PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng quản trị tinh gọn vào hệ thống phân phối sản phẩm Công ty Cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (Trang 32)

2.1. Quy trình nghiên cứu

Luận văn đƣợc nghiên cứu theo quy trình nhƣ sau:

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu của luận văn

Áp dụng quản trị tinh gọn vào Hệ thống phân phối sản phẩm Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong

Bƣớc 1

Nghiên cứu lý thuyết - Tổng quan tài liệu

- Những khái niệm, nội hàm cơ bản

Bƣớc 2

Phân tích thực trạng áp dụng quản trị tinh gọn vào Hệ thống phân phối sản phẩm Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền

Phong

- Thực trạng

- Những yếu tố ảnh hƣởng

Bƣớc 3

Đề xuất giải pháp áp dụng áp dụng quản trị tinh gọn vào Hệ thống phân phối sản phẩm Công ty cổ phần Nhựa Thiếu

niên Tiền Phong

- Xác định mục tiêu áp dụng - Quy trình áp dụng - Tƣ duy và công cụ áp dụng

- Giải pháp áp dụng

Nguồn: Tác giả (2016)

Theo quy trình nghiên cứu đó, phƣơng pháp thu thập dữ liệu, phƣơng pháp phân tích và xử lý dữ liệu đƣợc thực hiện nhƣ phần 2.2 dƣới đây.

2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp sẽ đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn (desk study) thông qua nguồn cung cấp dữ liệu từ phòng Kế hoạch Tổng hợp và Ban 5S của Công ty Tiền Phong. Ngoài ra đề tài có sử dụng một số tài liệu cũng nhƣ thông tin về quản trị tinh gọn từ một số sách báo, luận văn, tạp chí, internet và cuốn sách Quản trị tinh gọn tại Việt Nam - Đƣờng tới thành công của tác giả Nguyễn Đăng Minh.

Dữ liệu thứ cấp về hoạt động triển khai và thực hiện 5S cũng nhƣ công tác quản trị tinh gọn tại công ty Tiền Phong cũng sẽ đƣợc nghiên cứu trong giai đoạn 2013-2015.

2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Phƣơng pháp quan sát

Trong khoảng thời gian 02 quý 3 và 4 trong năm 2015, tác giả đã tiến hành quan sát trực tiếp việc triển khai công tác áp dụng quản trị tinh gọn tại các ĐVBH và ĐBH thuộc hệ thống phân phối của công ty Tiền Phong trên địa bàn Hà Nội. Trong thời gian này, tác giả đã thu thập các thông tin liên quan đến các hoạt động quản trị tinh gọn của hệ thống phân phối để có cơ sở cho việc đánh giá công tác này ở giai đoạn sau của luận văn.

Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu khảo sát

Đây là phƣơng pháp quan trọng để thu thập dữ liệu cho luận văn. Phƣơng pháp đƣợc mô tả chi tiết nhƣ sau::

- Chọn mẫu:

 Kích thƣớc mẫu: 24

 Đối tƣợng lấy mẫu: 04 Trung tâm phân phối và 20 ĐVBH và/hoặc ĐBH theo tiêu chí doanh số (từ cao xuống thấp).

với các mục tiêu của luận văn và khung lý thuyết một cách ngắn gọn, rõ ràng. Để đảm bảo tính chính xác, phiếu điều tra sẽ đƣợc thiết kế theo qui trình nhƣ sau:

 Dựa vào mục tiêu và khung lý thuyết nghiên cứu để xác định các thông tin cần: các nhân tố, biến số và các thƣớc đo;

 Xác định loại câu hỏi;

 Xác định nội dung của từng câu hỏi;  Xác định từ ngữ sử dụng cho từng câu hỏi;  Xác định tính logic cho các câu hỏi;

 Dự thảo phiếu điều tra;

 Tổ chức seminar tại bộ môn về bảng hỏi để chỉnh sửa;  Nộp phiếu điều tra cho giảng viên hƣớng dẫn;

 Giảng viên hƣớng dẫn kiểm tra, chuẩn chỉnh lại và đồng ý cho triển khai điều tra;

 Thƣớc đo: Đối với dạng câu hỏi định tính, sử dụng thƣớc đo của Likert với 5 mức độ từ mức độ Ít nhất đến Nhiều nhất.

Thƣớc đo theo thang Likert

Ít nhất Nhiều nhất

1 2 3 4 5

Ít nhất Khá ít Bình thƣờng Khá nhiều Nhiều nhất - Nội dung cơ bản của phiếu điều tra:

 Giới thiệu về đề tài: tên tác giả, tên đề tài, nội dung chính cần khảo sát,

 Giải thích từ ngữ cần thiết cho điều tra: khái niệm quản trị tinh gọn, cácnội hàm của mô hình nghiên cứu 5S, thang Likert…,

 Đánh giá về công tác áp dụng quản trị tinh gọn tại hệ thống phân phối của công ty Tiền Phong, gồm 03 nhóm nội dung chính:

A. Nhận thức về công tác quản trị tinh gọn,

B. Công cụ và mức độ áp dụng quản trị tinh gọn hiện nay, C. Các yếu tố ảnh hƣởng tới việc áp dụng,

 Thông tin cá nhân của khách hàng: giới tính, tuổi, trình độ, nghề nghiệp, vị trí công tác, kinh nghiệm làm việc theo phong cách/với đối tác, công ty Nhật Bản.

Phƣơng pháp phân tích thực chứng

Phân tích thực chứng là cách phân tích trong đó ngƣời ta cố gắng lý giải khách quan về bản thân các vấn đề hay sự kiện kinh tế. Phƣơng pháp sẽ đƣợc thực hiện theo mô hình nghiên cứu của đề tài, với mục đích là trả lời câu hỏi: “Việc áp dụng quản trị tinh gọn vào hệ thống phân phối sản phẩm Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã hiệu quả chƣa? Nếu chƣa thì tại sao?”

Quy trình phân tích thực chứng thực hiện:

- Thu thập dữ liệu và phân tích theo các phƣơng pháp ở trên

- So sánh mô hình áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty Tiền Phong so với mô hình lý thuyết đã lựa chọn để tìm ra những hạn chế và nguyên nhân.

- Sử dụng phân tích 5 câu hỏi tại sao (5Why) để tìm ra nguyên nhân chính làm cho việc áp dụng quản trị tinh gọn hiệu quả (nếu có) tại doanh nghiệp.

- Trao đổi vớingƣời lãnh đạo, phụ trách công tác quản trị tinh gọn tại công ty và các chuyên gia về quản trị tinh gọn để đối chiếu tính hợp lý của nguyên nhân, tìm ra các nguyên nhân chính nhất.

- Đƣa ra những giải pháp dựa trên những nguyên nhân đã phân tích đƣợc.

2.3. Phƣơng pháp phân tích, xử lý dữ liệu

Luận văn sử dụng phối hợp 02 phƣơng pháp phân tích dữ liệu: phƣơng pháp định lƣợng sử dụng phần mềm excel để đánh giá công tác áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty Tiền Phong thông qua việc thống kê các phiếu khảo sát; phƣơng pháp định tính nhƣ phân tích các qui luật, tổng hợp, diễn dịch, qui nạp, so sánh…

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, tác giả đã chỉ ra phƣơng pháp nghiên cứu từ thu thập dữ liệu (thứ cấp và sơ cấp) cho tới phân tích và xử lý dữ liệu sẽ áp dụng trong việc nghiên cứu của đề tài này. Những phƣơng pháp quan trọng nhƣ phƣơng pháp điều tra bằng phiếu khảo sát, phƣơng pháp phân tích thực chứng đã đƣợc tác giả mô tả cụ thể về quy trình, nội dung hỏi. Từ những phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu này, tác giả sẽ triển khai cụ thể và thực tế tại các chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUẢN TRỊ TINH GỌN TRONG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CÔNG TY CỔ

PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG 3.1. Giới thiệu về Công ty và hệ thống phân phối

3.1.1. Giới thiệu về công ty

Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tiền thân là Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong, đƣợc thành lập từ năm 1960 với quy mô gồm 04 nhà xƣởng chính: Phân xƣởng cơ khí, phân xƣởng nhựa trong (polystyrol) và phân xƣởng bóng bàn, đồ chơi. Ngày 19/5/1960, Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong chính thức khánh thành đi vào hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu: Chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ thiếu niên nhi đồng. Với ý nghĩa lịch sử thiêng liêng đó, 50 năm qua, tập thể CBCNV Công ty đã từng bƣớc nỗ lực hết mình, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, đƣa Công ty từng bƣớc phát triển vững mạnh đảm bảo hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân giao phó.

