1.3. Nội dung xây dựng văn hóa doanh nghiệp
1.3.9. Xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp
1.3.9.1. Các mô hình văn hóa doanh nghiệp
Trong các học thuyết quản trị hiện đại, văn hoá doanh nghiệp đƣợc xem là nền tảng tạo nên giá trị doanh nghiệp, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Song ta cần phải hiểu rằng văn hoá doanh nghiệp không phải là cái gì đó quá trừu tƣợng mà hoàn toàn có thể đo lƣờng đƣợc. Đồng thời, văn hoá doanh nghiệp cũng không phải là một dự án có thời điểm đầu và thời điểm kết thúc, nó cũng không phải là một công trình để ta “xây dựng” từ số không rồi sau đó nghiệm thu mà tinh thần của văn hóa doanh nghiệp nếu đƣợc định hình và phát triển một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp thì có thể sống mãi với thời gian, đồng hành cùng sự lớn lên của doanh nghiệp.
Xét trên khía cạnh yếu tố cấu thành, văn hoá doanh nghiệp đƣợc cấu thành bởi các yếu tố chính là: Đặc tính nổi trội của doanh nghiệp; Ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp; Nhân viên trong doanh nghiệp; Chất keo gắn kết mọi ngƣời với nhau trong doanh nghiệp; Chiến lƣợc tập trung của doanh nghiệp; và Tiêu chí thành công của doanh nghiệp.
Trên cơ sở các yếu tố cấu thành, có thể xác định văn hóa một doanh nghiệp đang ở mức độ nào (sơ khai, hình thành, phát triển, hoàn thiện….); có đặc tính gì (nhất tuân mệnh lệnh, đối xử nhƣ ngƣời thân, ganh đua, trọng kết quả….) thông qua việc khảo sát, thống kê, phân tích. Từ đó đƣa ra các mô hình văn hóa đặc trƣng của doanh nghiệp nhƣ: Văn hóa thứ bậc, Văn hóa thân tộc (gia đình), Văn hóa hình tháp, Văn hóa kiểu lò ấp trứng, Văn hóa sáng tạo, Văn hóa thị trƣờng, Văn hóa hình đồng tâm,...
Nhìn chung, các nhà văn hóa và các công trình nghiên cứu đã công bố cho thấy, trong số các mô hình văn hóa trên có 4 mô hình văn hóa cơ bản trong doanh nghiệp là:
- Mô hình văn hóa gia đình
Đây là mô hình văn hóa kiểu gia đình, có cha mẹ, anh chị em yêu thƣơng gắn bó, không chú ý nhiều đến cơ cấu và kiểm soát, đồng thời cũng đặt ra các quy định chặt chẽ, ngƣời lãnh đạo điều khiển hoạt động của doanh nghiệp thông qua tầm nhìn, chia sẻ mục tiêu, đầu ra và kết quả. Con ngƣời và đội nhóm trong văn hóa thân tộc có nhiều tự chủ trong công việc. Kiểu văn hóa này có các đặc điểm nổi trội thiên về cá nhân, giống nhƣ một gia đình. Quản lý nhân viên là dựa trên sự nhất trí tham gia và làm việc theo nhóm. Chất keo kết dính của tổ chức là sự trung thành và tin tƣởng lẫn nhau. Chiến lƣợc nhấn mạnh là phát triển con ngƣời, tín nhiệm cao và tiêu chí của sự thành công là phát triển nguồn nhân lực, quan tâm lẫn nhau và làm việc theo nhóm.
Đặc trƣng của mô hình này là hƣớng nội và linh hoạt.
- Mô hình văn hóa sáng tạo
Đây là mô hình văn hóa mang nhiều tính sáng tạo, ngƣời quản lý giàu trí tƣởng tƣợng, đổi mới, cải tiến liên tục. Mô hình văn hóa này có tính độc lập hơn và linh hoạt hơn mô hình văn hóa gia đình. Đây là điều cần thiết trong môi trƣờng kinh doanh liên tục thay đổi nhƣ hiện nay. Khi thành công trên thị trƣờng gắn liền với những thay đổi và thích ứng nhanh chóng thì tổ chức có nền văn hóa mang tính sáng tạo sẽ nhanh chóng hình thành các đội nhóm để đối mặt với các thử thách mới. Mô hình văn hóa này có đặc điểm nổi trội là chấp nhận rủi ro. Quản lý nhân viên là cá nhân chấp nhận rủi ro, đổi mới, tự do và độc đáo. Chất keo kết dính của tổ chức là cam kết về sự đổi mới và phát triển. Chiến lƣợc nhấn mạnh là tiếp thu các nguồn lực, tạo ra các thách thức mới và tiêu chí của sự thành công là các sản phẩm và dịch vụ độc đáo và mới mẻ nhƣ Viettel, Google, FPT…
Đặc trƣng của mô hình này là hƣớng ngoại và linh hoạt.
- Mô hình văn hóa thị trường
Mô hình văn hóa thị trƣờng, có tƣớng lĩnh, có đội ngũ máu lửa, lao ra thị trƣờng tập trung giành chiến thắng, đạt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận. Văn hóa thị trƣờng luôn tìm cách hƣớng ra bên ngoài tổ chức. Đặc biệt, kiểu văn hóa này quan tâm rất nhiều đến chi phí giao dịch. Phong cách tổ chức dựa trên cạnh tranh, mọi ngƣời luôn ở trong trạng thái cạnh tranh và tập trung vào mục tiêu. Trong tổ chức, danh tiếng và thành công là quan trọng nhất. Tổ chức luôn tập trung dài hạn vào các hoạt động cạnh tranh và đạt đƣợc mục tiêu. Mô hình văn hóa thị trƣờng có đặc điểm nổi trội là cạnh tranh theo hƣớng thành tích. Chất keo kết dính của tổ chức là tập trung vào thành quả và mục tiêu hoàn thành. Chiến lƣợc nhấn mạnh là cạnh tranh và chiến thắng và tiêu chí của sự thành công là chiến thắng trên thị trƣờng, tăng khoảng cách đối với đối thủ nhƣ Cocacola, Pepsi...
