2.1. Tổng quan Công ty thông tin di động VMS
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.0: Sơ đồ tổ chức Công ty Thông tin Di động VMS TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Kế hoạch – Bán hàng Phòng Công nghệ thông tin Phòng Chăm sóc khách hàng Phòng Quản lý Đầu tƣ – Xây dựng Phòng Công nghệ - Phát triển mạng Phòng Thanh toán cƣớc phí Ban Quản lý dự án I, II Phòng Xuất nhập khẩu Phòng Điều hành – Khai thác Phòng Thẩm tra quyết toán Phòng Giá cƣớc – Tiếp thị Phòng Xét thầu CHỦ TỊCH CÔNG TY
BAN KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Một trong những thành công tạo đà cho sự phát triển nhanh và vững chắc nhƣ hiện nay là ban lãnh đạo của Mobifone thực hiện chuyên môn hóa cao ngay từ giai đoạn đầu, vì vậy năng suất lao động tăng cao.
Các trung tâm vùng chuyên tổ chức cung cấp các dịch vụ thông tin di động, đồng thời thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng sử dụng dịch vụ. Các sản phẩm, dịch vụ trong từng lĩnh vực đƣợc các trung tâm chuyên sâu nghiên cứu và phát triển. Các vấn đề liên quan đến đầu tƣ cơ bản sẽ do ban đầu tƣ đảm trách…
Tại các trung tâm hay các ban chuyên trách, mức độ chuyên môn hóa đƣợc thực hiện ở mức độ cao hơn, cán bộ công nhân viên đƣợc đào tạo theo từng khâu rất bài bản và chuyên nghiệp. Cũng do tính chất đặc thù của công nghệ ngành viễn thông di động mà ở những đơn vị kỹ thuật, cán bộ công nhân viên đƣợc phân công rất chuyên sâu theo từng vị trí công việc.
Tại Mobifone, tính tổng hợp hóa chỉ đƣợc thể hiện ở các phòng ban phụ trách các vấn đề tổng hợp nhƣ phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài chính, phòng chăm sóc khách hàng (khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp), phòng marketing. Ở cấp trung tâm và các đơn vị khác, mức độ tổng hợp hóa cũng đƣợc thực hiện tƣơng tự. Lý do cơ bản là tính thời điểm của công việc và ngƣời này có thể làm thay thế ngƣời khác do chuyên môn hóa các công việc có tính chất hỗ trợ kinh doanh không cao.
Các phòng ban của công ty hiện đã đƣợc chuyên môn hóa hoàn toàn, các phòng ban làm việc theo đúng chức năng và nhiệm vụ của mình, không bị chồng chéo các nhiệm vụ. Tuy nhiên giữa các phòng ban vẫn có mối quan hệ về công việc nhằm đảm bảo công việc đƣợc tiến hành thuận lợi hơn. Ví dụ phòng chăm sóc khách hàng ngoài việc thực hiện chức năng là đƣa ra các chƣơng trình và trực tiếp làm các công việc để quan tâm chăm sóc khách hàng dùng thuê bao của Mobifone, còn phải thƣờng xuyên có
mối quan hệ với các phòng ban khác để đƣợc hỗ trợ nhƣ phòng kế toán tài chính, phòng marketing và phòng bán hàng…
Cụ thể chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và các bộ phận nhƣ sau:
Phòng tổ chức hành chính
Phòng TC-HC là phòng chức năng của Công ty giúp Chủ tịch Công ty và Tổng Giám đốc Công ty chỉ đạo và thực hiện các mặt công tác sau:
1. Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy của Công ty; 2. Công tác nhân sự và đạo tạo;
3. Công tác LĐ-TL;
4. Công tác hành chính và quản trị;
5. Công tác bảo vệ, an ninh quốc phòng, thanh tra, ATLĐ; 6. Công tác thi đua, khen thƣởng;
7. Công tác thông tin nội bộ.
Phòng khách hàng doanh nghiệp
Phòng Khách hàng doanh nghiệp là phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng giúp Chủ tịch Công ty, Tổng giám đốc trong công tác quản lý, điều hành các lĩnh vực công tác sau:
1. Công tác quản lý và phát triển khách hàng doanh nghiệp (bao gồm các công tác bán hàng, Marketing, giá cƣớc, chăm sóc khách hàng, thanh toán cƣớc phí, dịch vụ giá trị gia tăng đối với khách hàng doanh nghiệp).
