớc khi đƣợc cấp giấy phép hoạt động trên thị trƣờng: Phải có lịch sử hoạt động hơn 30 năm với tƣ cách thành viên của WTO, mở văn phòng đại diện tại Trung quốc trong vòng 2 năm liên tiếp và có ít nhất 5 tỷ USD tổng giá trị tài sản vào năm trƣớc khi nộp đơn xin kinh doanh tại thị trƣờng bảo hiểm Trung quốc.

Một số quy định hạn chế khác: Trung quốc quy định mức tái bảo hiểm bắt buộc mà các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài phải nộp đối với Công ty tái bảo hiểm Trung quốc là 20% sẽ đƣợc giữ nguyên trong vòng 1 năm sau khi gia nhập. Sau 1 năm, mức này hạ xuống còn 15%, sau 2 năm là 10%, sau 3 năm là 5%và sau 4 năm thì quy định này hoàn toàn bãi bỏ. Các công ty bảo hiểm có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ không đƣợc phép tiến hành bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe, phƣơng tiện giao thông công cộng, phƣơng tiện vận chuyển hành khách…đối với ngƣời thứ ba, và không đƣợc phép tiến hành các dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành bảo hiểm việt nam trước và sau gia nhập WTO (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)