Thuyết hai yếu tố của Herzberg

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hưng Yên (Trang 26 - 27)

1.2 Các học thuyết về tạo động lực và ứng dụng của chúng

1.2.2 Thuyết hai yếu tố của Herzberg

Frederick Hezberg (1923-2000) là nhà tâm lý học ngƣời Mỹ. Ông đã đƣa ra lý thuyết hai yếu tố về sự thỏa mãn công việc và tạo động lực. Herzberg cho rằng những nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi con ngƣời chủ yếu có hai loại: nhân tố duy trì và nhân tố khích lệ ( hay nhân tố tạo động lực thúc đẩy).

Nhân tố duy trì là những nhân tố liên quan đến tâm lý không hài lòng. Ví dụ: chính sách của doanh nghiệp, mức lƣơng, môi trƣờng làm việc, điều kiện bảo hộ lao động, quan hệ giữa ngƣời và ngƣời trong công việc, phƣơng pháp giám sát v.v…cũng giống nhƣ việc tiêm thuốc, uống thuốc có thể phòng bệnh hoặc chữa bệnh, nhƣng không thể đảm bảo cho con ngƣời một thân thể cƣờng tráng. Những nhân tố duy trì nếu xử lý không tốt có thể gây ra sự không hài lòng đối với công việc. những nhân tố này không thể có tác dụng khích lệ, chỉ có thể có tác dụng duy trì tính tích cực và tác dụng của nó đối với công việc ở mức hiện trạng. do đó nhân tố này đƣợc gọi là “nhân tố duy trì”.

Nhân tố tạo động lực là những nhân tố liên quan đến sự hài lòng của ngƣời ta. Nó cũng giống nhƣ việc rèn luyện thân thể có thể thay đổi tố chất thể lực, tăng cƣờng sức khỏe nhƣng nếu ngừng rèn luyện thì cũng không sinh bệnh. Nếu việc xử lý các nhân tố khích lệ diễn ra thỏa đáng thì có thể làm cho ngƣời ta sản sinh tâm lý hài lòng. Nếu xử lý không thỏa đáng thì hiệu quả bất lợi của nó cùng lắm chỉ là không thể tạo ra tâm lý hài lòng, chứ không tạo ra tâm lý bất mãn. Herzgberg cho rằng nhân tố khích lệ chủ yếu bao gồm:

- Cơ hội thực hiện công việc và niềm vui do công việc mang lại. - Niềm vui thành tích

- Do có thành tích công tác tốt mà đƣợc khen thƣởng. - Niềm hy vọng về sự phát triển trong tƣơng lai. - Ý thức trách nhiệm đối với chức vụ

Thuyết hai nhân tố của Herzberg cũng có ẩn ý quan trọng đối với nhà quản lý nhƣ sau:

+ Những nhân tố làm thỏa mãn ngƣời lao động là khác với các nhân tố tạo ra sự thỏa mãn. Vì vậy bạn không thể mong đợi sự thỏa mãn ngƣời lao động bằng cách đơn giản là xóa bỏ các nguyên nhân gây ra sự bất mãn.

+ Việc quản lý nhân viên có hiệu quả đòi hỏi phải giải quyết thỏa đáng đồng thời cả 2 nhóm nhân tố duy trì và động viên, chứ không nên chỉ chú trọng vào một nhóm nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hưng Yên (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)