2. Là đầu mối tiếp cận khách hàng doanh nghiệp.
Phòng thẩm tra quyết toán
Phòng thẩm tra quyết toán là phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mƣu, giúp Chủ tịch Công ty và Tổng Giám đốc Công ty trong công tác quản lý, điều hành các lĩnh vực công tác sau:
1. Tổ chức thẩm tra và trình phê duyệt quyết toán các dự án đầu tƣ hoàn thành thuộc thẩm quyền phê duyệt quyết toán của Lãnh đạo Công ty theo đúng quy định của Nhà nƣớc, của Tập đoàn và của Công ty.
2. Tổ chức thẩm tra và trình phê duyệt quyết toán các dự án sửa chữa, cải tạo mua sắm vật tƣ, vật liệu, công cụ, dụng cụ … sử dụng nguồn chi phí sản xuất kinh doanh có giá trị lớn do Lãnh đạo Công ty giao theo từng dự án cụ thể.
3. Hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác quyết toán dự án đầu tƣ hoàn thành theo quy định.
4. Nghiên cứu, triển khai hƣớng dẫn thực hiện các văn bản hiện hành quy định về công tác thẩm tra quyết toán và quyết toán dự án đầu tƣ hoàn thành cho toàn Công ty.
Ban quản lý dự án
Ban quản lý dự án Thông tin di động có chức năng giúp Chủ tịch Công ty và Tổng Giám đốc Công ty thực hiện các mặt công tác sau:
1. Quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng các công trình thông tin di động do Công ty thông tin di động đảm nhận và giao nhiệm vụ
2. Tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng mới, các dự án đầu tƣ xây dựng nâng cấp, mở rộng do Công ty thông tin di động làm chủ đầu tƣ hoặc đƣợc Tập đoàn Bƣu chính – Viễn thông Việt Nam ủy quyền làm chủ đầu tƣ.
3. Triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ tài sản cố định khác đƣợc giao.
Phòng giá cƣớc – tiếp thị
Phòng Giá cƣớc - Tiếp thị là phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng giúp Chủ tịch Công ty, Tổng giám đốc trong công tác quản lý, điều hành các lĩnh vực công tác sau:
2. Công tác giá cƣớc và các dịch vụ giá trị gia tăng.
(Không bao gồm công tác Marketing và công tác giá cước, dịch vụ giá trị gia tăng đối với khách hàng doanh nghiệp)
Phòng kế hoạch – bán hàng
Phòng Kế hoạch – Bán hàng là phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng giúp Chủ tịch Công ty, Tổng giám đốc trong công tác quản lý, điều hành các lĩnh vực công tác sau:
1. Công tác kế hoạch.
2. Công tác bán hàng (không bao gồm công tác bán hàng đối với khách hàng doanh nghiệp).
Phòng công nghệ thông tin
Phòng Công nghệ thông tin là phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mƣu, giúp Chủ tịch Công ty và Tổng Giám đốc Công ty trong công tác quản lý, điều hành các lĩnh vực công tác sau:
1. Quản lý, điều hành việc phát triển công nghệ thông tin hỗ trợ cho công tác quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty.
2. Quản lý, điều hành khai thác mạng tin học hỗ trợ sản xuất kinh doanh của Công ty.
3. Nghiên cứu phát triển mạng tin học và các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng thông tin di động.
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng Xuất nhập khẩu là phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mƣu, giúp Chủ tịch Công ty và Tổng Giám đốc Công ty trong công tác quản lý, điều hành các lĩnh vực công tác sau:
1. Công tác xuất khẩu, nhập khẩu các thiết bị về thông tin di động. 2. Công tác xuất khẩu, nhập khẩu các vật tƣ, hàng hóa phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng tài chính kế toán
Phòng Tài chính - Kế toán là phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mƣu, giúp Chủ tịch Công ty và Tổng Giám đốc Công ty trong công tác quản lý, điều hành các lĩnh vực công tác sau:
1. Tổ chức bộ máy kế toán, thực hiện và hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán toàn Công ty.
2. Tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động tài chính trong toàn Công ty theo quy định của Nhà nƣớc, Tập đoàn và Công ty.
