CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Nghiên cứu lý thuyết, kế thừa các nghiên cứu có liên quan trƣớc đó: Tiến
hành nghiên cứu các tài liệu về phân tích tài chính nhƣ giáo trình, các sách về kinh tế, các công trình nghiên cứu luận văn thạc sỹ.
- Tìm hiểu thông tin về môi trƣờng kinh tế, chính trị, luật pháp, chủ trƣơng
chính sách của Nhà nƣớc về nội dung nghiên cứu.
- Thu thập thông tin trực tiếp: Tiến hành thu thập báo cáo tài chính, quy trình, báo cáo tổng kết có liên quan đến tài chính... của Công ty Cổ Phần VIMECO từ năm 2011 đến năm 2014.
2.1.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Qua các tài liệu thu thập đƣợc tiến hành thống kê tổng hợp, phân tích các số liệu.
- Tiến hành thống kê tổng hợp báo cáo tài chính, báo cáo, tổng kết liên quan
đến tài chính của Công ty Cổ Phần VIMECO, tổng hợp các thông tin về pháp luật, kinh tế, môi trƣờng, chỉ số ngành phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công ty.
- Từ các dữ liệu đã thống kê tổng hợp đƣợc, tiến hành phân tích số liệu.
+ Phân tích theo chiều ngang:
Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động về lƣợng và tỷ lệ của một khoản mục nào đó qua thời gian qua việc áp dụng phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối và số tƣơng đối số liệu kỳ nghiên cứu với số liệu kỳ gốc.
% tăng, giảm = Chỉ tiêu kỳ này x100 Chỉ tiêu kỳ trƣớc
Phân tích theo chiều ngang giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính từ đó đánh giá tình hình tài chính công ty. Sau khi đánh giá liên kết các thông tin, đánh giá những khả năng và rủi ro, nhận ra những khoản mục biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân.
+ Phân tích xu hƣớng:
Các số tỷ lệ xu hƣớng đã xảy ra từ kỳ này qua kỳ khác đƣợc dùng để so sánh một sự kiện kéo dài qua nhiều năm.
So sánh xu hƣớng của những khoản mục có quan hệ với nhau để tìm ra xu hƣớng biến động tình hình tài chính của công ty. Ví dụ: xu hƣớng giảm của doanh thu cùng với xu hƣớng tăng của hàng tồn kho, các khoản phải thu của khách hàng, chỉ ra tình hình tài chính không tốt. Ngƣợc lại xu hƣớng tăng của doanh thu với xu hƣớng giảm hoặc xu hƣớng tăng chậm hơn của các khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho, giá vốn hàng bán phản ánh sự tăng lên về hiệu quả hoạt động kinh doanh.
+ Phân tích theo chiều dọc:
Với báo cáo quy mô chung, từng khoản mục trên báo cáo đƣợc thể hiện bằng một số tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục đƣợc chọn làm gốc có tỷ lệ 100%.
Sử dụng phƣơng pháp so sánh chỉ tiêu bộ phận trên tổng thể giúp đƣa về một điều kiện so sánh, dễ thấy đƣợc kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với tổng thể tăng giảm nhƣ thế nào.
Nhƣ đối với bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu tổng thể là tổng tài sản và nguồn vốn. Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc có ích cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nguồn vốn vay với nguồn vốn chủ sở hữu. Đối với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì chỉ tiêu tổng thể là doanh thu thuần. Theo phƣơng pháp này ta thấy đƣợc quan hệ kết cấu và biến động kết cấu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và quá trình sinh lời của công ty.
Phân tích các chỉ số chủ yếu cho biết mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính giúp chúng ta có thể đánh giá tình hình tài chính của công ty. Các loại chỉ số tài chính quan trọng nhất:
Tỷ số thanh toán đo lƣờng khả năng thanh toán của công ty.
Tỷ số hoạt động đo lƣờng mức độ hoạt động liên quan đến tài sản của công ty.
Tỷ số đòn bẩy cho biết hiệu quả sử dụng vốn của công ty
Tỷ số sinh lời biểu hiện khả năng sinh lãi của tài sản và nguồn vốn chủ sở
hữu.