Quy trình tuyển dụng viên chức:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tuyển dụng nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương (Trang 26 - 37)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG

1.2. Quy định về tuyển dụng trong các cơ quan Nhà nƣớc:

1.2.5. Quy trình tuyển dụng viên chức:

1.2.5.1. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng:

Hàng năm cơ quan sử dụng viên chức phải lập kế hoạch tuyển dụng gửi về cơ quan có thẩm quyền để xem xét, phê duyệt. Kế hoạch tuyển dụng gồm

các nội dung: Chỉ tiêu biên chế của đơn vị; cán bộ, viên chức hiện có tính đến thời điểm lập kế hoạch tuyển dụng; số lƣợng và cơ cấu ngành nghề, trình độ chuyên môn cần tuyển; hồ sơ và thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển, dự kiến thành phần Hội đồng tuyển dụng; hình thức tuyển dụng (thi tuyển hoặc xét tuyển).

1.2.5.2.Thành lập Hội đồng tuyển dụng

Đơn vị tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển thì thành lập Hội đồng xét tuyển viên chức; đơn vị tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển thì thành lập Hội đồng thi tuyển viên chức.

1.2.5.3. Thông báo tuyển dụng

- Thông báo tuyển dụng của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải đƣợc đăng tải ít nhất 01 lần trên một trong các phƣơng tiện thông tin đại chúng ( Báo viết, báo nói, báo hình nơi đặt trụ sở làm việc chính của cơ quan, đơn vị; đăng trên trang thông tin điện tử cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc trong thời hạn nộp hồ sơ dự tuyển.

- Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm: + Tiêu chuẩn,điều kiện đăng ký dự tuyển;

+ Số lƣợng viên chức cần tuyển theo từng vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp tƣơng ứng;

+ Nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển, thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ dự tuyển, số điện thoại liên hệ;

+ Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển; thời gian, địa điểm thi tuyển hoặc xét tuyển; lệ phí thi tuyển hoặc xét tuyển .

1.2.5.4. Thời gian nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển

- Đối với tỉnh Hải Dƣơng, Sở Nội vụ tỉnh có quy định cụ thể về thời gian thu nhận hồ sơ nhƣ sau: Thông báo nội dung tuyển dụng trên Đài truyền

thanh tỉnh, Đài truyền thanh huyện, thành phố và tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của thí sinh trƣớc ngày tuyển dụng 30 ngày; thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của thí sinh phải sau thời gian thông báo ít nhất là 15 ngày; thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của thí sinh ít nhất là 10 ngày; thời gian xét tuyển hoặc thi tuyển sau thời gian hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển ít nhất là 15 ngày

- Chậm nhất 10 ngày làm việc trƣớc ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải lập danh sách ngƣời đủ điều kiện dự tuyển để niêm yết công khai tại trụ sở làm việc và thông báo trên trang điện tử của đơn vị (nếu có).

1.2.5.5. Tổ chức tuyển dụng:

- Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ của ngƣời đăng ký dự tuyển, ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định thành lập hội đồng tuyển dụng để thực hiện việc thi tuyển hoặc xét tuyển.

- Chậm nhất trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, Hội đồng tuyển dụng viên chức phải tổ chức chấm thi hoặc tổ chức tổng hợp kết quả xét tuyển hoặc thi tuyển và báo cáo với ngƣời đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức.

1.2.5.6. Tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển:

* Tuyển dụng viên chức bằng hình thức xét tuyển

- Thành lập Ban kiểm tra, sát hạch:

Trƣớc khi xét tuyển, Chủ tịch Hội đồng xét tuyển phải thành lập Ban kiểm tra, sát hạch. Tiêu chuẩn thành viên Ban kiểm tra, sát hạch: Ngƣời đƣợc cử làm thành viên Ban kiểm tra, sát hạch phải là công chức từ ngạch chuyên viên chính trở lên, viên chức ở chức danh nghề nghiệp hạng II trở lên, nhà quản lý, nhà khoa học, giảng viên có trình độ chuyên môn trên đại học.