3. Huy động, bảo toàn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Công ty. 4. Tổ chức và thực hiện công tác thống kê trong toàn Công ty.
Phòng quản lý kỹ thuật và điều hành khai thác mạng
Phòng Quản lý Kỹ thuật và Điều hành khai thác mạng thông tin di động là Phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mƣu, giúp Chủ tịch Công ty và Tổng Giám đốc Công ty trong công tác quản lý, điều hành các lĩnh vực công tác sau:
1. Công tác quản lý, điều hành việc vận hành, khai thác, bảo dƣỡng mạng lƣới thông tin di động và các hệ thống dịch vụ giá trị gia tăng.
2. Quản lý, khai thác băng tần số của Công ty.
3. Công tác khoa học – kỹ thuật, sáng kiến hợp lý hóa sản xuất.
Phòng quản lý đầu tƣ xây dựng
Phòng Quản lý Đầu tƣ – Xây dựng là phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mƣu, giúp Chủ tịch Công ty và Tổng Giám đốc Công ty trong công tác quản lý, điều hành các lĩnh vực công tác sau:
1. Quản lý nghiệp vụ về công tác đầu tƣ xây dựng của Công ty theo đúng các quy định của Nhà nƣớc và của Ngành
2. Kiểm tra, theo dõi, giám sát và đánh giá công tác đầu tƣ xây dựng của các đơn vị trong toàn Công ty.
Phòng chăm sóc khách hàng
Phòng Chăm sóc khách hàng là phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng giúp Chủ tịch Công ty, Tổng giám đốc trong công tác quản lý, điều hành các lĩnh vực công tác sau:
1. Công tác chăm sóc khách hàng. 2. Công tác thanh toán cƣớc phí.
(Không bao gồm công tác chăm sóc khách hàng và thanh toán cước phí đối với khách hàng doanh nghiệp):
Phòng công nghệ và phát triển mạng
Phòng Công nghệ và Phát triển mạng thông tin di động là phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mƣu, giúp Chủ tịch Công ty và Tổng Giám đốc Công ty trong công tác quản lý, điều hành các lĩnh vực công tác sau:
1. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho mạng thông tin di động. 2. Công tác phát triển mạng lƣới thông tin di động.
Phòng xét thầu
Phòng xét thầu là phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mƣu, giúp Giám đốc Công ty trong công tác quản lý, điều hành các lĩnh vực công tác sau:
1. Quản lý và triển khai thực hiện việc lựa chọn nhà thầu đối với các dự án thuộc nguồn vốn tái đầu tƣ của Công ty và các dự án đƣợc giao khác theo đúng các văn bản pháp qui hiện hành của Nhà nƣớc và của Ngành.
2. Phối hợp hƣớng dẫn nghiệp vụ trong công tác đấu thầu đối với các đơn vị trực thuộc trong toàn Công ty.
Ban kiểm soát nội bộ
Ban Kiểm soát nội bộ là đơn vị chuyên môn nghiệp vụ của Công ty thông tin di động (VMS); có chức năng giúp việc cho Chủ tịch Công ty trong công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động điều hành của Tổng giám
đốc Công ty, Giám đốc các đơn vị trực thuộc Công ty và của ngƣời đại diện phần vốn góp của Công ty VMS tại các doanh nghiệp khác.
Trung tâm Thông tin di động khu vực I
Có trụ sở chính tại Hà Nội, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Bắc (các tỉnh phía Bắc đến Hà Tĩnh).
Trung tâm Thông tin di động khu vực II
Có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Nam (từ tỉnh Ninh Thuận đến các tỉnh miền Ðông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh).
Trung tâm Thông tin di động khu vực III
Có trụ sở chính tại Ðà Nẵng, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Trung và Cao Nguyên (từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Ðắc Lắc.