Đặc trƣng của mô hình này là hƣớng ngoại và kiểm soát.
- Mô hình văn hóa thứ bậc
Mô hình văn hóa thứ bậc có tôn ti trật tự. Có cấp trên cấp dƣới làm việc theo quy trình hệ thống chặt chẽ, kỷ luật. Nơi doanh nghiệp hƣớng nội và kiểm soát. Đây là một môi trƣờng làm việc có cấu trúc và đƣợc quản lý một cách chặt chẽ. Trong nhiều năm qua, đây đƣợc coi là phƣơng pháp phổ biến để quản lý, điều này vẫn còn là một yếu tố cơ bản cho phần lớn các tổ chức hay công ty. Văn hóa thứ bậc tôn trọng quyền lực và địa vị. Mô hình văn hóa này thƣờng có các chính sách, quy trình sản xuất rõ ràng và nghiêm ngặt. Đặc điểm nổi trội của kiểu văn hóa này là cấu trúc và kiểm soát. Tổ chức lãnh đạo là phối hợp, theo định hƣớng, hiệu quả. Quản lý nhân viên là bảo mật, tuân thủ quy định của tổ chức. Chất keo kết dính của tổ chức là các chính sách và quy tắc của tổ chức. Chiến lƣợc nhấn mạnh là thƣờng xuyên, ổn định và tiêu chí của sự thành công là tin cậy, hiệu quả, chi phí thấp.
Đặc trƣng của mô hình này hƣớng nội và kiểm soát.
Bốn kiểu văn hóa trên đƣợc mô hình hóa theo hình dƣới đây:
Linh hoạt, Độc lập, Chủ động
Văn hóa Gia đình Văn hóa Sáng tạo
Hƣớng nội, Hƣớng ngoại,
Chấp nhận sự an toàn Đánh giá theo thành tích Đánh giá theo cảm tính cụ thể, Chấp nhận rủi ro
Văn hóa Thứ bậc Văn hóa Thị trường
Kiểm soát, Cấu trúc, Nguyên tắc
Hình 1.1: Biểu đồ các mô hình văn hóa
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Tuy nhiên, không có doanh nghiệp nào hoàn thoàn thuộc về một loại văn hóa, nghĩa là bốn loại văn hóa trên đều tồn tại trong một doanh nghiệp với tỷ lệ khác nhau mà tổng của chúng bằng 100%. Vấn đề là kiểu nào có tỷ lệ cao hơn hay vƣợt trội hơn cả đƣợc xem là mô hình văn hóa đặc trƣng cho doanh nghiệp đó.
1.3.9.2. Đánh giá, đo lường văn hóa và văn hóa doanh nghiệp
Có nhiều cách thức để đánh giá, đo lƣờng văn hóa và văn hóa doanh nghiệp để xác định thực trạng văn hóa doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở để xây dựng và hoàn thiện văn hóa và mô hình văn hóa cho một doanh nghiệp nhƣ: toolkit (bộ công cụ) của www.ethicalforce.org, 7 Tools to Assess and Accelerate Organizational Culture Change (7 công cụ tiếp cận sự thay đổi văn hóa tổ chức) của www.thechangesource.com, measurement tool của www.ugrs.net... Tại Việt Nam, công cụ đƣợc nhiều ngƣời sử dụng khi đo lƣơng, đánh giá văn hóa doanh nghiệp là công cụ trực tuyến CHMA của Vita-
share (www.congcu.vita-share.com/chma) thuộc tổ chức giáo dục Vita-share lập trình, trên cơ sở một nghiên cứu về Văn hóa doanh nghiệp của Tiến sỹ Nguyễn Quốc Trị. Công cụ này cho ta một biểu đồ kết hợp của bốn loại văn hóa, qua đó nhận dạng kiểu văn hóa doanh nghiệp nhằm mục đích nhận biết đƣợc kiểu văn hóa của doanh nghiệp ở hiện tại nhƣ thế nào, và mong muốn văn hóa trong tƣơng lai sẽ nhƣ thế nào? Để từ đó đƣa ra những giải pháp xây dựng văn hóa cho phù hợp và đúng mong đợi của lãnh đạo doanh nghiệp. Công cụ này đƣợc khảo sát nhờ vào bảng 24 câu hỏi (phụ lục 1). Các câu hỏi này nhằm đánh giá sáu đặc điểm chính của một nền văn hóa là: Đặc điểm nổi trội; Tổ chức lãnh đạo; Quản lý nhân viên; Chất keo kết dính của tổ chức; Chiến lƣợc nhấn mạnh và Tiêu chí của sự thành công. Ngƣời trả lời các câu hỏi này phải chia 100 điểm trên tổng số bốn tiểu mục phù hợp với từng đại diện cho bốn kiểu văn hóa: thân tộc, sáng tạo, thị trƣờng và thứ bậc. Phƣơng pháp này xác định sự pha trộn của bốn kiểu văn hóa đang hiện diện trong tổ chức và đƣợc vẽ trên một biểu đồ cho thấy sự khác biệt giữa “hiện tại” và “mong muốn”.