ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh lưu xá tài chính ngân hàng 60 34 02 01 (Trang 103 - 107)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠ

VIETINBANK – CHI NHÁNH LƢU XÁ

3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

- Về công tác cho vay, đầu tư: cán bộ tín dụng của ngân hàng Vietinbank Lƣu Xá

đã không ngừng mở rộng mạng lƣới kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, tạo cơ hội và khuyến khích khách hàng vay vốn cho những mục tiêu khác nhau. Chính vì vậy, trong giai đoạn 2012-2015, khi mà lãi suất cho vay với những biến đổi không ngừng, tình hình kinh tế của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bị trì trệ làm cho một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nhƣng dƣ nợ của chi nhánh vẫn tăng (tỷ lệ tăng qua các năm là 11,3%, 2,76% và 19,37%), và nợ xấu ở mức dƣới 5% là mức có thể kiểm soát đƣợc.

- Về mô hình quản trị RRTD: mô hình tổ chức bộ máy tín dụng có các chức năng

độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp, vừa tăng cƣờng khả năng giám sát giữa các chức năng: chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản trị danh mục tín dụng (phòng quản trị rủi ro); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (phòng kiểm soát nội bộ). Nhờ đó, đã mang lại những một số kết quả khả quan về chất lƣợng tín dụng.

- Về công tác nhận diện RRTD: các cán bộ tín dụng tại Vietinbank Lƣu Xá đã

không ngừng nỗ lực nâng cao nghiệp vụ để góp phần đƣa ra những nhận định, phân tích, đánh giá khách hàng dựa trên tình hình thực tế. Điều này đƣợc thể hiện qua quy trình cấp tín dụng chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với thực trạng khách hàng. Tại Vietinbank Lƣu Xá, theo hƣớng dẫn của Hội sở thì quy trình cấp tín dụng tại Vietinbank Lƣu Xá đầy đủ 6 bƣớc: Lập hồ sơ vay vốn; Phân tích tín dụng; Ra quyết định tín dụng; Giải ngân; Giám sát tín dụng; Thanh lý hợp đồng. Trong đó, đã đƣa ra các tiêu chí cấp tín dụng rõ ràng về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, lịch sử quan hệ tín dụng, tính khả thi của phƣơng án, dự án vay… Qua từng bƣớc, với những thƣớc đo chuẩn mực và sự giám sát chặt chẽ của CBTD mà những yếu tố RRTD sẽ đƣợc nhận diện kịp thời.

94

- Về công tác đo lường RRTD: một số công cụ QTRRTD cơ bản đã và đang đƣợc

triển khai nhƣ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để chấm điểm và phân loại rủi ro đối với KH; xác định giới hạn tín dụng tối đa cho từng KH…;

- Về công tác ứng phó, kiểm soát RRTD: việc ứng phó RRTD đƣợc thực hiện triệt để theo thông tƣ 02 về "phân loại tài sản Có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro” nên các biện pháp dự phòng để xử lý nợ xấu đƣợc tăng cƣờng gồm trích lập đầy đủ quỹ dự phòng rủi ro, cho vay có tài sản bảo đảm… Do đó, số trích lập quỹ dự phòng rủi ro ngày càng phản ánh chính xác chất lƣợng nợ tại chi nhánh.

- Về công tác tuyển dụng, đào tạo CBTD: chất lƣợng CBTD đã đƣợc ban lãnh đạo chi nhánh quan tâm sát sao. Đội ngũ nhân viên mới tốt nghiệp đại học đƣợc đào tạo bài bản về chuyên ngành tài chính ngân hàng đƣợc ƣu tiên khi tuyển dụng vào làm việc tại chi nhánh, đồng thời có những buổi đào tạo chung cho CBTD nhằm cung cấp các kiến thức và thông tin mới về QTRR và QTRRTD, tập huấn về phƣơng pháp thẩm định và quản lý nợ vay mới.

