PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 41)

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nguồn số liệu thực hiện đề tài

Nguồn số liệu thực hiện đề tài đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu. Các nguồn số liệu chủ yếu sau:

- Văn phòng Chính Phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Thống kê. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.

- Cục Thuế tỉnh, Cục thống kê tỉnh, các sở, ban ngành tỉnh Quảng Bình: Các Nghị quyết, quyết định, kế hoạch, văn bản quản lý chỉ đạo, niên giám thống kê, các báo cáo có liên quan.

- Chi cục Thuế các Huyện, Thành phố trong Tỉnh Quảng Bình.

- Chi cục thống kê Huyện, Thành phố trong tỉnh: Niên giám thống kê các năm 2008-2012, các báo cáo thống kê có liên quan.

2.2. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để thực hiện đề tài

2.2.1. Phương pháp biện chứng duy vật

Phƣơng pháp biện chứng duy vật là phƣơng pháp cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin đƣợc sử dụng đối với nhiều môn khoa học khác nhau. Phƣơng pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lƣợng dẫn đến thay đổi về chất. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phép biện chứng duy vật cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng và quá trình kinh tế gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Từ nội dung và yêu cầu của phƣơng pháp biện chứng duy vật, đề tài nghiên cứu các hiện tƣợng, nội dung công tác quản lý thuế TNDN, tốc độ

phát triển kinh tế, hiệu quả của việc tuyên truyền chế độ chính sách pháp luật thuế và trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của giai đoạn từ năm 2008 - 2012. Mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau ngay trong từng hiện tƣợng, nội dung và giữa các hiện tƣợng, nội dung với nhau. Cụ thể:

(1) Mối quan hệ giữa các nội dung, hiện tƣợng

Có hai mối quan hệ lớn giữa các nội dung, hiện tƣợng nghiên cứu tình hình quản lý thuế TNDN gồm: Số thu ngân sách qua hàng năm và hiệu quả trong công tác quản lý. Hai mối quan hệ đƣợc gắn liền với nhau trong quá trình nghiên cứu, trong đó mối quan hệ thu thuế TNDN, quy mô tốc độ phát triển của Doanh nghiệp trên địa bàn và các biện pháp của công tác quản lý thuế TNDN là 3 nội dung chính của quản lý thuế TNDN trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình.

Ba nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó phát triển phát triển quy mô Doanh nghiệp tác động đến số thu ngân sách đồng thời biện pháp quản lý tác động trở lại sự phát triển của Doanh nghiệp.

(2) Mối quan hệ trong từng nội dung, hiện tƣợng

Công tác Quản lý thuế TNDN tốt, đảm bảo công bằng xã hội khuyến khích sự phát triển sản xuất, đẩy nhanh sự phát triển Doanh nghiệp cả về quy mô và số lƣợng.

Biện pháp quản lý thuế TNDN tốt tăng thu ngân sách, đầu tƣ trở lại cho cơ sở hạ tầng tạo sự phát triển về kinh tế, mở rộng ngành nghề, quy mô.

Sự phát triển của doanh nghiệp đi đôi với phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, tăng doanh thu dẫn đến đẩy mạnh nguồn thu về thuế TNDN.

2.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ

đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể( có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

Đề tài “Quản lý thuế TNDN trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình” sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp là một trong những phƣơng pháp quan trọng để nghiên cứu. Các nội dung liên quan có sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp gồm:

Phân tích quy mô, xu hƣớng, tốc độ phát triển và hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 - 2012 để đánh giá đƣợc xu hƣớng chung từng nội dung, trả lời đƣợc các câu hỏi liên quan: Công tác Quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế: Số lƣợng DN kê khai đăng ký thuế, nghĩa vụ nộp NSNN ít hơn số lƣợng DN thành lập; Cơ cấu tổ chức quản lý thu chƣa phù hợp; công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế chƣa đƣợc sâu rộng, nội dung và hình thức chƣa đƣợc

phong phú; Một số lĩnh vực còn để thất thu thuế; Tình trạng kê khai thuế đầu vào, đầu ra còn nhiều sai sót, kê khai doanh thu thấp để trốn thuế; Ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của ngƣời nộp thuế chƣa tự giác nên nợ đọng thuế còn cao; Công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế chƣa đáp ứng yêu cầu quản lý.

Từ đó tổng hợp đƣợc thực trạng công tác quản lý thuế TNDN trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn nghiên cứu.