Trải qua nhiều thăng trầm, ngày 29/4/1993 với Quyết định số 386/CN/CTLD của Bộ Công Nghiệp Nhẹ (nay là Bộ Công Thƣơng), nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đƣợc đổi tên thành Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong. Theo đó Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong trở thành một doanh nghiệp Nhà nƣớc, sản xuất các sản phẩm từ chất dẻo. Với mô hình tổ chức mới, chủ động đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng, Công ty đã mạnh dạn chuyển đổi mặt hàng truyền thống từng nổi tiếng một thời nhƣng hiệu quả thấp để chuyển hẳn sang sản xuất ống nhựa PVC, PEHD…Từ những bƣớc đi đúng đắn, vững chắc, sản phẩm của Công ty đã và đang chiếm lĩnh thị trƣờng bằng uy tín và chất lƣợng cũng nhƣ tính cạnh tranh về giá bán. Đến ngày 17/8/2004, Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã

đƣợc chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần bằng quyết định số 80/2004/QD-BCN của bộ Công nghiệp. Đánh dấu một bƣớc phát triển mới của công ty.

Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc, Công ty đã mạnh dạn đầu tƣ, đổi mới nhiều chủng loại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trƣờng . Mặt hàng ống nhựa u. PVC, PEHD, PPR dùng trong lĩnh vực cung cấp nƣớc sạch, tiêu thoát nƣớc thải phục vụ nhu cầu dân dụng và sử dụng trong các ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp…đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trƣờng

Với phƣơng châm “Chất lƣợng là trên hết, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho ngƣời tiêu dùng” thƣơng hiệu Nhựa Tiền Phong đã đƣợc khẳng định trên thị trƣờng có sức lan tỏa mạnh mẽ. Tiếp tục duy trì hệ thống kiểm soát chất lƣợng một cách chặt chẽ, đồng thời lựa chọn đa phƣơng thức phục vụ nhằm tối đa nhu cầu khách hàng. Vì vậy trong những năm tới, công ty chắc chắn sẽ duy trì đƣợc tốc độ phát triển cao, giữ vững và ngày càng mở rộng thị trƣờng, không chỉ thị trƣờng trong nƣớc mà còn vƣơn ra thị trƣờng nƣớc ngoài, Công ty cũng đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại 5 nƣớc:Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanma. Doanh số xuất khẩu sang các thị trƣờng trong khu vực trong thời gian tới sẽ đƣợc đẩy mạnh, riêng doanh số xuất khẩu sang nƣớc Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào sẽ đạt từ 1.200.000 đến 1.800.000 USD/năm 2.

Các sản phẩm của công ty

Các sản phẩm chính mà công ty sản xuất và phân phối bao gồm: - Ống PPR chống tia cực tím

- Ống và phụ kiện U.PVC tiêu chuẩn ISO 1452-2 (hệ mét) - Ống và phụ tùng U.PVC BS (hệ inch)

- Ống và phụ kiện gân xoắn HDPE 2 lớp TCCS và TCVN 9070 - Ống và phụ kiện gân sóng HDPE 2 lớp DIN EN 13476-3 - Ống và phụ kiện PP-R tiêu chuẩn DIN 8077:8078

- Máng luồn dây diện U.PVC tiêu chuẩn BS

- Ống luồn dây diện và phụ kiện tiêu chuẩn BS 6099.2.2 - Máng hứng nƣớc mƣa tiêu chuẩn BS IN 607

- Hàng rào nhựa U.PVC Chứng chỉ chất lƣợng

Chứng chỉ DN

Chứng chỉ sản phẩm

3.1.2. Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty

Với mạng lƣới tiêu thụ gồm 05 Trung tâm bán hàng trả chậm và gần 300 đại lý bán hàng, sản phẩm Nhựa Tiền phong đã và đang có mặt ở các miền trên cả nƣớc. Đặc biệt tại miền Bắc, sản phẩm Nhựa Tiền Phong sẽ chiếm 70-80% thị phần ống nhựa. Để hòa nhịp tốc độ phát triển của đất

nƣớc, Công ty phấn đấu doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất công nghiệp, lợi nhuận ròng và nộp ngân sách năm sau sẽ tăng hơn năm trƣớc từ 10- 15%. Từng bƣớc nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, qua đó tạo điều kiện để Công ty thực hiện tốt công tác từ thiện và an sinh xã hội.

Nguồn: Website http://www.nhuatienphong.vn/

Trong hệ thống phân phối sản phẩm của Tiền Phong tồn tại 04 cấp độ kênh và 04 dòng lƣu chuyển. Bốn cấp độ kênh gồm Tổng Công ty Tiền Phong, Trung tâm phân phối sản phẩm, Đơn vị bán hàng, Điểm bán hàng. Bốn dòng lƣu chuyển gồm Dòng giao hàng hàng hóa, Dòng bán hàng hóa, Dòng phản hồi thông tin, Dòng nhu cầu và tiền tệ. Nhƣng dòng lƣu chuyển

Dòng bán hàng hóa Dòng phản hồi thông tin Dòng nhu cầu và dòng tiền tệ

này có thể có ở tất cả các kênh nhƣng cũng có thể chỉ ở 1-2 kênh. Mô hình các kênh và dòng lƣu chuyển đƣợc mô tả nhƣ hình 3.1 ở dƣới.