3.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân

Từ kết quả phân tích thực trạng QTRRTD, và phân tích nguyên nhân gây ra RRTD tại Vietinbank Lƣu Xá (mục 3.2.2.4), các vấn đề cần quan tâm giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả QTRRTD tại Vietinbank Lƣu Xá trong thời gian tới là:

- RRTD tại Vietinbank Lưu Xá đã và đang xuất hiện: điều này thể hiện qua chỉ số

nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ tăng nhanh từ 0,22% (tƣơng đƣơng 3,855 tỷ đồng) năm 2012 lên 0,97% (tƣơng đƣơng 23,765 tỷ đồng) năm 2015. Trong đó, nợ xấu tăng từ 0,17% (tƣơng đƣơng 3,085 tỷ đồng) năm 2012 lên 0,71% (tƣơng đƣơng 17,32 tỷ đồng) năm 2015 (bảng 3.12: Nợ quá hạn tại Vietinbank Lưu Xá các năm 2012-2015). Tổng dƣ nợ qua các năm 2012-2105 tăng nhƣng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dƣ nợ cũng tăng cho thấy đây là sự cảnh báo những dấu hiệu và hệ quả của các tác động không tích cực đến chất lƣợng tín dụng tại Vietinbank Lƣu Xá.

- Nợ xấu chiếm tỷ trọng cao trong nợ quá hạn: nợ quá hạn tại Vietinbank Lƣu Xá

chủ yếu là nợ xấu và tập trung chủ yếu vào nhóm 4 (nợ nghi ngờ), các nhóm thuộc nợ xấu khác không có (gồm nhóm 3: Nợ dƣới tiêu chuẩn và nhóm 5: Nợ khả năng mất vốn) (Bảng 3.13: Nợ theo nhóm của Vietinbank Lưu Xá các năm 2012 – 2015). Các

khoản nợ quá hạn đƣợc xác định phần lớn là của các KH DN lớn (chiếm 100% tổng nợ

95

quá hạn năm 2013, chiếm 86,06% tổng nợ quá hạn năm 2014 và chiếm 72,88 % nợ quá hạn năm 2015) và chủ yếu là vào nhóm các doanh nghiệp ngành thép (Bảng 3.14:

Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của Vietinbank Lưu Xá các năm 2012 – 2015 và Biểu đồ 3.3 : Cơ cấu cho vay theo ngành tại Vietinbank Lưu Xá)... Đây là vấn đề đặt

ra đòi hỏi công tác quản trị RRTD trong thời gian tới phải giải quyết.

- Quy trình cấp tín dụng còn bất cập: theo Basel II, để đảm bảo sự thành công

của QTRRTD, một nguyên tắc cơ bản mà các NH phải tuân thủ triệt để là sự độc lập hoàn toàn của bộ phận QTRRTD và sự đảm bảo về vai trò chủ chốt của bộ phận này trong quá trình ra quyết định tín dụng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay phòng QTRR tại Vietinbank Lƣu Xá lại chỉ có tính độc lập tƣơng đối với phòng khách hàng. Mặt khác, việc bộ phận tín dụng vừa là ngƣời đi tìm kiếm, tiếp xúc KH vừa phân tích KH, thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay… để trình duyệt thƣờng kém tính khách quan và tiềm ẩn rủi ro lớn cho ngân hàng do bộ phận tín dụng thƣờng phải chịu áp lực về phát triển, mở rộng khách KH nên họ có thể phân tích KH theo hƣớng tốt hơn so với thực tế để đƣợc phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về dƣ nợ; CBTD phải đảm bảo tất cả các giai đoạn từ hƣớng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ và tiến hành thẩm định tất cả nội dung liên quan đến KH nhƣ pháp lý, uy tín, tài chính, TSĐB. Với khối lƣợng công việc lớn nhƣ vậy lại chịu áp lực về thời gian trả lời KH đúng quy định, dẫn đến CBTD khó có đủ thời gian để thu thập thông tin đầy đủ, dẫn đến tình trạng phân tích sơ sài, không đánh giá đúng thực trạng của KH.

