Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu trường đại học điện lực (Trang 98 - 104)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Đánh giá chung về phát triển thƣơng hiệu Trƣờng Đạihọc Điện Lực:

3.3.2 Tồn tại và nguyên nhân

Trong thời gian 12 năm lên đại học, mặc dù đã nỗ lực phấn đấu Trường tự nhận thức mình là một trường đại học non trẻ, kỹ năng quản lý về đào tạo vẫn còn yếu,đội ngũ cán bộ các phòng ban chức năng chưa được đào tạo nhiều về quản lý. Trong khi đó, hệ thống các quy trình quản lý, chức năng nhiệm vụ các phòng ban chưa được hoàn thiện; Cơ sở vật chất còn hạn chế cả về điều kiện học tập, thực hành cho sinh viên cũng như điều kiện làm việc, nghiên cứu cho CBGV nên Trường Đại học Điện Lực vẫn còn tồn tại những hạn chế:

3.3.2.1 Nhóm tồn tại mang tính chiều sâu:

(1) Chƣa xác định rõ đƣợc đối tƣợng đào tạo và định hƣớng thị trƣờng mục tiêu

Đây chính là điều kiện tiên quyết để lập kế hoạch và triển khai các chiến lược của nhà trường trong những năm tới. Ban lãnh đạo nhà trường cần đứng trên quan điểm của nhà đầu tư về l nh vực dịch vụ, chi tiết ở đây chính là chất lượng dịch vụ GD-ĐT. Chính người học khi sử dụng sản phẩm đào tạo của nhà trường sẽ công nhận Thương hiệu của trường Đại học Điện Lực

97

(2) Còn hạn chế về chất lƣợng nghiên cứu khoa học

Bên cạnh những hoạt động NCKH mà nhà trường đã triển khai, tuy nhiên các kế hoạch vẫn mang tính chung chung, chưa đưa ra được các tiêu chí cụ thể. Một số giảng viên vẫn còn rất hạn chế về NCKH, chưa đồng đều về chất lượng. Ngoài ra, mặc dù được hội đồng đánh giá Khoa học là có tính mới nhưng việc triển khai, áp dụng vào thực tiễn vẫn chưa được đẩy mạnh.

(3) Chƣa có quy trình thống nhất đánh giá chƣơng trình đào tạo.

Các chương trình đào tọa mở mới chưa theo một quy trình thống nhất cho có sự khác nhau giữ các chương trình mở trước 2012 và sau 2012. Mức độ tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế còn hạn chế, chưa thực sự đi sâu vào tham khảo nội dung chi tiết các học phần.

3.3.2.2 Nhóm tồn tại mang tính chiều rộng:

(4) Chất lƣợng đội ngũ cán bộ-giảng viên còn hạn chế về năng lực nghiên cứu

Hiện tại đội ngũ của nhà trường đủ về số lượng cũng như trình độ được tăng theo các năm, tuy nhiên thì năng lực nghiên cứu còn thấp, tỷ lệ sinh viên/ giảng viên ở một sô ngành còn cao. Hơn nữa tỷ lệ giảng viên có trình độ cao ở các ngành còn đưa đồng đều, kiến thức thực tế còn hạn chế. Việc tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ kỹ thuật viên và nhân viên còn chưa được thường xuyên.

(5) Chất lƣợng cơ sở vật chất ch đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu của giảng viên và sinh viên

Các sản phẩm thông tin thư viện như chuyên đề, giáo trình điện tử của nhà trường hiện nay là chưa có. Thư viên trường đã kết nối với các thư viện liên kết qua trang web nhưng chưa kết nối bằng một thư viện điện tử chung của các trường.. Ngoài ra một số phòng ký túc xá đã xuống cấp, cần sửa chữa để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sử dụng của sinh viên. Về các hệ thống cơ sở vật chất khác tần suất sử dụng còn chưa cao, diện tích sử dụng đất còn thiếu so với quy định của TCVN 3981-85.

(6) Hoạt động hợp tác quốc tế còn hạn chế về chất lƣợng

Một vấn đề của nhà trường hiện nay ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát triển thương hiệu đó chính là một số cán bộ đi học tập tại nước ngoài chưa về nước đúng thời hạn. Bên cạnh đó thì trình độ về ngoại ngữ vẫn chỉ đạt ở mức tối thiểu nên việc tiếp cận các cơ hội đào tạo ở nước ngoài là chưa được thuận lợi,bài báo quốc tế chưa nhiều theo đó nguồn thu từ các hoạt động hợp tác quốc tế còn khá khiêm tốn.

98

(7) Chất lƣợng tuyển sinh đầu vào còn thấp và chƣa xây dựng đƣợc cơ chế cho nguồn đầu ra.

+ Số lượng tuyển sinh những năm gần đây không ổn định và thiếu so với chỉ tiêu đề ra. Khi Bộ GD-Đt đưa ra các quy chế mới về vấn đề xét tuyển đại học, kết hợp cùng các cơ hội khác nhau về nguyện vọng mà người học được phép đăng ký. Chính điều này khiến chất lượng đầu vào của nhà trường thấp, năng năng lực của học sinh chỉ ở mức trung bình/ trung bình khá. Cũng có trường hợp các bạn đăng ký giữ chỗ, đến khi có cơ hội khác lại ra đi.

+ Chính vì phân tích vấn đề ở trên nên lượng đầu ra của sinh viên vẫn chưa cao, thương hiệu của nhà trường cũng chưa phát huy được tính hiệu quả đào tạo của nhà trường. Bên cạnh đó cũng có một số sinh viên đang theo học vẫn tiếp tục thi lại các trường khác theo nhu cầu bản thân hoặc theo học ngành tại trường cảm thấy không phù hợp.

(8) Chƣa có chiến lƣợc rõ ràng cho hoạt động quảng bá của nhà trƣờng.