- Các bƣớc chuẩn bị tổ chức xét tuyển:

+ Trƣớc ngày tổ chức phỏng vấn hoặc thực hành ít nhất 15 ngày, Hội đồng xét tuyển gửi thông báo triệu tập thí sinh dự phỏng vấn hoặc thực hành, thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức ôn tập (nếu có) và địa điểm tổ chức phỏng vấn hoặc thực hành cho các thí sinh có đủ điều kiện dự xét tuyển; + Trƣớc ngày tổ chức phỏng vấn hoặc thực hành 01 ngày, Hội đồng xét tuyển niêm yết danh sách thí sinh theo số báo danh và theo phòng tổ chức phỏng vấn hoặc thực hành, sơ đồ vị trí các phòng, nội quy xét tuyển tại địa điểm tổ chức phỏng vấn hoặc thực hành;

+ Trƣớc ngày tổ chức xét tuyển ít nhất 01 ngày, Ủy viên kiêm Thƣ ký Hội đồng xét tuyển phải hoàn thành các công tác chuẩn bị cho kỳ xét tuyển theo quy định.

- Tổ chức phỏng vấn hoặc thực hành:

+ Chủ tịch Hội đồng xét tuyển tổ chức chọn đề phỏng vấn hoặc thực hành, bảo đảm đề phòng vấn mỗi vị trí cần tuyển phải có số dƣ ít nhất là 02 đề so với số thí sinh dự tuyển của vị trí việc làm cần tuyển;

+ Nội dung đề phỏng vấn hoặc thực hành phải căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp cần tuyển; kết cấu đề phỏng vấn hoặc thực hành phải bảo đảm tính chính xác, khoa học. Mỗi đề phỏng vấn hoặc thực hành phải có đáp án và thang điểm chi tiết;

+ Tổ chức bố trí ngƣời phỏng vấn hoặc thực hành bảo đảm nguyên tắc mỗi ngƣời dự phỏng vấn hoặc thực hành phải có ít nhất 02 thành viên chấm điểm phỏng vấn hoặc thực hành;

+ Khi chấm điểm phỏng vấn hoặc thực hành, các thành viên chấm độc lập. Nếu điểm của 02 thành viên chấm chênh lệch nhau từ 10% trở xuống so với điểm tối đa thì lấy điểm bình quân, nếu chênh lệch trên 10% so với điểm tối đa thì các thành viên chấm phỏng vấn hoặc thực hành trao đổi để thống nhất,

nếu không thống nhất đƣợc thì chuyển kết quả lên Trƣởng ban kiểm tra, sát hạch để báo cáo Chủ tịch Hội đồng xét tuyển quyết định;

- Tổng hợp kết quả xét tuyển: Hội đồng xét tuyển tổng hợp kết quả xét

tuyển của các thí sinh trên cơ sở điểm học tập, điểm tốt nghiệp và điểm phỏng vấn hoặc thực hành để báo cáo ngƣời có thẩm quyền xem xét quyết định công nhận kết quả xét tuyển.

- Nội dung xét tuyển viên chức:

+ Xét kết quả học tập bao gồm điểm học tập và điểm tốt nghiệp của ngƣời dự tuyển;

+ Kiểm tra, sát hạch thông qua phỏng vấn hoặc thực hành về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ngƣời dự tuyển;

- Cách tính điểm:

+ Điểm học tập đƣợc xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập của ngƣời dự xét tuyển ở trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển và đƣợc quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1;

+ Điểm tốt nghiệp đƣợc xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của ngƣời dự xét tuyển và đƣợc quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1;

+ Trƣờng hợp ngƣời dự xét tuyển đƣợc đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì điểm học tập đồng thời là điểm tốt nghiệp và đƣợc quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 2;

+ Điểm phỏng vấn hoặc thực hành đƣợc tính theo thang điểm 100 và tính hệ số 2;

+ Kết quả xét tuyển là tổng số điểm của điểm học tập, điểm tốt nghiệp, điểm phỏng vấn .

