Các bộ phận mặt trước rơle:

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG RƠLE SỐ CỦA SIEMENS 7SJ600 VÀ 7SJ610 (Trang 55 - 63)

7. một số thông số chức năng của rơle

1.6. Các bộ phận mặt trước rơle:

Mặt trước của rơle bao gồm các điôt phát quang (đèn LED) màn hình tinh thể lỏng LCD. Chúng thông báo cho người vận hành biết các thông tin như là cá đại lượng đo lường, các sự cố xảy ra, các trạng thái của rơle 7SJ610.

Các phím thực hiện các chức năng điều khiển phối hợp với màn hình tinh thể lỏng LCD để thực hiện các nhiệm vụ. Tất cả các thông tin trong rơle 7SJ610 đều có thể truy cập được thông qua các phím bấm của rơle. Các thông tin bao gồm: ác giá trị đặt cho bảo vệ và điều khiển, thông báo sự cố, thông số vận hành, giá trị đo lường. Ngoài ra, ta cũng có thể điều khiển được máy cắt hay cá thiết bị khác qua các phím rơle.

- Để giao tiếp với rơle, ngoài bàn phím để giao tiếp trực tiếp với rơle, còn có cổng kết nối giữa rơle với máy tính (RS485).

- Một bộ nguồn cung cấp nguồn nuôi cho rơle với nhiều cấp điện áp khác nhau phục vụ cho các khối chức năng:

+ Nguồn +18V sử dụng cho các rơle đầu ra. + Nguồn±15V cấp cho các đầu vào tương tự.

+ Nguồn±5V cấp cho bộ VXL và các thiết bị trung chuyển.

2. Các chức năng của Rơle

2.1. Bảo vệ quá dòng (50, 50N, 51, 51N):

Bảo vệ quá dòng có thời gian là chức năng bảo vệ chính của rơle 7SJ61.

Có 4 phần tử thời gian độc lập và 2 phần tử thời gian phụ thuộc trong rơle. Các phần tử thời gian độc lập bao gồm 2 phần tử cho sự cố pha – pha và 2 phần tử cho sự cố pha – đất. Phần tử quá dòng sự cố pha – pha thời gian độc lập hoặc cắt nhanh là 50-2 và 50-1, phần tử quá dòng sự cố pha – đất thời gian độc lập hoặc cắt nhanh là 50N-2 và 50N-1. Phần tử quá dòng sự cố pha – pha thời gian phụ thuộc là 51, phần tử quá dòng sự cố pha – đất thời gian phụ thuộc là 51N.

Tất cả các phần tử quá dòng, thời gian độc lập hoặc phụ thuộc, có thể có trong rơle bảo vệ đều có thể bị khoá bằng các tín hiệu từ bên ngoài thông qua các đầu vào nhị phân của rơle. Khi các tín hiệu khoá bị loại bỏ thì các phần tử bảo vệ lại phục hồi lại chức năng.

Lệnh cắt bởi các phần tử 50-1, 51, 50N-1, 51N có thể bị khoá lại trong cá điều kiện đóng xung kích.

2.1.1. Bảo vệ quá dòng:

2.1.1.1. Bảo vệ quá dòng cắt nhanh, thời gian độc lập (50, 50N):

- Các phần tử quá dòng 50-2, 50N-2 là được so sánh một cách độc lập với các giá trị đặt tác động của nó. Các dòng điện và các giá trị tác động được phát hiện và ghi lại trong rơle bảo vệ, sau một thời gian đã định, nó sẽ đưa ra lệnh cắt.

- Các phần tử quá dòng 50-1, 50N-1 là được so sánh một cách độc lập với các giá trị tác động được phát hiện và ghi lại trong rơle bảo vệ, sau một thời gian đã định nó sẽ đưa ra lệnh cắt.

Sơ đồ lôgic của các bảo vệ 50-1, 50N-1(Hình 3).

2.1.1.2. Bảo vệ quá dòng thời gian phụ thuộc (51, 51N):

Các phần tử bảo vệ quá dòng thời gian phụ thuộc 51 và 51N có thể sử dụng đặc tuyến IEC hoặc đặc tuyến ANSI tuỳ chọn. Ta cũng có thể xác định đặc tuyến riêng của người dùng cho các phần tử quá dòng đặc tuyến phụ thuộc.

Các đặc tuyến theo IEC:

Normal Inverse (Type A): Dốc bình thường. Very Inverse (Type B): Rất dốc.

Extremely Inverse (Type C): Cực dốc. Long Inverse (Type D): Dốc vô cùng.

