1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển thƣơng hiệu trƣờng đại học
1.4.2 Các nhân tố bên trong
Nhận thức của Ban lãnh đạo nhà trường: đây là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến thương hiệu của một trường Đại học. Nếu Ban lãnh đạo nhà trường nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát triển thương hiệu nhà trường thì sẽ có những chiến lược rõ ràng, mang tính lâu dài và có sự lan tỏa tới toàn bộ cán bộ/ giảng viên trong trường cũng như các bạn sinh viên.
Nhận thức của cán bộ- giảng viên nhà trường: Sự kết nối chủ yếu giữa sinh viên và nhà trường chính là đội ngũ này. Chính vì vậy, bản thân các cán bộ, giảng viên phải là người hiểu rõ vấn đề để có các phương pháp khác nhau mới đưa thương hiệu nhà trường và tâm trí các bạn sinh viên cũng như các doanh nghiệp sự dụng lao động của nhà trường.
Đội ngũ giảng viên : ảnh hưởng của chất lượng đào tạo trong nhà trường chính là đội ngũ giảng viên. Sự đổi mới liên tục trong bài giảng, đưa nhiều kiến thức thực tiễn sẽ giúp cho các bạn sinh viên có nguồn cảm hứng thực sự trong học tập. Để làm được điều đó thì từ phía nhà trường phải luôn luôn nâng cao năng lực/ tạo điều kiện trong nghiên cứu.
Chương trình đào tạo: Phản ánh rõ nhất về yếu tố này chính là tỷ lệ sinh viên sau khi ra trường có việc làm và làm phù hợp với đúng ngành nghề được đào tạo. Một chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội luôn là một thách thức đối với tất cả các trường Đại học nói chung. Thương hiệu của nhà trường có phát triển hay không sẽ phụ thuộc không nhỏ vào chương trình đào tạo.
Cơ sở vật chất: có thể thấy một trường Đại học có chất lượng đào tạo tốt, nhưng cơ sở vật chất quá yếu kém thì cũng không thể khẳng định được thương hiệu của mình. Bên cạnh đó cũng không có đủ cơ sở để đảm bảo cho sinh viên cũng như đội ngũ giảng viên có một môi trường có cơ hội phát triển, có hội nghiên cứu.
1.5 Kinh nghiệm phát triển Thƣơng hiệu các trƣờng đại học và bài học cho Trƣờng Đại học Điện Lực