KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC CHÂ UÁ TRONG VIỆC NÂNG CAO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 41 - 45)

CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU SANG EU

1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Từ một quốc gia chỉ đƣợc biết đến với các sản phẩm dệt may truyền thống, sản xuất thủ công, Trung Quốc đã trở thành quốc gia xuất khẩu sản phẩm dệt may lớn nhất vào thị trƣờng EU. Ngành dệt may hiện đang tạo công ăn việc làm cho hơn 20 triệu lao động Trung Quốc.

Từ đầu thập kỷ 1990 đến nay, Trung Quốc đã thực hiện những điều chỉnh lớn nhất thông qua việc khuyến khích sát nhập các doanh nghiệp nhỏ để hình thành những doanh nghiệp lớn hơn, có khả năng đáp ứng kịp thời về thời gian, số lƣợng và chất lƣợng cho những đơn hàng lớn. Để tăng cƣờng khả năng cạnh tranh và sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may, năm 1998, chính phủ Trung Quốc đã thành lập Cục công nghiệp dệt may quốc gia và Hiệp hội dệt may Trung Quốc. Đồng thời chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách tái cơ cấu, giảm quy mô và nâng cao hiệu quả của ngành công nghiệp dệt may nhƣ từng bƣớc tƣ nhân hoá, cho phá sản các doanh nghiệp nhà nƣớc làm ăn thua lỗ, đổi mới trang thiết bị công nghệ...Trên thực tế chính phủ Trung Quốc đã kiên quyết triển khai chính sách này một cách tƣơng đối cứng rắn nên đã mang lại hiệu quả cao đối với các mục tiêu đặt ra. Chính phủ Trung Quốc coi ngành dệt may là ngành công nghiệp trụ cột trong nền kinh tế Trung Quốc và có những chiến lƣợc đầu tƣ phát triển đúng hƣớng. Thực hiện chính sách đa dạng hoá thị trƣờng và đa dạng hoá sản phẩm (từ sản phẩm cấp thấp, giá rẻ tới các sản phẩm cấp cao, giá cao).

Trung Quốc đã xây dựng đƣợc ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu. Hiện nay, sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may của Trung Quốc đang đƣợc bán ra nhiều thị trƣờng nƣớc ngoài, trong đó có Mỹ, EU và phục vụ cả thị trƣờng nội địa.

Trung Quốc luôn đẩy mạnh hoạt động marketing với việc tiếp cận nghiên cứu đánh giá từng thị trƣờng trong EU để từ đó có những chiến lƣợc sản xuất kinh doanh

phù hợp, xây dựng các trung tâm phát triển mẫu mốt nằm cạnh các khu công nghiệp sản xuất dệt may, rất thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu triển khai mẫu mã mới của khách hàng. Chỉ cần một mẫu mốt mới xuất hiện trên sàn diễn, trong một bộ phim thì ngay lập tức các nhà sản xuất Trung Quốc đã tung ngay ra các sản phẩm bắt chƣớc, đáp ứng nhu cầu đổi mới, thời trang của ngƣời tiêu dùng.

1.3.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ

Ấn Độ đƣợc đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp dệt may rất lớn và là một trong các quốc gia thành công trong cải cách ngành dệt may để mở rộng thị phần trên thị trƣờng dệt may thế giới. Hiện nay, EU cũng là thị trƣờng xuất khẩu hàng dệt may lớn của Ấn Độ.

Trong khi những thành công của Trung Quốc mang đậm dấu ấn của chính quyền trung ƣơng với những cải cách cứng rắn thì nhân tố mang lại thành công của Ấn Độ lại bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức của giới chủ và ngƣời dân về vai trò, vị thế cũng nhƣ tiềm năng của ngành công nghiệp dệt may trong nƣớc.

Các nhà máy, công ty dệt may Ấn Độ ngày càng tập trung và quan tâm đến hoạt động sát nhập nhằm nâng cao chất lƣợng và tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, Ấn Độ đã đầu tƣ gần 1,2 tỷ USD hiện đại hóa những nhà máy bị xuống cấp do quản lý yếu kém và 2 tỷ USD khác để mua máy móc hiện đại, phục vụ cho dây chuyền sản xuất và hệ thống quản lý chất lƣợng, nhằm đạt đƣợc tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, 70% nhà xƣởng của Ấn Độ hiện đại hơn các cơ sở sản xuất của Trung Quốc hay Pakistan.