Từng dòng điện pha và đất được so sánh một cách riêng rẽ với các giá trị đặt tương ứng 51 và 51N. Khi dòng điện trong các phần tử 51, 51N bị vượt quá khoảng 1,1 lần giá trị đặt của nó, phần tử quá đso sẽ tác động, và có một thông báo được ghi lại và hiển thị. Giá trị tác động của các phần tử 51 và 51N là dựa trên giá trị hiệu dụng của thành phần dòng điện cơ bản. Khi các phần tử 51 và 51N tác động, thời gian trễ cho lệnh cắt là được tính toán. Việc tính toán thời gian phụ thuộc vào giá trị dòng sự cố thực tế và đặc tính thời gian được lựa chọn. Khi thời gian trễ đã hết một lệnh cắt sẽ được đưa ra.

Đặc tính thời gian của các phần tử 51 và 51N có thể lựa chọn riêng rẽ, ngoài ra, các thông số như giá trị khởi động, hệ số nhân thời gian ... cũng có thể đặt độc lập.

Sơ đồ lôgic của các bảo vệ 51, 51N(Hình 4).

2.1.2. Bảo vệ thanh cái sử dụng sơ đồ liên động ngược.

Sự tác động của các phần tử bảo vệ trong rơle có thể bị khoá bằng các đầu vào nhị phân, các đầu vào này có thể đặt để kích hoạt khi có điện áp hoặc không có điện áp. Sơ đồ liên động ngược được sử dụng đối với mạng kết nối hình sao hoặc mạng mạch vòng hở.

Khi rơle 7SJ610 được sử dụng như một rơle phía nguồn trong sơ đồ khoá ngược, cần phải đặt thời gian trễ ngắn cho phần tử quá dòng cắt nhanh cấp cao 50-2, do vậy rơle đặt phía tải có thể đưa ra lệnh khoá. Rơle phía tải phải tác động ngay khi phát hiện ra sự cố ngoài đường dây, tín hiệu khoá cũng được gửi ngay lập tức đến đầu vào nhị phân của rơle đặt ở phía nguồn. Sau đó bảo vệ đặt ở phía tải có thể khởi động một lệnh cắt có thời gian trễ, miễn là thời gian trễ này nhỏ hơn thời gian trễ đặt trong các phần tử quá dòng cắt nhanh cấp thấp 50- 1, 50N-1 của rơle đặt ở phía nguồn. Các phần tử bảo vệ của rơle phía nguồn sẽ đóng vài trò bảo vệ dự phòng

2.2. Bảo vệ quá dòng theo tải (Cold Load Pickup):

Với chức năng tác động thay đổi theo tải, rơle có khả năng tăng giá trị tác động của các phần tử bảo vệ quá dòng khi xác nhận rằng các điều kiện tải “nguội” đã thay đổi. Với chức năng này, rơle không cần phải đưa kết hợp đặc tính tải nguội vào các giá trị đặt thông thường và bảo vệ quá dòng sẽ có độ nahỵ cao hơn.

Có 2 cách xác định về nhất thứ để nhận biết thiết bị được bảo vệ là không có điện:

- Thông qua một đầu vào nhị phân: Một tiếp điểm trung gian của máy cắt được sử dụng để xác định máy cắt đang ở trạng thái mở hay đóng. Nếu máy cắt ở trạng thái mở, thiết bị được xem như là không mang điện. Nếu cách này được sử dụng thì địa chỉ 1702 Start Condition phải được đặt là Breaker Contact.

- Ta cũng có thể sử dụng ngưỡng giám sát dòng để xác định thiết bị không mang điện, địa chỉ 1702 Start Condition phải được đặt là No Current.

Nếu thiết bị không mang điện thì một giá trị đặt cao hơn sẽ được áp dụng trong các phần tử của rơle trong một khoảng thời gian xác định. Thời gian mở máy cắt được đặt trong địa chỉ 1703 sẽ xác định, kiểm soát xem thiết bị có thể không đóng điện bao lâu trước khi chức năng bảo vệ này hoạt động.

Khi thiết bị được bảo vệ mang điện trở lại, một thời gian trễ thứ hai

trình mang điện trở lại của thiết bị được bảo vệ, nếu dòng đo được thấp hơn giá trị đặt, một thời gian gọi là Stop Time sẽ được kích hoạt. Stop Time kiểm soát các giá trị đặt ở trạng thái tải “nguội” bao lâu khi dòng điện đo được của thiết bị được bảo vệ còn ở dưới ngưỡng giá trị đặt.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG RƠLE SỐ CỦA SIEMENS 7SJ600 VÀ 7SJ610 (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)