CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu và mục đích của luận văn đề ra, các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học sử dụng trong luận văn này là các phƣơng pháp Phƣơng pháp thu thập thông tin, phƣơng pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so sánh, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, kết hợp sử dụng bảng biểu để minh họa để xem xét KTSTQ trong trạng thái động một cách có hiệu quả. Từ các sự kiện, số liệu trong quá khứ sẽ phân tích phát hiện để có ý kiến cho hiện tại và kiến nghị giải pháp trong tƣơng lai để nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà tĩnh và cho một số địa phƣơng khác có thể dùng để tham khảo. Cụ thể:
2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Nguồn số tài liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu bao gồm:
- Từ hệ thống các văn bản quản lý Nhà nƣớc: Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014; Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ hƣớng quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan; Thông tƣ số 38/2014/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; các Thông tƣ, Nghị định, văn bản hƣớng dẫn của Bộ tài chính, Tổng cục Hải quan liên quan đến công tác kiểm tra sau thông quan...
- Từ Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh;
- Trực tiếp liên hệ với các đơn vị sau đây để đƣợc cung cấp: + Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh ;
+ Cục Hải quan tỉnh Nghệ An.
- Qua gặp gỡ, trao đổi với Lãnh đạo Chi cục Kiểm tra sau thông quan, các Chi cục Hải quan và các công chức trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan;
chí, luận án, luận văn, và một số trang WEBSITE (https://www.customs.gov.vn/;www.quangninhcustoms.gov.vn/;
haiquan.nghean.gov.vn/;htcustoms.gov.vn/; ) có nội dung liên quan đến đề tài luận văn
2.3.2. Phương pháp phân tích
Trong luận văn của mình, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích trong quá trình tiếp cận với đối tƣợng nghiên cứu là công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2016. Trên cơ sở dữ liệu, tài liệu thu thập đƣợc, tác giả tiến hành phân tích để làm rõ các nội dung nghiên cứu đặt ra. Ví dụ: Một cuộc kiểm tra sau thông quan bao gồm những khâu trọng nếu nào? Quá trình thu thập thông tin, xác định đối tƣợng kiểm tra đƣợc thực hiện nhƣ thế nào?Quá trình thực hiện và xử lý kết quả sau thông quan đã đảm bảo đúng trình tự, thẩm quyền không? Kiểm tra sau thông quan đã thực hiện hết vai trò, trách nhiệm của mình hay chƣa? Những mặt đạt đƣợc cũng nhƣ tồn tại, hạn chế cần khắc phục là gì?...
Phƣơng pháp phân tích không chỉ đƣợc tác giả sử dụng triệt để trong chƣơng 1 khi đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận mà còn đƣợc tác giả sử dụng trong hầu hết trong các phần còn lại của luận văn.
2.3.3. Phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả và so sánh
Các dữ liệu, thông tin sử dụng trong Luận văn đƣợc tác giả thu thập đƣợc từ các Báo cáo Tổng kết qua các năm của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, Cục Hải quan tỉnh Nghệ an. Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê dữ liệu theo từng năm, ở các mặt khác nhau của công tác kiểm tra sau thông quan để so sánh và đánh giá.
Trên cơ sở thu thập nguồn tƣ liệu, số liệu, tác giả đã dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động và mối quan hệ giữa các hiện tƣợng. So sánh, đánh giá và kết luận về tình hình quản thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh để từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này trong thời gian tới.
2.3.4. Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu
thống trong các báo cáo của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh, các Chi cục trực thuộc,Cục Hải quan tỉnh Nghệ An, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, hệ thống phần mềm nghiệp vụ hải quan... nên dữ liệu này đƣợc coi là an toàn, có giá trị.
Trên cơ sở dữ liệu thu thập đƣợc, sau khi phân tích, so sánh, tác giả tiến hành tổng hợp dữ liệu theo từng năm, ở các mặt khác nhau của công tác kiểm tra sau thông quan, từ đó xử lý số liệu, tài liệu thu thập đƣợc để đánh giá thực trạng công tác KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh và đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động KTSTQ thời gian tới.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH HÀ TĨNH
3.1. Giới thiệu khái quát về Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh và công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh