MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên chất lượng giáo dục năm 2015 (Trang 51 - 58)

- Kiểu vần có âm đệm, âm chính, âm cuối OAN Mẫu 5: Nguyên âm đô

MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM

THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM

1.Những vấn đề chung về Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)

1.1. Hội đồng tự quản học sinh:

 Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ với những người xung quanh.

 Hội đồng tự quản học sinh được thành lập vì học sinh và bởi học sinh

 Hội đồng tự quản giúp học sinh phát triển kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác và kỹ năng lãnh đạo đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình.

 Hội đồng tự quản học sinh gồm có: Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch hội đồng, các trưởng ban và thư kí ban như ban Học tập, Thư viện, Văn nghệ và thể dục thể thao, Lao động, Sức khỏe và vệ sinh, Đối ngoại, Quyền lợi của học sinh.... Thành viên Hội đồng tự quản học sinh được luân phiên trong từng năm học để đảm bảo các học sinh đều có cơ hội hoạt động.

 Thành viên Hội đồng tự quản do học sinh bầu. Hội đồng tổ chức xây dựng nội quy trường/lớp học và sử dụng các công cụ hoạt động như cuốn sổ hoặc hộp thư “Điều em muốn nói” để các em lưu lại những ý kiến, suy nghĩ cá nhân hoặc bày tỏ những mong ước, nguyện vọng của mình; bảng theo dõi sĩ số do các em tự đánh dấu và tổng hợp số ngày đi học; câu lạc bộ tập hợp các em có cùng sở thích; góc sinh nhật để các em quan tâm đến nhau... Các công cụ trên do tự tay các em làm hoặc do giáo viên, cha mẹ học sinh giúp đỡ được thực hiện với nhiều ý tưởng sáng tạo và phù hợp về hình thức.

1.2. Trang trí, bố trí phòng học:

 Mô hình trường học mới tập trung vào phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, chú trọng tự học của học sinh, học sinh hỗ trợ lẫn nhau (học nhóm) và giáo viên hướng dẫn và hỗ trợ các em học tập. Để thực hiện tốt việc tự học của học sinh và nhu cầu học nhóm cần có sự bố trí các điều kiện cơ sở vật chất phù hợp đặc biệt là việc sắp xếp vị trí ngồi học và giúp học sinh sử dụng các tài liệu và dụng cụ học tập ngay trong lớp học để phục vụ nhu cầu của mình.

 Việc trang trí, bố trí trong phòng học yêu cầu cao sự sáng tạo, phù hợp, thân thiện và hướng tới phục vụ cho nhu cầu học tập và nhu cầu xã hội của học sinh.

1.3. Tài liệu Hướng dẫn học tập:

 Mô hình trường học mới sử dụng một tài liệu chung cho cả học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh trong đó tích hợp đủ nội dung và phương pháp học tập theo mục tiêu bài học vì vậy còn gọi là tài liệu “ba trong một”: Sách giáo khoa, Sách giáo viên và Sách hướng dẫn được trình bày trong một quyển chung.

 Khi sử dụng tài liệu này, mặc nhiên giáo viên phải thay đổi hoàn toàn cách dạy, học sinh phải thay đổi hoàn toàn cách học và cách tiếp thu nội dung bài học, đó chính là cái đích cần đạt được của “Đổi mới phương pháp dạy học”.

1.4. Môn học và hoạt động giáo dục:

 Mô hình trường học mới, học sinh chỉ còn học 3 môn bắt buộc là Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, 2, 3) hoặc Khoa học, Lịch sử và Địa lý (lớp 4, 5) và các môn tự chọn (Ngoại ngữ, Tin học). Các môn học còn lại ở chương trình hiện hành được chuyển sang Hoạt động giáo dục (HĐGD): HĐGD lối sống; HĐGD Thể chất; HĐGD Nghệ thuật- Thẩm mỹ.

 Với sự thay đổi cơ cấu các môn học và HĐGD theo hướng trên, học sinh không mất cơ hội phát triển toàn diện, mặt khác việc tham gia các hoạt động học tập, giáo dục tại trường trở nên nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn, góp phần “giảm tải” cho học sinh từ sự thay đổi về cơ cấu các môn học.

1.5. Đổi mới đánh giá học sinh, đánh giá giáo viên:

 Mô hình trường học mới chú trọng đánh giá năng lực của học sinh (năng lực tự phục vụ, tự quản; năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực tự học và giải quyết vấn đề); đánh giá sự hình thành và phát triển các phẩm chất của học sinh (yêu nước, yêu quê hương, yêu cha mẹ và gia đình, yêu trường lớp, thầy cô và bạn bè, yêu con người; tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; trung thực, kỷ luật; chăm học, chăm làm, thích hoạt động nghệ thuật, thể thao); đánh giá sự tiến bộ của học sinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng mà không so sánh với học sinh khác; học sinh tham gia vào quá trình đánh giá (tự đánh giá).

 Đánh giá giờ dạy của giáo viên thông qua quan sát, xem xét sự tiến bộ, thái độ làm việc, cách học tập của học sinh và việc giáo viên đã giúp đỡ từng học sinh trong lớp học như thế nào để các đồng nghiệp cùng nhau rút kinh nghiệm, chia sẻ để tiến bộ.

Như vậy, mục tiêu của Mô hình trường học mới Việt Nam là đào tạo ra những con người có bản lĩnh, có năng lực để giải quyết các vấn đề thực tiễn của con người có bản lĩnh, có năng lực để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống, của xã hội đặt ra.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên chất lượng giáo dục năm 2015 (Trang 51 - 58)