7. một số thông số chức năng của rơle
2.6. Chức năngbảo vệ chống hư hỏng máy cắt
Chức năng bảo vệ chống hư hỏng máy cắt giám sát phản ứng của máy cắt khi có lệnh cắt được gửi đến. Nếu sau một thời gian trễ đã định sẵn mà máy cắt không cắt thì sẽ có tín hiệu báo máy cắt hư hỏng, rơle sẽ gửi lệnh cắt đến tất cả các máy cắt lân cận liên quan.
Để xác định rằng máy cắt đã được cắt khi có lệnh cắt gửi tới, ta có thể sử dụng một trong các biện pháp sau:
- Xác định dòng điện đi qua máy cắt.
- xác định vị trí của máy cắt thông qua tiếp điểm phụ của nó.
2.7. Chức năng tự động đóng lặp lại.
Kinh nghiệm cho thấy rằng ở đầu các đường dây khoảng 85% của sự cố ngắn mạch gây ra là do hồ quang và nó tự mất đi sau khi bảo vệ tác động cắt máy ngắt, do đó đường dây có thể được cung cấp điện trở lại. Quá trình đóng lại này có thể thực hiện bằng chức năng tự động đóng lặp lại. Nếu sự cố vẫn còn sau khi tự đóng lại (hồ quang chưa tắt hoặc ngắn mạch day dẫn) thì rơle bảo vệ sẽ cắt dứt khoát. Trong một số hệ thống có thể cho phép đóng lại nhiều lần.
Chức năng đóng lặp lại có thể được sắp đặt tuỳ ý với chức năng bảo vệ để khởi động. Thông thường, chức năng đóng lặp lại sẽ được khởi động bằng lệnh cắt của chức năng bảo vệ ngắn mạch chứ không phải bằng các chức năng cắt khác. Ngoài ra sự khởi động còn có thể được thực hiện từ các thiết bị bên ngoài thông qua các đầu vào nhị phân đã được phân công.
Để thực hiện đóng lại thành công, các sự cố trên bất kỳ phần nào của
50N-2 có thời gian cắt trễ nhỏ. Và sau đó các cấp này sẽ bị khoá để cho phép cắt với thời gian trễ được lựa chọn phù hợp với thời gian thiết kế của hệ thống.
Sự khởi động chức năng đóng lặp lại có thể được khoá bằng các tín hiệu mà các tín hiệu này được sắp xếp cho các tín hiệu bên trong hoặc các đầu vào nhị phân. Điều này có ý nghĩa đối với các chức năng đi cắt mà nó sẽ khoá chức năng tự động đóng lặp lại. Chẳng hạn để bảo vệ cho thanh cái ngoài, chức năng đóng lặp lại bị khoá khi tín hiệu khoá xuất hiện tại bất cứ thời điểm nào trong khi tín hiệu khoá xuất hiện.
Hơn nữa, lệnh đóng lạị có thể được khoá bởi các điều kiện mà có thể được sắp xếp tuỳ ý hoặc đưa vào qua một đầu vào nhị phân. Quá trình khoá này của chức năng làm việc ổn định, miễn là nó được xác định. Nhưng nếu tín hiệu khoá này làm việc ngay khi lệnh đóng lại được phát ra thì lệnh đóng lại hoàn toàn được bỏ qua. Điều này có thể được sử dụng để đảm bảo rằng máy cắt thực sự sẵn sàng để đóng lại và cắt ngay khi mà lệnh đóng lại được phát ra. Tất nhiên một lệnh đóng lại được phát ra, nó được giữ lại.
Thông thường trình tự đóng lại như sau: Bảo vệ quá dòng cắt ngắn mạch bằng các cấp có tốc độ cắt nhanh 50-2, 50N-2. Chức năng đóng lặp lại được khởi động. Khi này, thời gian chết ‘AR- T1’ cho chu kỳ đóng lại đầu tiên sẽ bắt đầu tính. Sau thời gian chết, máy cắt sẽ nhận được lệnh đóng. Đồng thời thời gian phục hồi ‘T - REC’ được khởi động.
Nếu sự cố đã hết (đóng lại thành công), thời gian phục hồi sẽ mất đi và tất cả các chức năng sẽ thiết lập lại tình trạng ban đầu. Sự cố hệ thống được giải trừ.
