Môi trƣờng trong hệ thống bể thí nghiệm:

Một phần của tài liệu nghiên cứu đực hóa cá hồi vân (oncorhynchus mykiss) bằng 17α methyltestosteron tại việt nam (Trang 27 - 29)

2. Nội dung nghiên cứu

5.2 Môi trƣờng trong hệ thống bể thí nghiệm:

Do thí nghiệm được tiến hành trong các bể với hệ thống nước được xử lý tốt và thay nước 30-50% hàng ngày nên các yếu tố môi trường trong tất cả các bể là tương đương nhau. Biến động về nhiệt độ và hàm lượng oxy trong quá trình thực hiện thí nghiệm được thể hiện ở hình 6.

Trong quá trình nuôi, nhiệt độ và hàm lượng oxy hòa tan luôn thay đổi do lượng nước được bổ sung hàng ngày để bù đắp lượng nước bốc hơi hằng ngày, do siphông và do điều kiện thời tiết nắng mưa trong thời gian thí nghiệm. Tuy nhiên dao động này không lớn (hình 6).

Nhiệt độ phù hợp cho cá Hồi vân sinh sản tuỳ theo từng khu vực. Nghiên cứu của Steven (2002) cho thấy chúng có thể sinh sản ở nhiệt độ từ 4,4 đến 11oC, theo hướng dẫn của FAO (2002) chỉ ra rằng nhiệt độ từ 8 đến 14oC là phù hợp cho cá thành thục và sinh sản [13]. Tuy nhiên trong suốt thời gian thí nghiệm nhiệt độ luôn dao động (thấp nhất là 16,2oC ở tháng thứ nhất và cao nhất là 17,4oC vào tháng thứ 2). Mức tăng nhiệt độ này đã ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nở của trứng và cũng có những

tác động đáng kể đến hiệu quả sử dụng hormon. Từ tháng thứ 3 trở đi nhiệt độ nước giảm dần và nằm trong giới hạn phát triển tốt của cá Hồi vân. Nhiệt độ nước tăng tạo điều kiện cho nấm thùy mi phát triển và một số bệnh khác cũng có chiều hướng gia tăng như bệnh trùng quả dưa.

16,5 16,4 16,7 17,0 16,2 7,75 7,48 7,30 7,15 7,24 5 10 15 20 1 2 3 4 5 Tháng nuôi Nhiệt độ (0C) 6 7 8 9 DO(mg/l) nhiệt độ nước Oxy

Hình 6: Biến động của nhiệt độ và hàm lượng oxy hòa tan

Hàm lượng oxy giảm dần trong quá trình thí nghiệm từ 1 tháng tuổi đến tháng tuổi thứ 5 (từ 7,8 mg/l xuống còn 7,2 mg/l) do kích cỡ cá lớn, nhu cầu sử dụng oxy nhiều, hoạt động trao đổi chất, thức ăn dư thừa, chất thải của cá tăng nhanh; nhưng vẫn nằm trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của cá [18].

Có nhiều ý kiến khác nhau về giới hạn chỉ số pH thích hợp cho cá Hồi vân, pH có thể dao động trong khoảng 6,7- 8,5 [26]. Trong thời gian thí nghiệm pH dao động trong khoảng từ 6,95 đến 7,18 vì vậy không gây ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

Nhìn chung, chất lượng nước là phù hợp cho sự phát triển của cá Hồi vân. Các yếu tố môi trường trong các bể nuôi tương đối ổn định và luôn nằm trong giới hạn thích hợp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đực hóa cá hồi vân (oncorhynchus mykiss) bằng 17α methyltestosteron tại việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)