+ Ngƣời trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau đây: Có điểm học tập, điểm tốt nghiệp và điểm phỏng vấn hoặc thực hành, mỗi loại đạt từ 50 điểm trở lên; Có kết quả xét tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu đƣợc tuyển dụng của từng vị trí việc làm;

+ Trƣờng hợp có từ 02 ngƣời trở lên có kết quả xét tuyển bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì ngƣời có điểm phỏng vấn hoặc điểm thực hành cao hơn là ngƣời trúng tuyển; nếu điểm phỏng vấn hoặc điểm thực hành bằng nhau thì ngƣời đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định ngƣời trúng tuyển theo thứ tự ƣu tiên theo quy định;

+ Trƣờng hợp vẫn không xác định đƣợc ngƣời trúng tuyển theo thứ tự ƣu tiên quy định thì ngƣời đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định ngƣời trúng tuyển;

+ Không thực hiện bảo lƣu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau; + Xét tuyển đặc cách: Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển quy định và yêu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, ngƣời đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xem xét, quyết định xét tuyển đặc cách không theo trình tự, thủ tục tuyển dụng viên chức quy định tại đơn vị đối với các trƣờng hợp sau: Ngƣời có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 03 năm trở lên, đáp ứng đƣợc ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng; Những ngƣời tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nƣớc và ngoài nƣớc, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng, trừ các trƣờng hợp mà vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp cần tuyển dụng yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

- Thay đổi giữa Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 và Nghị số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003:

Thứ nhất là về cách tính điểm: Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003, của Chính phủ không tính điểm tốt nghiệp; có tính điểm ƣu tiên để tính vào điểm xét tuyển;

Thứ hai là tiêu chí, điều kiện của Ban sát hạch theo Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 Ban kiểm tra, sát hạch mỗi ban chuyên môn ít nhất 02 ngƣời cùng trình độ chuyên môn của ngạch cao hơn của ngạch tuyển dụng hoặc ở ngạch cao hơn trực tiếp phỏng vấn.

* Tuyển dụng viên chức bằng hình thức thi tuyển:

Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003, Nghị định số 121/2006/NĐ- CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ; các Thông tƣ, Quyết định hƣớng dẫn thực hiện hai Nghị định nêu trên; Quyết định số 1789/2007/QĐ- UBND ngày 14/05/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng về quy định tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nƣớc. Các Nghị định, Thông Tƣ nêu trên có hiệu lực đến hết tháng 4/2012 có quy định về tổ chức thi tuyển viên chức với một số nội dung chính nhƣ sau:

- Hình thức thi: Ngƣời tham gia dự thi tuyển đều phải thi thông qua 2 hình thức bắt buộc là thi viết; thi vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc thực hành.

- Tổ chức thi tuyển:

+ Niêm yết danh sách thí sinh dự thi tại các phòng thi trƣớc ngày thi một ngày và tổ chức lễ khai mạc kỳ thi;

+ Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ dự tuyển, thông báo danh sách những ngƣời đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi và những ngƣời không đủ điều kiện dự thi; + Tổ chức hƣớng dẫn ôn thi cho thí sinh trƣớc ngày thi ít nhất là 10 ngày; + Tổ chức thi tuyển theo quy định;

- Thành lập các Ban: Ban coi thi, Ban chấm thi, làm đề thi, Ban phách, Ban chấm phúc khảo bài thi viết (nếu có); tất cả các Ban này đều do Chủ tịch Hội đồng thi tuyển viên chức quyết định thành lập.

- Về cán bộ chấm thi:

Đối với đơn vị có tƣ cách pháp nhân là cán bộ, viên chức có cùng trình độ chuyên môn của ngạch tuyển dụng của đơn vị; trƣờng hợp đơn vị không đủ điều kiện để thành lập Ban chấm thi thì mời cán bộ, công chức của sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện có cùng trình độ chuyên môn của ngạch tuyển dụng chấm thi.

