3.2 Giải pháp phát triển CNHT ngành thép Việt Nam
3.2.2 Giải pháp từ phía Hiệp hội thép Việt Nam
Hiệp hội Thép Việt Nam có nhiệm vụ ổn định và thúc đẩy phát triển thị trường thép nội địa; thúc đẩy xuất khẩu thép và cung cấp thông tin về công nghiệp thép trong và ngoài nước cho các hội viên, đồng thời, kiến nghị Nhà nước về chính sách pháp luật, xây dựng tiêu chuẩn về sản phẩm thép và nguyên liệu phục vụ ngành thép và các vấn đề khác có liên quan đến công nghiệp thép; trợ giúp kỹ thuật cho các thành viên của Hiệp hội thép, tổ chức và tham gia huấn luyện nhằm đào tạo cán bộ và công nhân của ngành; bảo vệ lợi ích chính đáng của các hội viên; quan hệ các tổ chức, hiệp hội sản xuất, gia công thép của khu vực và thế giới...
Hiệp hội Thép giữ vai trò tham mưu, khuyến cáo các doanh nghiệp thép tập trung đầu tư, đưa công nghệ và trang thiết bị mới có công suất cao, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, có những dự báo sát thực về diễn biến thị trường, giúp các doanh nghiệp thép ứng phó kịp thời những biến động về cung - cầu thép. Đồng thời, kiến nghị kịp thời các bộ, ngành liên quan và Chính phủ có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, kiến nghị các biện pháp tự vệ khi cần thiết để bảo vệ sản xuất trong nước, tránh những cạnh tranh không bình đẳng của doanh nghiệp nước ngoài và các hành vi gian lận thương mại, thuế,...
VSA là nơi cung cấp các nguồn thông tin quan trọng, có thể tạo doanh thu và cơ hội đào tạo cho các doanh nghiệp thông qua mạng lưới và chia sẻ thông tin, hình thành các nhóm thương mại; cung cấp các thông tin về thị trường trong nước và quốc tế mới, hỗ trợ tài chính và cơ hội tiếp cận công nghệ cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, VSA có thể trở thành đối tác với cơ
quan chức năng Nhà nước, hoặc các tổ chức quốc tế nhằm bảo đảm giải quyết bức xúc của các doanh nghiệp.
3.2.3 Các giải pháp từ phía doanh nghiệp
(1) Giải pháp về thị trường
Doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết mở rộng thị trường xuất khẩu quặng sắt, bởi hiện tại thị trường tiêu thụ quặng sắt của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, việc thu mua phụ thuộc vào tư thương Việt Nam và doanh nghiệp của Trung Quốc. Do vậy, giá quặng sắt bán cho Trung Quốc thấp so với giá quặng sắt cùng loại trên thị trường thế giới và khu vực. Nhưng vì lợi nhuận trước mắt nên một số doanh nghiệp sẵn sàng bán mà không tính đến lợi ích chung của quốc gia. Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả khai thác và sử dụng quặng sắt Việt Nam cho nhu cầu sản xuất phôi thép bằng nguyên liệu trong nước.
(2) Đầu tư phát triển công nghệ khai thác chế biến quặng sắt
Quặng sắt ở Việt Nam chủ yếu phân bố rải rác với trữ lượng nhỏ, thường là tại các vùng kém phát triển, cơ sở hạ tầng rất khó khăn, giao thông không thuận lợi nên không cho phép khai thác và chế biến tập trung với quy mô lớn. Đó là yếu tố bất lợi cho việc lập các dự án đầu tư khai thác. Vì vậy, khả năng khai thác và chế biến quặng sắt trong nước phục vụ cho nhu cầu của ngành Thép Việt Nam bị hạn chế.
Mặt khác, hoạt động khai thác quặng sắt ở Việt Nam diễn ra rất lộn xộn. Đa số doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động manh mún, công nghệ thô sơ, chủ yếu khai thác xuất bán quặng thô hoặc quặng nghèo sang Trung Quốc. Kéo theo đó là hệ quả ô nhiễm môi trường nặng nề, mất an ninh trật tự…
Do vậy, trong bối cảnh mở cửa và giao lưu quốc tế, việc khai thác và chế biến khoáng sản các doanh nghiệp cần liên doanh, liên kết với nước ngoài
tiêu thụ. Giải quyết tốt những điều này, ngành khai thác khoáng sản kim loại sẽ giữ được tốc độ phát triển cao.
