Những nhân tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng và phát triển VHDN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình hàng hải (Trang 39 - 43)

1.4.1. Văn hóa dân tộc

VHDN là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc vì vậy sự phản chiếu văn hóa dân tộc vào VHDN là điều tất yếu. Mỗi cá nhân trong một doanh nghiệp mang trong mình những nét văn hóa cho doanh nghiệp đó cũng chính là nét văn hóa của dân tộc. Vì bất cứ cá nhân nào thuộc một doanh nghiệp nào đó thì họ cũng thuộc một dân tộc nhất định, mang theo phần nào giá trị văn hóa dân tộc vào trong doanh nghiệp mà họ làm việc. Tổng hợp những nét nhân cách đó làm nên một phần nhân cách của doanh nghiệp, đó là các giá trị văn hóa dân tộc không thể phủ nhận.

Có bốn vấn đề chính tồn tại trong tất cả các nền văn hóa dân tộc cũng nhƣ các nền VHDN khác nhau:

- Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể: trong nền văn hóa mà chủ nghĩa cá nhân đƣợc coi trọng, quan niệm cá nhân hành động vì lợi ích của bản thân hoặc của những ngƣời thân trong gia đình rất phổ biến. Còn nền văn hóa mà ở đó chủ nghĩa tập thể đƣợc coi trọng thì quan niệm con ngƣời theo quan hệ huyết thống hay nghề nghiệp thuộc về một tổ chức có liên kết chặt chẽ với nhau, trong đó tổ chức chăm lo lợi ích của các cá nhân, còn các cá nhân hành động và ứng xử theo lợi ích của tổ chức.

- Sự phân cấp quyền lực: đây cũng là một thực tế tất yếu bởi trong xã hội không thể có các cá nhân giống nhau hoàn toàn về thể chất, trí tuệ và năng lực. Biểu hiện rõ nhất của sự phân cấp quyền lực trong một quốc gia là sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân, mức độ phụ thuộc giữa các mối quan hệ cơ bản trong xã hội nhƣ quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa thầy và trò, giữa lãnh đạo và nhân viên... Còn trong một doanh nghiệp, ngoài các biểu hiện nhƣ trên thì có thể nhận biết sự phân cấp quyền lực thông qua các

biểu tƣợng của địa vị, việc gặp gỡ lãnh đạo cấp cao dễ hay khó... Đi đôi với sự phân cấp quyền lực là sự phân chia trách nhiệm giữa các cá nhân. Sự phân cấp quyền lực càng cao thì phạm vi quyền lợi và trách nhiệm của từng chức vụ đƣợc quy định càng rõ ràng, cụ thể.

- Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền: khi nam quyền đƣợc đề cao trong xã hội, vai trò của giới tính rất đƣợc coi trọng. Nền văn hóa chịu sự chi phối của các giá trị nam tính truyền thống nhƣ sự thành đạt, quyền lực, tính quyết đoán, tham vọng,... Trong khi đó, nền văn hóa bị chi phối bởi các giá trị nữ quyền thì những điều trên lại có xu hƣớng bị đảo ngƣợc.

- Tính cẩn trọng: phản ánh mức độ mà thành viên của những nền văn hóa khác nhau chấp nhận các tình thế rối ren hoặc sự bất ổn. Một trong những biểu hiện rõ nét của tính cẩn trọng là cách suy xét để đƣa ra quyết định. Tƣ duy của ngƣời phƣơng Tây mang tính tổng hợp hơn, trừu tƣợng hơn, giàu tính tƣởng tƣợng hơn. Trong khi đó cách tƣ duy của ngƣời phƣơng Đông lại tỉ mỉ hơn, cụ thể hơn, thực tế hơn. Trong các doanh nghiệp, tính cẩn trọng thể hiện rõ ở phong cách làm việc. Những doanh nghiệp có tính cẩn trọng càng cao thì họ có rất nhiều nguyên tắc thành văn, chú trọng xây dựng cơ cấu hoạt động hơn, rất chú trọng tính cụ thể hoá, có tính chuấn hóa rất cao và rất ít biến đôi, không muốn chấp nhận rủi ro và có cách cƣ xử quan liêu hơn.

1.4.2. Người lãnh đạo

Ngƣời lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Đó là ngƣời chèo lái cho doanh nghiệp tiến bƣớc ra thị trƣờng rộng lớn song cũng đầy cạnh tranh và thử thách. Không những là ngƣời quyết định cuối cùng cho các vấn đề quan trọng, vấn đề mang tính chiến lƣợc của doanh nghiệp mà còn góp phần đáng kể vào quá trình hình thành và phát triển các giá trị văn hóa của doanh nghiệp nhƣ cơ cấu tổ chức, công nghệ, các niềm tin, nghi lễ, giai thoại... của doanh nghiệp. Và để có đƣợc các giá trị này thì không phải trong ngày một ngày hai mà nó cần một quá trình lâu dài.