Nếu sự cố chưa hết (đóng lại không thành công) thì thời gian phục hồi bị bỏ qua bởi lần cắt mới và chu kỳ đóng lặp lại tiếp theo lại được khởi động. Sau khi hết sự cố, thời gian chết ‘AR- Tn’ của chu kỳ đóng lặp lại thứ n sẽ bắt đầu tính. Hết thời gian này, máy ngắt nhận được lệnh đóng mới, đồng thời thời gian phục hồi ‘T- REC’ được bắt đầu tính lại. Ngoài ra trong bất kỳ sự cố nào thời gian phục hồi sẽ dẫn đến sự khởi động của chu kỳ đóng lại tiếp theo (nếu được phép).
Nếu một trong các chu kỳ đóng lại thành công tức là sự cố hệ thống đã
Nếu không có chu kỳ đóng lại nào thành công thì bảo vệ ngắn mạch sẽ cắt dứt khoát sau chu kỳ đóng lại cho phép sau cùng. Khi đó thời gian khoá chức năng đóng lặp lại ‘T -LOC’ sẽ được tính và lệnh đóng sẽ được khoá. Kể từ lúc đấy, không có chu kỳ đóng lại nào nữa được thực hiện, quá trình đóng lặp lại đã không thành công.
Một thời gian khoá đặc biệt ‘T - BLM’ được trang bị cho đóng bằng tay. Trong thời gian này, sau khi đóng bằng tay lệnh đóng lại sẽ bị khoá, bất kỳ lệnh cắt nào sẽ là cắt dứt khoất. Trong trường hợp này lệnh đóng bằng tay phải được đưa tới rơle qua đầu vào nhị phân đã được sắp đặt. Chú ý rằng tín hiệu lệnh đóng bằng tay gửi tới rơle không cung cấp lệnh đóng đầu ra nhưng phải được nối tới cuộn đóng của máy cắt bằng tiếp điểm khác.
2.8. Lưu trữ và truyền số liệu cho việc ghi sự cố.
Các giá trị tức thời đo được: IL1, IL2, IL3, Ie lấy được mẫu trong khoảng 1ms (ở 50 HZ) và lưu trong bộ ghi luân chuyển tuần hoàn. Trong trường hợp có sự cố, các số liệu được lưu không quá khoảng thời gian đặt lớn nhất là 5 s. Số bản ghi lớn nhất trong khoảng thời gian này là 8. Các số liệu này sẵn sàng cho việc phân tích sự cố. Với mỗi sự kiện mới, các số liệu được lưu không cần sự chấp nhận của số liệu cũ.
Các số liệu có thể được truyền tới máy tính cá nhân qua cổng giao tiếp với máy tính ở phía trước và được đánh giá các số liệu bảo vệ bằng chương trình DIGSI 4. Các dòng điện được quy đổi theo các giá trị lớn nhất của chúng, chuẩn hoá theo các giá trị danh định và đồ thị hoá. Thêm vào đó, các tín hiệu như “tác động” và “cắt” được đánh dấu như phác đồ nhị phân.
Khi số liệu được truyền đến thiết bị trung tâm, nó được đọc ra tự động, tuỳ chọn sau mỗi lần rơle tác động hoặc chỉ sau khi cắt. Khi đó, các đường sau được áp dụng:
- Rơle thông báo hiện có các bản ghi sự cố.
- Các số liệu luôn chờ được gọi ra cho đến khi chúng bị ghi đè bởi các số liệu mới.
2.9. Các thông số vận hành.
Các số liệu có thể gọi ra tại chỗ hoặc truyền đi xa dùng các giá trị hiệu dụng thực của các dòng điện pha và đất. Khi có quá tải giá trị nhiệt độ của nó cũng có thể gọi ra.
Các giá trị sau có hiệu lực:
- IL1, IL2, IL3, IE - các giá trị dòng pha và đất thể hiện bằng giá trị ampe nhất thứ và bằng % của dòng định mức.
-θ/θcắt- độ tăng nhiệt tính toán quy chiếu theo độ tăng nhiệt độ bị cắt.
3. giao tiếp với rơle