- Để giải quyết tình trạng căng thẳng về nguồn cung quặng sắt các doanh nghiệp cần đẩy mạnh sản xuất quặng sắt trong nước; như vậy, không những chủ động được đầu vào mà giá cũng sẽ thấp hơn nhập khẩu.
- Các doanh nghiệp khai thác quặng cần hợp tác chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp sản xuất thép, có thể bằng hình thức mua cổ phần của nhau để gắn chặt lợi ích. Ngoài ra, các doanh nghiệp khai thác quặng không nên tính kế hoạch kinh doanh dựa chủ yếu vào xuất khẩu. Năm 2011 việc sản xuất thép đòi hỏi lượng quặng lớn và do trong nước còn ít quặng sắt nên các doanh nghiệp không nên xuất khẩu nữa.
- Doanh nghiệp tiếp tục đầu tư cải tiến dây chuyền để nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm. Chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất; Tăng cường tìm kiếm, huy động nguồn cung cấp tín dụng đa dạng để giảm chi phí vay vốn đến mức thấp nhất; Theo dõi sát diễn biến thị trường thép thế giới và trong nước; Đánh giá, phân tích dự báo thị trường làm cơ sở cho công tác chỉ đạo, điều hành kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần quyết tâm trong việc thực hiện các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm giảm chi phí quản lý, giảm tiêu hao vật tư, năng lượng để hạ giá thành sản phẩm.
(3) Giải pháp về sản xuất và nhập khẩu phôi thép
Trong những năm gần đây, sản xuất phôi thép của Việt Nam đã liên tục tăng mạnh nhờ có một số nhà máy đi vào hoạt động. Nếu như năm 2005, sản lượng phôi thép của Việt Nam chỉ ở mức 1,32 triệu tấn thì đến năm 2010 đạt 3,2 triệu tấn. Theo mục tiêu phát triển tổng thể của ngành Thép Việt Nam, đến năm 2015, sản lượng phôi thép sản xuất trong nước đạt 6 - 8 triệu tấn; năm
2020 đạt 9 - 11 triệu tấn và năm 2025 đạt 12 - 15 triệu tấn phôi thép, đáp ứng hoàn toàn nhu cầu trong nước.
Để đạt được mục tiêu này, cần thực hiện một số giải pháp như sau: + Sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, thiết bị đồng bộ có tính liên hợp cao và suất tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng thấp để giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
+ Cần ưu tiên cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thép phế, phục vụ sản xuất phôi thép.
+ Áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn nhập khẩu thép xây dựng.
(4) Một số giải pháp khác: +Giải pháp về hạ tầng cơ sở
- Cần phải gắn quy hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp khai thác và chế biến quặng sắt, trên địa bàn khai thác với quy hoạch các ngành có liên quan của địa bàn khai thác đó.
- Tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng hiện có phục vụ cho công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến.
+Giải pháp về vốn
- Huy động từ các nguồn vốn: Ngân sách nhà nước (bao gồm cả ODA); vay tín dụng; vốn: tư nhân, hỗn hợp, cổ phần, FDI … trong đó chủ yếu là vốn doanh nghiệp.
- Kêu gọi nguồn vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong, ngoài nước. Lựa chọn phương án đầu tư hợp lý, có trọng điểm vào các mỏ phù hợp với quy hoạch này và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa bàn khai thác.
+ Giải pháp về nguồn nhân lực
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành. Thu hút cán bộ, công nhân có chuyên môn, kỹ thuật cao.
- Ưu tiên tuyển dụng lao động tại địa phương, lao động của các hộ bị ảnh hưởng và các hộ trong diện di dời tái định cư bởi hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.
- Hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho công nhân trong ngành khai thác, chế biến khoáng sản theo quy chế hiện hành của nhà nước.