Từ năm 1985, với mục tiêu củng cố và phát triển công nghiệp dệt nhƣ là động lực để phát triển công nghiệp may nƣớc này, chính phủ Ấn Độ đã đề ra chính sách phát triển ngành công nghiệp dệt bằng các chiến lƣợc cụ thể nhƣ kết hợp nông nghiệp với dệt may, đảm bảo nguồn cung bông đầy đủ phục vụ cho sản xuất chỉ và công nghiệp dệt đã xây dựng thành công ngành sản xuất nguyên phụ liệu, do đó chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành dệt may trong nƣớc, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Ai Cập, Sudan và Pakistan. Ngoài ra, để khuyến khích phát

triển công nghiệp dệt, Ấn Độ cho phép các doanh nghiệp tự do vay vốn của nƣớc ngoài. Hầu hết các nhãn hiệu dệt may nổi tiếng của Châu Âu và Mỹ đều đã lập chi nhánh ở nƣớc này.

Chính phủ Ấn Độ còn hình thành một cơ chế tác động hiệu quả giữa các bộ ngành có liên quan với giới chủ, nghiệp đoàn của công nhân, nông dân và các tổ chức phi chính phủ trong quá trình triển khai. Nhờ vậy, hiệu quả mang lại rất khả quan.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.3.3.1. Ưu tiên phát triển ngành dệt may như là ngành công nghiệp trọng điểm

Ngành dệt may đóng vai trò quan trọng đối với các quốc gia mới thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tập trung sản xuất hƣớng vào xuất khẩu. Với đặc điểm là một ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn, tỷ suất đầu tƣ thấp, thời gian quay vòng vốn nhanh và mang lại nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu tƣơng đối lớn, đã đóng góp tích cực đƣa các quốc gia đến những thành công trong công cuộc xây dựng đất nƣớc.

Do vậy, khi đã xác định đƣợc lợi thế và con đƣờng hƣớng tới xuất khẩu của ngành dệt may các doanh nghiệp cần phải không ngừng nỗ lực, cùng với sự giúp đỡ và hỗ trợ từ phía nhà nƣớc nhằm khai thác mọi cơ hội, phát huy những thuận lợi để đạt hiệu quả kinh tế, xã hội tối đa.

1.3.3.2. Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may

Công nghiệp phụ trợ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng và khả năng cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ sẽ tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động dƣ thừa, rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Đồng thời còn góp phần làm giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ bên ngoài, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Bên cạnh đó, công nghiệp phụ trợ có vai trò thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Điều này đặc biệt quan trọng đối với ngành dệt may Việt Nam khi mà nguồn vốn để phát triển còn rất hạn chế và trình độ công nghệ, quản lý còn nhiều yếu kém.

1.3.3.3. Đầu tư trang thiết bị máy móc và công nghệ

Vai trò của khoa học công nghệ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh là không thể phủ nhận. Khoa học công nghệ đóng góp khoảng 60% trong tăng năng xuất lao động. Song đổi mới trang thiết bị công nghệ không nhất thiết phải tiến hành trong một thời điểm mà có thể kết hợp cải tiến dần trong quá trình phát triển sản xuất của doanh nghiệp. Cũng không nhất thiết phải sử dụng các máy móc, trang thiết bị hàng đầu hiện nay mà có thể sử dụng các trang thiết bị, công nghệ còn hoạt động tốt, phù hợp với khả năng tài chính và trình độ của doanh nghiệp rồi dần đổi mới khi đã thu đƣợc hiệu quả kinh tế.

1.3.3.4. Đầu tư mạnh cho nghiên cứu và thiết kế sản phẩm

Các doanh nghiệp không chỉ cần quan tâm đến khối lƣợng xuất khẩu hàng dệt may mà còn phải chú trọng đến giá trị gia tăng xuất khẩu. Điều này phụ thuộc vào mẫu mã, kiểu dáng, nhãn mác và chất lƣợng sản phẩm.

Do vậy, cần phải tăng cƣờng ứng dụng các máy móc, công nghệ hiện đại trong thiết kế kiểu dáng, tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ các nhà thiết kế, nhà quản lý doanh nghiệp. Đồng thời cũng phải thúc đẩy hoạt động thu thập thông tin về thị hiếu của ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ hoạt động tiếp thị sản phẩm trên thị trƣờng quốc tế. Hiện nay, các doanh nghiệp hàng đầu ngành dệt may nhƣ Việt Tiến, Nhà Bè, Phƣơng Đông, Dệt may Hà Nội, May 10, Phong Phú, Sanding, Legafashion đều đang tập trung đầu tƣ mạnh mẽ cho công tác thiết kế mẫu, với việc mỗi doanh nghiệp thu hút hàng chục nhà thiết kế mẫu vào làm việc với những điều kiện khá ƣu đãi. Công tác xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, quảng bá thƣơng hiệu, nhãn hiệu hàng hóa cũng đã đƣợc thực hiện ra nƣớc ngoài. Một số thƣơng hiệu thời trang đã bắt đầu quen với ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu đƣợc một số bộ thiết kế thời trang nhƣ VeeSendy, T-up, F-house....

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG EU TRONG

BỐI CẢNH HỘI NHẬP WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)