Trung tâm Thông tin di động khu vực IV
Có trụ sở chính tại Cần Thơ, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực 10 tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Trung tâm Thông tin di động khu vực V
Có trụ sở chính tại Hải Phòng, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực tại 14 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Trung tâm Thông tin di động khu vực VI
Có trụ sở chính tại Đồng Nai, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực tại 9 tỉnh, thành phố miền Đông Nam bộ.
Trung tâm VAS
Có trụ sở chính tại Hà Nội có nhiệm vụ phát triển , quản lý, khai thác và kinh doanh các dịch vụ GTGT trên mạng Mobifone.
Có trụ sở chính tại Hà Nội có nhiệm vụ quản lý, vận hành và khai thác các hệ thống TC&QLKH, đối soát, IN Thanh toán điện tử tập trung của toàn Công ty.
Xí nghiệp thiết kế
Có trụ sở tại Hà Nội với nhiệm vụ tƣ vấn, khảo sát, thiết kế xây dựng các công trình thông tin di động.
2.1.4. Định vị thương hiệu
Thời gian đầu khi mới thành lập, thị trƣờng thông tin di động tại Việt Nam còn hạn chế, nhu cầu sử dụng điện thoại di động chƣa cao, giá cƣớc đắt nên những ngƣời sử dụng điện thoại thời điểm đó là những doanh nhân, những ngƣời có thu nhập cao và thực sự cần đến điện thoại di động trong công việc của họ. Tại thời điểm đó, thƣơng hiệu MobiFone, đƣợc định vị là đẳng cấp cao đƣợc ít ngƣời biết đến do số lƣợng ngƣời sử dụng chƣa nhiều. Tuy nhiên, cho đến nay, cùng với nhu cầu ngày càng lớn lên của thị trƣờng những ngƣời sử dụng điện thoại di động không chỉ là các doanh nhân mà còn là nhân viên văn phòng, giới trẻ, những ngƣời thu nhập thấp… Họ đều có nhu cầu sử dụng điện thoại di động nhƣ một phƣơng tiện liên lạc hữu ích trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, MobiFone đã không chỉ hƣớng tới nhóm khách hàng có thu nhập cao nhƣ trƣớc mà còn mở rộng thị trƣờng hƣớng tới những khách hàng còn lại. Hiện nay, khách hàng của MobiFone bao gồm tất cả các lứa tuổi, thành phần kinh tế. Tuy nhiên, Công ty luôn định vị MobiFone là thƣơng hiệu mạng điện thoại di động cao cấp, chất lƣợng dịch vụ hoàn hảo, chăm sóc khách hàng tốt nhất và giá cƣớc hợp lý để mọi đối tƣợng khách hàng đều có thể tiếp cận.
2.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh Công ty VMS
2.2.2. Thị trường thông tin di động Việt Nam
2.2.1.1. Tổng quan về thị trường phát triển các mạng di động tại Việt Nam
Mạng di động phát triển đầu tiên tại Việt Nam năm 1992 là mạng Callink. Đây là kết quả hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC - Business Contract Co-Operation) giữa Bƣu điện thành phố Hồ Chí Minh với Công ty Singtel (Singapore). Tuy nhiên, mạng di động này có quy mô nhỏ nên chủ yếu phục vụ cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận.
Năm 1993, Công ty Thông tin di động đƣợc thành lập với mục tiêu cung cấp dịch vụ thông tin di động trên toàn quốc với thƣơng hiệu MobiFone. Sau hơn một năm chuẩn bị, tháng 5/1994, cuộc gọi di động đầu tiên đã đƣợc thực hiện, đặt dấu mốc mở đầu cho thị trƣờng di động tại Việt Nam. Sau đó, đến giữa năm 1996, mạng di động VinaPhone ra đời, trở thành mạng di động thứ hai tại Việt Nam.
Tháng 7/2003, mạng di động thứ ba S-Fone, với công nghệ CDMA do Công ty Cổ phần Bƣu chính Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel) chính thức ra mắt trên thị trƣờng Việt Nam.
Cột mốc đáng nhớ thứ hai của thị trƣờng di động Việt Nam là khi mạng Viettel, đầu tƣ bởi Tổng Công ty Viễn thông Quân đội, gia nhập thị trƣờng