Tuy nhiên trong cùng một doanh nghiệp, các thế hệ lãnh đạo khác nhau cũng sẽ tạo ra những giá trị VHDN khác nhau. Hai đối tƣợng lãnh đạo ảnh hƣởng đến sự hình thành VHDN đó là sáng lập viên của doanh nghiệp và nhà lãnh đạo kế cận.

- Sáng lập viên, ngƣời quyết định việc hình thành hệ thống giá trị văn hóa căn bản của doanh nghiệp. Là ngƣời ghi dấu ấn đậm nét nhất lên VHDN đồng thời tạo nên nét đặc thù của VHDN. Trong thời kỳ đầu thành lập doanh nghiệp, ngƣời sáng lập phải lựa chọn hƣớng đi phù hợp với xu thế phát triển của thị trƣờng, môi trƣờng hoạt động và các thành viên tham gia vào doanh nghiệp mình… Những sự lựa chọn này tất yếu sẽ phản ánh kinh nghiệm, tài năng, phẩm chất, triết lý kinh doanh của nhà lãnh đạo cho doanh nghiệp mà họ lập ra.

- Các nhà lãnh đạo kế cận và sự thay đổi VHDN: mỗi một cá nhân mang trong mình những quan điểm khác nhau về cách sống. Vì vậy, khi một lãnh đạo mới lên thay thì cho dù phƣơng án kinh doanh của ngƣời này có không thay đổi thì bản thân họ cũng sẽ tạo ra những giá trị văn hóa mới vì VHDN chính là tấm gƣơng phản chiếu tài năng, cá tính và triết lý kinh doanh của ngƣời chủ doanh nghiệp.

1.4.3. Đặc điểm ngành nghề

Đặc điểm ngành nghề cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến VHDN. Với đặc thù của mỗi ngành nghề mà hình thành những nét đặc trƣng của VHDN. Và những đặc trƣng đó có thể trở thành biểu tƣợng của doanh nghiệp, thành đặc điểm khiến mọi ngƣời dễ nhận và nhớ đến nhất. Chẳng hạn nhƣ trong lĩnh vực thời trang thì phong cách của những công ty kinh doanh thời trang thƣờng có những nét phá cách, không nằm trong một khuôn khổ cứng nhắc nào cả, ở đó thƣờng chiếm số đông là những ngƣời trẻ tuổi, với đầy nhiệt huyết, sức sáng tạo. Những logo, ấn phẩm của các công ty thời trang cũng có những nét nổi bật, bắt mắt.

1.4.4. Những giá trị văn hoá học hỏi được

Có những giá trị văn hoá doanh nghiệp không thuộc về văn hoá dân tộc, cũng không phải do nhà lãnh đạo sáng tạo ra mà do tập thể nhân viên trong doanh

nghiệp tạo dựng nên, đƣợc gọi là những kinh nghiệm học hỏi đƣợc. Chúng hình thành hoặc vô thức hoặc có ý thức và ảnh hƣởng của chung đến hoạt động của doanh nghiệp có thể tích cực cũng có thể tiêu cực.

Hình thức của những giá trị học hỏi đƣợc cũng rất phong phú: - Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp.

- Những giá trị đƣợc học hỏi từ các doanh nghiệp khác.

- Những giá trị văn hóa đƣợc tiếp nhận trong quá trình giao lƣu với nền văn hoá khác.

- Những giá trị do một hay nhiều thành viên mới đến mang lại. - Những xu hƣớng hoặc trào lƣu xã hội…

1.4.5. Lịch sử hình thành doanh nghiệp

Đây cũng là một ảnh hƣởng không nhỏ đến VHDN. Lịch sử hình thành doanh nghiệp là cả một quá trình lâu dài của sự nỗ lực xây dựng và vun đắp cho doanh nghiệp. Đó sẽ là niềm tự hào cho các thành viên trong doanh nghiệp và trở thành những giai thoại còn sống mãi cùng sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

1.4.6. Môi trường kinh doanh và thể chế xã hội

VHDN bao gồm các yếu tố pháp luật và đạo đức. VHDN không thể hình thành một cách tự phát mà phải đƣợc hình thành thông qua nhiều hoạt động của bản thân mỗi doanh nghiệp, mỗi doanh nhân, Nhà nƣớc và các tổ chức xã hội. Thực tế cho thấy hệ thống thể chế, đặc biệt là thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thể chế văn hóa tác động rất sâu sắc đến việc hình thành và hoàn thiện VHDN.

Ngoài ra còn có rất nhiều các nhân tố ảnh hƣởng tới sự hình thành VHDN nhƣ khách hàng và đối tác, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp; hệ thống đánh giá thành tích, chế độ đãi ngộ, hệ thống quản lý và chia sẻ thông tin; các nguồn lực: nguồn nhân lực, nguyên nhiên liệu, công nghệ và sản phẩm của doanh nghiệp...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình hàng hải (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)