+ Giải pháp về kỹ thuật và công nghệ
- Khâu khai thác và tuyển rửa chủ yếu sử dụng công nghệ và thiết bị trong nước, chỉ nhập một số thiết bị nước ngoài có chất lượng nổi trội hẳn và đặc thù riêng với quặng sắt.
- Đánh giá lại trình độ công nghệ các mỏ đã và đang tiến hành khai thác, chế biến để có phương án đầu tư mới hoặc cải tạo nâng cao hiệu quả sản xuất. - Đối với các loại quặng nhỏ, quặng bùn sử dụng công nghệ thiêu kết đóng bánh, vê viên… để tận dụng tối đa giá trị tài nguyên.
+ Giải pháp bảo vệ môi trường và sinh thái
- Các dự án khai thác và chế biến quặng sắt phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Thực hiện nghiêm và triệt để các giải pháp bảo vệ môi trường từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án khai thác, chế biến. - Các doanh nghiệp khai thác quặng sắt Việt Nam cần thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo đảm an ninh trật tự xã hội tại các địa bàn có quặng sắt.
- Xây dựng và phát công nghiệp khai thác, chế biến quặng sắt với công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam, nâng cao hệ số thu hồi khoáng sản. - Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư thăm dò, khai thác và chế biến quặng sắt, trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ tài nguyên.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong thời gian qua, công nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh. Tuy vậy, với các ngành CNHT yếu kém, chậm phát triển, nền kinh tế đang gặp phải những vướng mắc không thể giải quyết trong ngắn hạn.
Quy hoạch phát triển CNHT Việt Nam, với sự giúp đỡ cao của các chuyên gia nước ngoài, đã được Chính phủ phê duyệt năm 2007, nhưng đến nay các ngành CNHT, các doanh nghiệp cung ứng vẫn đang phát triển hết sức tự phát. Đã đến lúc cần có những bước đi mạnh dạn và thiết thực hơn nữa, để CNHT có thể phát triển, tạo dựng được nền móng bền vững cho các ngành công nghiệp của Việt Nam. Nghiên cứu này đã đánh giá các vấn đề liên quan đến CNHT, CNHT ngành Thép và có một số kết luận như sau:
1. Khái niệm CNHT của Việt Nam quá rộng nhưng lại không đầy đủ. Thuật ngữ CNHT chỉ một số ngành cung ứng các nhóm linh kiện cho các ngành công nghiệp chế tạo tương đồng nhau, trong khi CNHT ở Việt Nam được xác định chỉ trong nội vi một ngành hạ nguồn, lại gồm toàn bộ chuỗi giá trị. Khái niệm này mở rộng phạm vi các ngành cung ứng, làm phân tán nguồn lực; đồng thời bỏ sót ngành cung ứng, như CNHT ngành thép thiếu hẳn nguồn nguyên liệu chính.
2. Việt Nam xây dựng Quy hoạch CNHT mà không xác định rõ quan điểm phát triển.
3. Phân tích quy trình sản xuất các sản phẩm thép, tác giả đã tìm ra phạm vi CNHT ngành thép bao gồm quá trình sản xuất các nhóm sản phẩm chính: Phôi thép, than cốc và khai thác quặng.
các nhà cung ứng nước ngoài - hầu hết là các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa vào sản xuất CNHT, mà chỉ tập trung thu hút đầu tư từ tập đoàn lớn. 5. Với kết luận này, tác giả đã đề xuất định hướng phát triển CNHT ngành Thép với 3 điểm chính:
(1) Tập trung thu hút FDI vào sản xuất CNHT ngành Thép tại Việt Nam; (2) Doanh nghiệp Việt Nam nên hướng đến cung ứng đa ngành cho các nhà sản xuất hỗ trợ trong mạng lưới sản xuất, thay vì cung ứng cho các doanh nghiệp hay các tập đoàn nước ngoài như hiện nay;
(3) Phát triển CNHT ở Viêt Nam nên tập trung vào sản phẩm chính. Trên cơ sở này, đề xuất chương trình phát triển CNHT ngành Thép, với xác định phần nguyên liệu được sản xuất trong nước là chủ yếu, hạn chế việc nhập khẩu.