Phân tích tình hình quản lý thuế TNDN trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 - 2012 để đánh giá đƣợc xu hƣớng chung từng nội dung, từ đó tổng hợp đƣợc thực trạng công tác quản lý thuế TNDN trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn nghiên cứu.

Ngoài ra, đi sâu vào từng nội dung, đề tài vẫn tiếp tục sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, ví dụ: phân tích và tổng hợp công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế; phân tích và tổng hợp thực hiện các chức năng trong quản lý thuế TNDN; quy mô tốc độ phát triển Doanh nghiệp.

Trong quá trình sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, đề tài có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các công thức toán học đơn giản và các biểu đồ để thấy rõ hơn đặc trƣng, xu hƣớng, quy mô, tỷ trọng... của hiện tƣợng, nội dung, vấn đề nghiên cứu.

2.2.3 Phương pháp logic gắn liền với lịch sử

Quan hệ logic là quan hệ tất nhiên, có nhất định xảy ra khi có những tiền đề cho quan hệ đó. Lịch sử đó là những hiện thực của logic ở một đối tƣợng cụ thể, trong một không gian và thời gian xác định. Sự thống nhất giữa logic và lịch sử là xuất phát từ quan niệm cho rằng xã hội ở bất cứ nấc thang phát triển nào cũng đều là một cơ thể hoàn chỉnh, trong đó mỗi yếu tố đều nằm trong mối liên hệ qua lại nhất định. Lịch sử là một quá trình phức tạp và nhiều

vẽ, trong đó chứa đựng những ngẩu nhiên, những sự phát triển quanh co. Tuy nhiên sự vận động của lịch sử là một quá trình phát triển có tính quy luật. Phƣơng pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tƣợng và quá trình kinh tế qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và tiêu vong của chúng trong một không gian và thời gian xác định. Phƣơng pháp logic là quan hệ có tính tất nhiên, nhất định xảy ra khi có tiền đề. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho việc tìm ra logic nội tại của đối tƣợng và sự nhận thức về cơ cấu nội tại của xã hội lại làm cho nhận thức về lịch sử trở nên khoa học.

Từ những nội dung, yêu cầu và kết quả của việc sử dụng phƣơng pháp logic và lịch sử, đề tài sử dụng phƣơng pháp này nhằm đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu sau:

- Xác định đƣợc một giai đoạn nghiên cứu hợp lý (giai đoạn từ năm 2008 - 2012). Đây là giai đoạn vừa đảm bảo độ dài của một công trình nghiên cứu vừa là giai đoạn nền kinh tế thế giới và trong nƣớc có nhiều biến động liên quan đến các chính sách về quản lý thuế.

- Tìm ra đƣợc tính logic của thực trạng công tác quản lý thuế trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình chung và công tác quản lý thuế TNDN nói riêng.

- Xác định những nhân tố ảnh hƣởng hay những tiền đề dẫn đến hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình giai đoạn nghiên cứu và của thời gian tới.

2.2.4 Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Trừu tƣợng hóa khoa học là phƣơng pháp gạt bỏ những cái đơn giản, ngẩu nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại một số nhân tố tác động nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ổn định, vững chắc để từ đó tìm ra bản chất các hiện tƣợng và quá trình kinh tế, hình thành các phạm trù và phát hiện ra quy luật phản ánh những bản chất đó. Đây là phƣơng pháp quan trọng đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học. Phƣơng pháp này dùng để nghiên

cứu các hiện tƣợng và quá trình kinh tế. Mặt khác, bản thân các hiện tƣợng và quá trình kinh tế cũng phức tạp, có nhiều nhân tố tác động đến chúng, cho nên sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học làm cho việc nghiên cứu trở nên đơn giản hơn, nhanh chóng đi đến kết quả hơn.

Đề tài “Quản lý thuế TNDN trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình” sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học để gạt bỏ những nội dung chƣa phải là cơ bản để tập trung vào 3 nội dung lớn trong nghiên cứu thực hiện chức năng trong công tác quản lý; hiệu quả thu ngân sách và quy mô tốc độ phát triển của Doanh nghiệp . Trong mỗi nội dung chứa đựng một khối lƣợng lớn các vấn đề cần phải giải quyết, với phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học cho phép gạt bỏ những cái đơn giản, ngẩu nhiên, tạm thời để tập trung vào những vấn đề cốt lõi nhƣ sau:

- -Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thuế TNDN và công tác quản lý thuế TNDN các doanh nghiệp.

- Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế TNDN các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Quảng Bình quản lý.

- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình.

Ngoài ra, đề tài sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học trong việc lựa chọn để phân tích các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế TNDN.

2.2.5 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Theo phƣơng pháp này đó là thu thập các công trình tài liệu có liên quan xem các tác giả của các công trình, tài liệu đã nghiên cứu những nội dung gì các ý kiến, phát hiện của họ để từ đó mình có thể thu lƣợm, vận dụng và trên cơ sở đó suy luận logic đƣa ra ý kiến của mình. Phƣơng pháp này sử dụng chủ

yếu cho việc tổng quan tình hình nghiên cứu và xác định cơ sở lý luận ở chƣơng 1

2.2.6 Phương pháp thống kê mô tả

Có hai dạng thông tin đề tài thu nhập từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kế gồm: thông tin định tính và thông tin định lƣợng. Do đó, đề tài có hai hƣớng xử lý thông tin nhƣ sau: (1) Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện; và (2) Xử lý toán học đối với các thông tin định lƣợng. Đây là việc sử dụng phƣơng pháp thống kê toán để xác định xu hƣớng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này sử dụng chủ yếu ở chƣơng 3 và chƣơng 4.

2.2.7 Xử lý thông tin định tính, định lượng

Xử lý thông tin định tính đƣợc dùng để nghiên cứu chủ yếu tốc độ, quy mô phát triển của Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Khả năng, tốc độ tăng trƣởng của nguồn thu ngân sách.

Xử lý logic đối với các thông tin định tính, tức là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện đƣợc xem xét.

Thông tin định lƣợng thu thập đƣợc từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát; sau đó sắp xếp chúng lại để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Các số liệu có thể đƣợc trình bày dƣới nhiều dạng, từ thấp đến cao: - Những con số rời rạc. - Bảng số liệu. - Biểu đồ. - Đồ thị. - Phân tích chỉ số trung bình.

Tóm lại, để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, đề tài chủ có sử dụng cả hai dạng xử lý thông tin: định tính và định lƣợng, trong đó yếu sử dụng dạng xử lý thông tin định lƣợng để sắp xếp các con số rời rạc liên quan đến công tác quản lý thuế TNDN trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình; từ đó xây dựng các bảng số liệu, xây dựng các biểu đồ, đồ thị và phân tích chỉ số trung bình để tìm ra mối liên hệ và xu hƣớng chung của các nội dung nghiên cứu.

2.2.8 Phương pháp thu thập số liệu

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng ở chƣơng 3 cụ thể đó là:

Dữ liệu đƣợc thu thập từ các nguồn bên trong và bên ngoài bao gồm: Số liệu đƣợc thu thập thông qua các báo cáo về tình hình thu thuế TNDN tại cục thuế Quảng Bình qua các năm 2008 - 2012. Ngoài ra, các số liệu liên quan đến tình hình tổng quan đƣợc thu thập từ các niên gián thống kê tỉnh Quảng Bình, website của Cục thuế Quảng Bình, các báo cáo chuyên đề và các nghiên cứu của các tác giả.

Nguồn dữ liệu bên trong để thực hiện luận văn: Luận văn tham khảo trong các Báo cáo của các văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh, một số tƣ liệu có liên quan quản lý thuế TNDN từ các cá nhân, đơn vị, các Báo cáo tổng kết qua hàng năm của Cục thuế Quảng Bình, báo và Tạp chí nghiên cứu về quản lý thuế TNDN.

Nguồn dữ liệu bên ngoài để thực hiện luận văn: đó là luận văn còn sử dụng các thông tin thu thập đƣợc từ các sách, báo và các trang web của Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính có tƣ liệu liên quan đến công trình nghiên cứu.

Số liệu đƣợc thu thập thông qua nguồn dữ liệu từ các doanh nghiệp. Toàn bộ số liệu sau khi tiến hành sàng lọc để loại bỏ các vấn đề không phù hợp đƣợc tổng hợp để đánh giá về từng tiêu chí trong quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

2.2.9 Các phương pháp phân tích số liệu

*Phương pháp thống kê mô tả.

Phƣơng pháp thống kê mô tả sử dụng các bảng biểu để đánh giá những đặc điểm cơ bản của số liệu thu thập đƣợc thông qua việc tính toán các tham số thống kê nhƣ: tốc độ tăng thu, quy mô phát triển Doanh nghiệp; sự hài lòng của Doanh nghiệp đối với chính sách và mô hình quản lý thuế TNDN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)