Để phát triển thương hiệu của nhà trường thì không thể không nhắc tới hoạt động này. Ban lãnh đạo nhà trường phải phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin và các hoạt động truyền thông, điều này sẽ giúp sự nhận biết về trường Đại học Điện Lực được mạnh mẽ hơn. Mặc dù biết được tầm quan trọng nhưng nhà trường vẫn chưa chú trọng một cách cần thiết, các hoạt động vẫn chỉ mang tính tự phát, hay là những hoạt động thường niên của nhà trường chứ chưa phải là những chiến lược xây dựng một cách bài bản. Đặc biệt, các Khoa vẫn đang tự có những hoạt động của riêng mình chứ không phải là hoạt động chung của nhà trường. Tính cạnh tranh cao giữa các trường trong ngành giáo dục, đặc biệt sự hình thành một số các trường quốc tế có thương hiệu được nước ngoài đầu tư đã và đang là thách thức đối với Trường hiện nay. Mặt khác cơ chế quản lý Nhà nước đối với các Trường tự chủ chưa rõ ràng, còn nhiều ràng buộc, quyền tự chủ chưa được thực thi triệt để.

Kết luận : Những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến phát triển thương hiệu của nhà trường chính là các hạn chế vừa nêu. Vì vậy trong thời gian tới, đê phát triển thương hiệu, trường Đại học Điện Lực cần lên cho một một chiến lược rõ ràng và cụ thể để thu hút được người học đến với nhà trường.

99

3.3.2.3 Nguyên nhân

(1)Những nguyên nhân mang tính khách quan:

- Nguyên nhân đầu tiên mà tác giả muốn nhắc tới chính là quan niệm Thương hiệu trong Giáo dục Đại học vẫn còn khá mới mẻ. Sản phẩm ở đây chính là Giáo dục- Đào tạo. Thường chỉ tập trung nhiều cho giảng dạy, đào tạo và cơ sở vật chất mà quên đi các hoạt động bổ trợ khác có tính quảng bá mạnh để tạo nên một thương hiệu thực sự cho nhà trường.

- Một vấn đề kéo theo nguyên nhân trên chính là nhận thức của chính Ban lãnh đạo; cán bộ- giảng viên nhà trường trong việc phát triển thương hiệu. Từ tháng 10/2015 khi nhà trường không còn trực thuộc Tập đoàn Điện Lực mà trở về Bộ Công Thương. Từ đây nhà trường mới bắt đầu chú trọng hơn trong việc tạo dựng thương hiệu cho chính mình. Qua quá trình 3 năm, nhà trường vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện lại toàn bộ hệ thống để theo kịp với xã hội.

- Mặc dù, nhà trường có chủ trương là xây dựng chương trình đào tạo theo hướng mở, nhưng với một số môn học vẫn còn nặng về lý thuyết, thiếu sự liên hệ thực tiễn. Nguyên nhân chính là do giảng viên chưa thực sự đầu tư cho chất lượng giảng dạy, chưa bắt kịp với xu hướng mới của xã hội. Ngoài ra, các giảng viên đều thiết kế powerpoint cho các học phần (được phân công giảng dạy) theo ý kiến chủ quan của mình. Nguyên nhân là do ban lãnh đạo của trường chưa có chỉ đạo sâu sát đối với công tác giảng dạy của các giảng viên.

(2)Những nguyên nhân mang tính chủ quan:

- Nhà trường chưa khai thác hiệu quả mối quan hệ với hội cựu sinh viên của trường, chưa tận dụng đội ngũ này để xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp. Trong việc liên kết với các doanh nghiệp, nhà trường chưa chú trọng tới quảng bá thương hiệu của mình.

- Hệ thống website chính thức của nhà trường chưa tạo được sức hút với công chúng. Bên cạnh đó, hoạt động của các kênh truyền thông phi chính thức như fanpage chưa đạt hiệu quả cao, chưa thu hút đông đảo sinh viên, học sinh và cán bộ, giảng viên trong trường tham gia.

- Nhà trường chưa tiến hành công tác định vị thương hiệu một cách bài bản. Hình ảnh của trường Đại học Điện Lực còn khá mờ nhạt trong tâm trí của toàn bộ

100

khách hàng. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do nhà trường chưa xác định được cá tính thương hiệu cho mình.

- Nhà trường chưa đầu tư đúng mức cho các hoạt động quảng cáo thương hiệu, do đó nhiều học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành lân cận còn chưa biết về trường. Theo tác giả thì có 2 nguyên nhân: Một, do nhà trường chưa có một phòng ban Marketing chuyên trách về l nh vực quảng cáo, phát triển thương hiệu. Hai, nguồn kinh phí dành cho các hoạt động quảng cáo thương hiệu còn hạn chế.

Kết luận : Công tác phát triển thương hiệu Trường Đại học Điện Lực vẫn còn khá sơ sài và chưa có chiến lược rõ ràng, bài bản, vì vậy chưa tạo được sức hút và sự lan tỏa tới các đối tượng trong xã hội.

101

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Qua những số liệu phân tích ở chương này, tác giả đã một phần khái quát được quá trình phát triển Thương hiệu Trường Đại học Điện Lực. Tuy tính hiệu quả còn chưa cao mà mang tính chiến lược lâu dài, nhưng chúng ta cũng đã có thể thấy có sự đan xem trong từng bộ phận. Điều này cũng đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển thương hiệu của nhà trường thông qua những gì đã đạt được.

Bên cạnh đó không thể không kể đến những hạn chế. Để có thể giải quyết được những đề này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển Thương hiệu Trường Đại học Điện Lực được tốt hơn trong Chương 3 của đề tài.

102

CHƢƠNG 4 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu trường đại học điện lực (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)