- Nguyên tắc chấm thi:

+ Tổ chức trao đổi, thảo luận đáp án, thang điểm trƣớc khi chấm thi và chấm bài thi mẫu để thống nhất;

+ Nhận bài thi của Hội đồng và tổ chức cho cán bộ chấm thi bốc thăm bài thi để chấm;

+ Phân công cán bộ chấm thi viết, vấn đáp; đảm bảo nguyên tắc mỗi bài thi viết, mỗi bài thi vấn đáp phải có 02 ngƣời chấm thi;

+ Chấm điểm các bài thi viết, thi vấn đáp đảm bảo nghiêm túc, chính xác theo đúng thang điểm, đáp án;

+ Chấm thi vấn đáp: 02 Giám khảo chấm và cho điểm độc lập. Trƣờng hợp điểm của 02 giám khảo chênh lệch nhau từ 10 điểm trở xuống thì cộng vào chia đôi, lấy điểm đó là điểm cuối cùng của thí sinh. Trƣờng hợp chênh lệch nhau trên 10 điểm thì trao đổi lại để thống nhất, nếu không thống nhất thì báo cáo với Trƣởng ban chấm thi quyết định;

+ Chấm bài thi viết: 02 Giám khảo chấm độc lập ở mỗi bài thi bằng Phiếu chấm thi, không cho điểm thành phần vào bài làm của thí sinh, sau đó thống nhất điểm. Trƣờng hợp điểm bài thi của 02 giám khảo chênh lệch nhau từ 10 điểm trở xuống thì cộng vào chia đôi, lấy điểm đó là điểm cuối cùng của bài thi. Trƣờng hợp chênh lệch nhau trên 10 điểm thì trao đổi lại để thống nhất, nếu không thống nhất thì báo cáo với Trƣởng ban chấm thi để chấm lần thứ ba. Lấy điểm trung bình của ba lần chấm làm điểm chính thức bài thi.

- Cán bộ giám sát chấm thi:

+ Cán bộ giám sát chấm thi là cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị hoặc của sở;

+ Giám sát việc chấm thi của cán bộ chấm thi;

+ Nếu phát hiện có điều gì nghi vấn báo cáo Trƣởng ban chấm thi xem xét, giải quyết;

- Đề thi tuyển viên chức: Yêu cầu của việc làm đề thi:

+ Đề thi phải phù hợp với nội dung thi và tiêu chuẩn chức danh chuyên môn cần tuyển;

+ Đề thi viết để cho thí sinh làm bài 120 phút; đề thi vấn đáp để thí sinh làm bài 20 phút; đề thi thực hành hoặc trắc nghiệm để cho thí sinh làm bài 45 phút. Đề thi phải có đáp án (theo thang điểm 100);

+ Phải đảm bảo tính chính xác, khoa học của đề thi và quy trình bảo mật đề thi;

- Đối với viên chức ngành y tế: có quy định nội dung thi viết và thi vấn đáp theo quy định tại Quyết định số 49/2005/QĐ-BYT ngày 30/12/2005 của Bộ Y tế về quy định nội dung, hình thức thi tuyển viên chức y tế với một số nội dung chính nhƣ sau:

+ Nội dung thi viết: Thi viết là phần thi chung áp dụng cho mọi đối tƣợng thi tuyển vào tất cả các vị trí. Nội dung thi viết tập trung ở các kiến thức cơ bản sau: Hiểu biết về Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân; Hiểu biết về đƣờng lối, chủ trƣơng, quan điểm của Đảng, chính sách chiến lƣợc của nhà nƣớc, của ngành để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn hiện tại; Hiểu biết về Y đức; Hiểu biết về Luật viên chức.

+ Nội dung thi vấn đáp hoặc trắc nghiệm: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh viên chức dự thi; Tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự thi; Kiến thức chuyên môn cơ bản đƣợc học ở nhà trƣờng Đại học, Cao đẳng hoặc

Trung học chuyên nghiệp (lựa chọn phần phù hợp với vị trí viên chức mà thí sinh dự thi); Giải quyết tình huống thực tế ở vị trí công tác mà thí sinh dự thi, mối quan hệ với đồng nghiệp, với đối tƣợng phục vụ; Hiểu biết về Luật Bảo hiểm Y tế.

- Cách tính điểm trong kỳ thi tuyển và nguyên tắc xác định ngƣời trúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tuyển dụng nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương (Trang 26 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)