Tên luận văn là phát triển CNHT cho ngành Thép, nhưng do đặc tính của CNHT vốn không chỉ nằm trong nội vi ngành hạ nguồn, kết quả nghiên cứu này có thể áp dụng cho hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo liên quan, trong hoạch định chính sách phát triển CNHT, cho các tổ chức hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và cho chính doanh nghiệp sản xuất.
6. Vấn đề nghiên cứu đặt ra tiếp theo sau khi thực hiện luận án này: cần có nghiên cứu sâu về danh mục các sản phẩm CNHT ngành Thép . Trên cơ sở lợi thế của Việt Nam, lên danh sách lĩnh vực và sản phẩm ưu tiên cụ thể ở từng nhóm CNHT. Việc công bố danh mục này sẽ quyết định doanh nghiệp sản xuất nào thuộc lĩnh vực CNHT, để được hưởng các ưu đãi từ các chính sách phát triển CNHT của Chính phủ.
Dù đã có những đánh giá khá cẩn trọng, nhưng do hạn chế về năng lực cũng như việc tiếp cận các nguồn thông tin, các kết luận của luận văn khó tránh khỏi các thiếu sót mang tính chủ quan hoặc chưa thật sự đại diện, tác giả rất mong nhận được các ý kiến góp ý để có thể hoàn thiện nghiên cứu một cách tốt nhất.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phạm Tuấn Anh (2013), Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu phát triển CNPT của một số quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Nam Á – Những hàm ý chính sách cho Việt Nam, Khoa học Thương Mại – Tạp chí của trường Đại học Thương Mại số 53+54.
2. Trương Chí Bình (2006), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển CNPT Việt Nam thông qua nâng cao hiệu quả của liên kết kinh doanh giữa DNVVN (Đề tài nghiên cứu cấp Bộ), Bộ Công nghiệp.
3. Trương Chí Bình (2007), Nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình Cụm liên kết công nghiệp để phát triển CNPT Việt Nam, Bộ Công Thương.
4. Trương Chí Bình (2010), Phát triển CNHT trong ngành công nghiệp điện tử gia dụng ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ trường ĐH KTQD.
5. Bộ Công nghiệp (2007), Báo cáo tình hình phát triển công nghiệp Việt Nam 2006, Hà Nội.
6. Bộ Công nghiệp (2007), Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành CNHT Việt Nam đến 2010, tầm nhìn đến 2020, Hà Nội.
7. Bộ Công thương (2013), Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn đến 2020, có xét đến 2025, Hà Nội.
8. Bộ Thương mại (1999), Chiến lược công nghiệp Việt Nam nhìn nhận trong tiến trình gia nhập WTO - Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc.
9. Vũ Thị Đào (2011), Chuyên đề tình hình thương mại quặng sắt, thép phế liệu và phôi thép của Việt Nam Quý 1 và Quý 2 năm 2011. Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương Mại – Bộ Công Thương.
11. Nguyễn Thị Hạnh (2012), Đề xuất mô hình liên kết trong phát triển CNHT ngành điện tử ở Việt Nam (Luận văn thạc sỹ).
12.Ichikawa K. (2003), Báo cáo về tình hình điều tra xây dựng và phát triển ngành CNHT tại Việt Nam, JETRO.
13. JBIC (2004), Báo cáo khảo sát các bộ phận ở nước ngoài của các công ty lắp ráp Nhật Bản.
14. JETRO (2003), Chi nhánh các nhà lắp ráp Nhật Bản ở châu Á. 15. JETRO (2004), Xây dựng và đẩy mạnh CNHT ở Việt Nam.
16. Kenichi K. (2005), Mô hình hỗ trợ liên kết cho DN của Nhật Bản, Bộ KHĐT.
17. Ohno K. (2006), Hoạch định chính sách CN ở Thailand, Malaysia và Nhật bản – Bài học kinh nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, VDF - GRIPS.
18. Ohno K. (2007), Xây dựng các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. 19. Thủ tướng Chính phủ (1998), Chỉ thị số 32/1998/DT-TTg về Công tác quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến 2010.