1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT
1.2.3. Những cơ hội, thách thức của hội nhập WTO đối với ngành dệt may
1.2.3.1. Những cơ hội, thuận lợi
Ngày 11/1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết gia nhập WTO. Ngành dệt may Việt Nam sẽ có cơ hội tận dụng đƣợc những điều kiện thuận lợi do những nguyên tắc và quy định của tổ chức này đem lại để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu và từng bƣớc tham gia vào các chuỗi giá trị, dây chuyền cung cấp toàn cầu. Cụ thể là:
Đối với xuất khẩu
Khi Việt Nam là thành viên WTO, các nƣớc thành viên khác có nghĩa vụ dành cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sự đối xử bình đẳng (theo nguyên tắc Tối huệ quốc và Đối xử quốc gia). Đối với ngành dệt may, điều này có nghĩa là:
+ Về số lƣợng xuất khẩu: Hạn ngạch vào các thị trƣờng đƣợc dỡ bỏ, doanh nghiệp dệt may có thể tự do xuất khẩu theo nhu cầu thị trƣờng;
+ Về thuế quan: Theo nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN), hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào các nƣớc thành viên WTO sẽ đƣợc áp dụng mức thuế tƣơng tự nhƣ thuế đối với hàng dệt may nhập khẩu từ các nƣớc khác vào nƣớc đó;
+ Về việc mua bán trên thị trƣờng : Theo nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT), hàng dệt may Việt Nam khi nhập khẩu vào một nƣớc thành viên WTO sẽ đƣợc đối xử bình đẳng với hàng dệt may nội địa (về thuế, phí, lệ phí, các quy định liên quan đến việc bán hàng, cạnh tranh…)
Đối với sản xuất trong nước
Những thuận lợi từ việc xuất khẩu của hàng dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO đƣợc dự báo sẽ kéo theo dòng đầu tƣ nƣớc ngoài (trực tiếp và gián tiếp) lớn hơn vào ngành dệt may và hạ tầng phục vụ sản xuất dệt may. Điều này mang lại cho ngành nhiều lợi thế:
+ Khả năng cạnh tranh có thể đƣợc tăng cƣờng (với việc bổ sung vốn cho các doanh nghiệp đang tồn tại và sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới);
+ Cơ hội tiếp cận kỹ năng quản lý và công nghệ kỹ thuật mới.
Tuy nhiên, những lợi ích và cơ hội nói trên lớn chỉ ở dạng tiềm năng. Việc biến các tiềm năng này thành lợi ích kinh tế thực sự phụ thuộc vào năng lực và sự chủ động của từng doanh nghiệp.
1.2.3.2. Những khó khăn, thách thức
+ Thuế nhập khẩu hàng dệt may giảm, cạnh tranh trong nước gay gắt hơn
Dệt may là một trong những nhóm hàng hóa Việt Nam có cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu lớn nhất (mức thuế suất bình quân đƣợc cắt giảm từ 37,3% trƣớc thời điểm gia nhập xuống còn 13,7%) và việc cắt giảm này đƣợc thực hiện ngay kể từ ngày 11/1/2007. Việt Nam cũng cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong Hiệp định dệt may (với mức giảm thuế lớn, ví dụ thuế suất đối với vải giảm từ 40% xuống 12%, quần áo may sẵn giảm từ 50% xuống 20% và sợi giảm từ 20% xuống 5%).
+ Với cam kết xóa bỏ các hình thức trợ cấp không được phép, ngành dệt may không còn được hưởng một số loại hỗ trợ như trước đây
Các hình thức hỗ trợ xuất khẩu và thƣởng xuất khẩu từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu; các biện pháp miễn giảm thuế hoặc tiền thuê đất gắn với điều kiện xuất khẩu; các ƣu đãi tín dụng đầu tƣ phát triển đều bị bãi bỏ.
Một số ƣu đãi đầu tƣ nhằm khuyến khích xuất khẩu dù vẫn đƣợc duy trì nhƣng sẽ phải chấm dứt trƣớc ngày 11/1/2012 (chỉ áp dụng đối với các ƣu đãi đầu tƣ đã dành cho các dự án đã đƣợc cấp phép và đi vào hoạt động trƣớc ngày 11/1/2007).
+ Nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ ở các thị trường xuất khẩu lớn hơn
Cùng dỡ bỏ các hạn ngạch xuất khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO, xuất khẩu dệt may Việt Nam vào các thị trƣờng quan trọng đƣợc dự báo là sẽ gia tăng nhanh chóng. Điều này có thể khiến nguy cơ hàng dệt may bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ ở nƣớc ngoài lớn hơn.
Liên quan đến nguy cơ này, ngày 11/1/2007, Mỹ cũng chính thức bắt đầu Chƣơng trình giám sát hàng dệt may Việt Nam nhằm theo dõi tình hình nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ và sẵn sàng cho việc khởi xƣớng vụ điều tra chống bán phá giá nếu thấy có hiện tƣợng liên quan. Chƣơng trình này đã gây ra nhiều khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam (nhiều khách hàng lo ngại nguy cơ kiện chống bán phá giá có xu hƣớng chuyển nhiều đơn hàng sang các nƣớc khác).
Đây là những khó khăn mà doanh nghiệp dệt may thực tế phải đối mặt (không phải ở dạng tiềm năng nhƣ các cơ hội mà ngành này có thể đƣợc hƣởng từ việc Việt Nam gia nhập WTO). Vì vậy, các doanh nghiệp cần có chính sách, biện pháp cụ thể nhằm chủ động, nhanh chóng khắc phục và vƣợt qua những khó khăn này.
Lợi thế cạnh tranh chủ yếu hiện nay của ngành dệt may Việt Nam là chi phí lao động thấp. Trong những năm qua ngành dệt may đã tận dụng và khai thác có hiệu quả lợi thế cạnh tranh này để không ngừng mở rộng thị trƣờng. Tuy nhiên, xét trong dài
hạn ngành dệt may của Việt nam sẽ phải đối mặt với một số thách thức về khả năng cạnh tranh.
+ Yếu tố cạnh tranh về giá nhân công sẽ mất dần cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, mặt bằng tiền lƣơng trong trong xã hội đã đƣợc nâng lên.
+ Tỷ lệ nội địa hoá của ngành dệt may tuy có cao hơn so với trƣớc nhƣng vẫn ở mức thấp (30%). Hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một khối lƣợng lớn nguyên vật liệu và phụ kiện hàng dệt may từ bên ngoài. Do đó ngành dệt may Việt Nam trở nên rất nhạy cảm trƣớc các biến động bất lợi trên thị trƣờng thế giới. Đồng thời, do không chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu nên nhiều doanh nghiệp rất dễ rơi vào tình thế bị động trong việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu và phải đối mặt với nhiều rủi ro tài chính (tỷ giá, lãi suất và lạm phát).
+ Ngành dệt may của Việt Nam chủ yếu là gia công hàng hóa và xuất khẩu qua nƣớc thứ ba, nên hàm lƣợng giá trị gia tăng thấp. Thƣơng hiệu sản phẩm dệt may của Việt Nam vì thế chƣa thực sự khẳng định đƣợc tên tuổi trên thị trƣờng thế giới.
+ Nguồn lao động chắc chắn sẽ bị chia sẻ, giá lao động sẽ tăng lên, cạnh tranh trong việc thu hút lao động cũng sẽ gay gắt hơn.
+ Sẽ có rất nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào lĩnh vực này, do vậy, sức ép
cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng lên.
Nhƣ vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã trở thành vấn đề hết sức bức xúc, khi quá trình hội nhập của Việt Nam đang trong giai đoạn có tính bƣớc ngoặt nhƣ: Một loạt các cam kết trong WTO đã có hiệu lực; Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc; bên cạnh đó các nƣớc trong khu vực đang đẩy mạnh cải cách, tăng cƣờng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Chính vì vậy, hơn bao giờ hết vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam là quan tâm số một của doanh nghiệp cũng nhƣ của Chính phủ.