Hình 3.1. Mô hình hệ thống phân phối sản phẩm của Tiền Phong

Nguồn: Tác giả (2016)

Các dòng lƣu chuyển trong HTPP sản phẩm của Tiền Phong đƣợc mô tả nhƣ sau:

Trung tâm phân phối sản phẩm Đơn vị bán hàng Điểm bán hàng Ngƣời tiêu dùng

1/ Mã hóa:

- Tổng công ty Tiền Phong: 1 - Trung tâm phân phối sản phẩm: 2 - Đơn vị bán hàng: 3

- Điểm bán hàng: 4 - Ngƣời tiêu dùng: 5

2/ Dòng nhu cầu di chuyển theo 03 kênh sau: - Kênh 1: từ5  4  3  2  1

- Kênh 2: từ5  3  2  1 - Kênh 3: từ5  2  1

3/ Dòng tiền tệ di chuyển theo 03 kênh tƣơng tự nhƣ dòng hàng hóa: - Kênh 1: từ 5  4  3  2  1

- Kênh 2: từ 5  3  2  1 - Kênh 3: từ 5  2  1

4/ Dòngphản hồi thông tin di chuyển theo 04 kênh nhƣsau: - Kênh 1: từ 5  4  3  2  1

- Kênh 2: từ 5  3  2  1 - Kênh 3: từ 5  2  1 - Kênh 4: từ 5  1

5/ Dòng hàng hóa di chuyển theo 04 kênh nhƣ sau: - Kênh 1: từ 1  2  3  4  5

- Kênh 2: từ 1  3  4  5 - Kênh 3: từ 1  4  5 - Kênh 3: từ 1  5

Trong phạm vi nghiên cứu về công tác áp dụng quản trị tinh gọn vào hệ thống phân phối sản phẩm của Tiền Phong, tác giả chỉ tập trung vào những Trung tâm và đại lý phân phối tại Việt Nam chứ không nghiên cứu các đơn vị đặt trụ sở, văn phòng ở nƣớc ngoài.

3.2. Thực trạng áp dụng quản trị tinh gọn vào hệ thống phân phối sản phẩm Công ty Cổ phần Nhựa Thiến niên Tiền Phong phối sản phẩm Công ty Cổ phần Nhựa Thiến niên Tiền Phong

3.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu của đề tài là 24 đơn vị bán hàng trong hệ thống phân phối sản phẩm của Tiền Phòng, trong đó có 04 Trung tâm bán hàng và 20 đại lý có doanh số bán ổn định trong top đầu của công ty. Các đơn vị này hiện đều chƣa áp dụng các tƣ duy và công cụ quản trị tinh gọn.

Đối tƣợng trả lời phiếu khảo sát là Giám đốc Trung tâm/Trƣởng đại lý hoặc Phó phụ trách công tác bán hàng. Số liệu phiếu hợp lệ của mỗi đơn vị khảo sát là.

Bảng hỏi đƣợc chia thành 03 phần:

- Phần 1 thu thập những thông tin Nhận thức về quản trị tinh gọn tại đơn vị khảo sát, gồm những nội dung: những công cụ quản trị tinh gọn mà mà đơn vị đã từng biết, các lại lãng phí, mức độ cần thiết phải cắt giảm lãng phí.

- Phần 2 thu thập những thông tin Áp dụng quản trị tinh gọn tại hệ thống. Do hiện tại các đơn vị đều chƣa áp dụng, nên nội dung hỏi sẽ hỏi về dự định áp dụng trong thời gian tới. Những đơn vị nào có mong muốn áp dụng hoặc dự kiến sẽ áp dụng trong thời gian tới (1-2 năm) thì mới có những nghiên cứu tiếp theo. những đơn vị chƣa có ý định áp dụng sẽ dừng khảo sát. Trong tổng số 24 đơn vị khảo sát, thì chỉ có 14 đơn vị mong muốn áp dụng.

áp dụng quản trị tinh gọn tại 14 đơn vị có mong muốn áp dụng. Yếu tố đƣợc chia thành 2 nhóm là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

Kết quả khảo sát 03 phần đƣợc trình bày ở phần dƣới.

3.2.2. Kết quả khảo sát

Nhận thức về quản trị tinh gọn

Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 67% ngƣời đƣợc hỏi có biết về quản trị tinh gọn, tức là trong 24 phiếu trả lời thì có 16 ngƣời biết và chỉ có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng quản trị tinh gọn vào hệ thống phân phối sản phẩm Công ty Cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (Trang 32)