- Công tác thẩm định, kiểm soát tín dụng chưa tốt: thực tế những năm qua cho

thấy, công tác phát hiện rủi ro tín dụng chỉ mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (không trả đƣợc nợ đúng hạn, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợ không tốt…); cách đánh giá rủi ro còn nặng về cảm tính (khi đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính); thiếu các công cụ đo lƣờng rủi ro hiệu quả; khả năng dự báo và phòng ngừa từ xa chƣa tốt; chất lƣợng thẩm định và kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay chƣa cao, nhiều báo cáo thẩm định và kiểm tra chƣa đạt yêu cầu. Các loại rủi ro và các biện pháp giảm thiểu rủi ro của KH không đƣợc đề cập kỹ trong các báo cáo. Tình trạng này là do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của CBTD; hệ thống thông tin thị trƣờng và xử lý thông tin qua các phân tích, dự báo chƣa tốt; công tác kiểm tra sử dụng vốn còn hời hợt, chủ yếu dựa vào báo cáo do KH cung cấp....Vì thế tính chủ động ứng phó với RRTD chƣa cao. Điều này cũng làm ảnh hƣởng không nhỏ

96

đến hiệu lực, hiệu quả công tác QTRRTD tại Vietinbank Lƣu Xá trong thời gian qua.

- Ngân hàng chưa áp dụng các phương pháp đo lường rủi ro theo phương pháp định lượng hướng theo tiêu chuẩn quốc tế: Mặc dù việc xây dựng hệ thống xếp hạng

tín dụng nội bộ đã cũng cho thấy ngân hàng đã quan tâm đến việc vận dụng các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro vào điều kiện cụ thể tại Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ giúp đánh giá đƣợc rủi ro của một khoản vay mà chƣa đánh giá đƣợc rủi ro dannh mục tổng thể.

- Các công cụ trong quản trị, kiểm soát và tài trợ rủi ro còn ít: tại Vietinbank

Lƣu Xá, nợ xấu chiếm tỷ trọng ngày càng tăng. Tuy nhiên các công cụ trong quản trị, kiểm soát các khoản tín dụng có vấn đề còn ít. Chủ yếu việc tài trợ các khoản nợ xấu đều sử dụng bằng quỹ dự phòng RRTD để xử lý. Ngân hàng chƣa xây dựng đƣợc mô hình giúp cảnh báo rủi ro ngành, theo tài sản bảo đảm, theo luồng tiền. Các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro nhƣ: đƣa KH mua bảo hiểm vào quy trình cấp tín dụng, thực hiện mua bảo hiểm tiền vay cũng chƣa đƣợc chú ý đến. Trong khi đó, việc chỉ đạo xử lý thu hồi nợ quá hạn đã cố gắng và đạt đƣợc kết quả nhất định nhƣng tiến độ xử lý còn chậm, hiệu quả chƣa cao.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ của Vietinbank Lưu Xá còn có những bất cập: một

bộ phận cán bộ chƣa nhận thức đầy đủ và nhìn nhận đƣợc tầm quan trọng của công tác QTRRTD. Từ đó dẫn đến việc một số cán bộ chƣa đủ kiến thức và kinh nghiệm đã đƣợc hƣớng dẫn KH cũng nhƣ thẩm định những dự án lớn. Các CBTD vẫn làm theo quan điểm cá nhân, dựa vào thông tin KH cung cấp để đánh giá thực trạng tài chính, năng lực của KH do đó đánh giá sai về dự án. (Điều này đƣợc thể hiện qua bảng 3.17 -

Rủi ro trong thẩm định hồ sơ của NH bảng 3.18 - Rủi ro do CBTD của ngân hàng). Đây là những vấn đề hiện đang đặt ra cần quan tâm giải quyết bằng các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả QTRRTD Vietinbank Lƣu Xá.

97

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

- CHI NHÁNH LƢU XÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh lưu xá tài chính ngân hàng 60 34 02 01 (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)