Về quản lý sử dụng:

Một phần của tài liệu Mục tiêu, yêu cầu của phát triển nhà ở đô thị ở nước ta (Trang 42 - 46)

III. Giải pháp

2.2.6Về quản lý sử dụng:

2. Các phương pháp nhằm ứng dụng vào Việt Nam

2.2.6Về quản lý sử dụng:

- Đối với nhà ở thuộc sự quản lý của nhà nước, giao cho các tổ chức quản lý nhà hình thành các đơn vị sự nghiệp có thu, tổ chức quản lý và khai thác, sửa chữa, bảo trì, cung cấp các dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Đối với quỹ nhà ở các tổ chức cá nhân tự đầu tư thì thực hiện việc quản lý, sử dụng và kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Đối với nhà ở để bán thì căn cứ trên giá trị tổng mức đầu tư của công trình và khung giá đất theo quy định để xác định giá trị bán.

- Đối với nhà ở để cho thuê, hoặc mua: Mỗi hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được thuê hoặc mua chỉ được thuê, hoặc mua 1 căn. Việc xét chọn đối tượng được thuê, hoặc mua phải được xét chọn từ cấp phường, xã nơi cư trú có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng, của tổ dân phố hoặc tập thể, đơn vị nơi làm việc có sự giám sát của các tổ chức khác.

- Đối với nhà ở thuộc sở hữu riêng (nhà ở đơn lẻ) của các cá nhân, hộ gia đình: Việc cải tạo, sửa chữa, mua bán, trao đổi hoặc cho do chủ sở hữu tự quyết định theo quy định của pháp luật.

- Đối với nhà ở thuộc sở hữu chung (nhà chung cư, tập thể) đã qua mua bán: Việc cải tạo, sửa chữa, mua bán, trao đổi, cho... do chủ sở hữu tự quyết định tuy nhiên không làm ảnh hưởng đến cấu trúc và kiến trúc công trình.

- Đối với nhà ở cho thuê, hoặc bố trí ở tạm theo chế độ: Việc cải tạo, sửa chữa, chuyển quyền sở hữu phải có ý kiến của cơ quan chủ quản.

KẾT LUẬN

Sự phát triển chỗ ở của người dân dựa vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, đồng thời nó cũng lại góp phần trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Chỗ ở là nhu cầu hàng đầu của mỗi gia đình, là quyền cơ bản của mỗi con người. Vì vậy các chiến lược phát triển nhà một mặt phải coi trọng quy luật kinh tế thị trường mặt khác cũng không thể hoàn toàn giao phó lĩnh vực này cho sự điều tiết của thị trường

Qua thực trạng nhà ở tại các đô thị nước ta hiện nay có thể thấy rằng, việc cung cấp nhà ở, sản xuất nhà ở vẫn còn nhiều mặt tồn tại cần khắc phục, đồng thời nó cần có những giải pháp mang tính chiến lược, đột phá, tuy nhiên cần tránh tư tưởng nóng vội, mà sản xuất nhà cần phải dựa trên quy hoạch tổng thể sao cho phù hợp với không gian đô thị đảm bảo mỹ quan đô thị, cũng như các yêu cầu khác tránh sự chắp vá giải quyết tạm thời nhà ở mà lại gây ra ảnh hưởng xấu cho sự phát triển đô thị nói chung. Nhà ở đô thị cần nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa nhằm giải quyết một cách thỏa đáng chỗ ở cho người dân sống trên địa bàn

Thị trường nhà ở đang rất phức tạp và sôi động, vì vậy đề tài này khó có thể bao quát hết các vấn đề. Nhưng với cách tiếp cận của đề tài, hi vọng chúng ta có thể bao quát được các vấn đề cơ bản. Từ đó, có các giải pháp để ổn định và phát triển thị trường nhà ở của các đô thị trong giai đoạn sắp tới./.

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU

I. Một số lý luận chung ...1

1. Khái niệm và vai trò nhà ở đô thị...1

1.1. Nhà ở đô thị ...1

1.2. Đặc điểm nhà ở đô thị ...1

1.3. Vai trò của nhà ở đô thị...2

2. Các quan điểm phát triển nhà ở đô thị tại các nước đang phát triển...3

2.1. Quan điểm kinh tế...3

2.2. Quan điểm xã hội...4

2.3. Quan diểm chính trị ...5

3. Các khu vực sản xuất nhà ở...6

3.1. Khu vực chính thức...8

3.2. Khu vực không chính thức...10

4 .Kinh nghiệm phát triển quỹ nhà ở đô thị của Mỹ và Hà Lan...13

4.1. Khuynh hướng giải quyết vấn đề nhà ở tại các nước phát triển ...13

4.2. Đặc điểm phát triển quỹ nhà ở tại Mỹ ...13

4.3. Đặc điểm giải quyết vấn đề nhà ở tại Hà Lan ...15

4.4. Nhận xét...17

II. Thực trạng nhà ở tại đô thị nước ta...17

1. Tổng quan về tình hình kinh tế -xã hội nước ta trong những năm qua...17 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Thời kỳ trước đổi mới (1954-1985)...17

3. Thời kì đổi mới (từ năm 1986 đến nay) - Những chuyển biến lớn trong lĩnh vực nhà ở đô thị ...20

4. Những vấn đề tồn tại...22

5. Sự năng động và đa dạng hoá quá trình sản xuất nhà ở đô thị những năm gần đây...24

6.Tiến tới một thị trường nhà ở đô thị: Những trở ngại và thách thức...26

6.1 Sự quản lý nhà ở chưa hiệu quả...26

6.2. Một thị trường nhà ở đô thị chính thức đang phôi thai, song chưa có được sự phát triển đúng mức mà lại có nguy cơ bị ngưng đọng kìm hãm...27

7. Nhà ở đô thi hiện nay và những khía cạnh kinh tế - xã hội của nó...29

7.1. Khía cạnh tâm lý - xã hội...31

7.2. Khía cạnh kinh tế -xã hội...32

7.3. Khía cạnh quy hoạch và kiến trúc ...32

III. Giải pháp...34

1. Mục tiêu,yêu cầu của phát triển nhà ở đô thị ở nước ta...34

1.1. Mục tiêu phát triển nhà ở đô thị...34

1.2. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở tại khu vực đô thị...35

1.3. Nội dung chủ yếu của định hướng về phát triển nhà ở đô thị nước ta...36

1.4. Chính sách phát triển nhà ở của nước ta...37

2. Các phương pháp nhằm ứng dụng vào Việt Nam ...37

2.1. Các giải pháp chung...37

2.2. Giải pháp cụ thể ...38

2.2.1. Giải pháp Xây dựng - Giải pháp Quy hoạch, kiến trúc:...38

2.2.2 Giải pháp về chính sách đất đai nhằm huy động cộng đồng tham gia phát triển quỹ nhà ở:39 2.2.3 Giải pháp huy động vốn ...39

2.2.4 Chính sách hỗ trợ:...41

2.2.5 Hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực tài chính nhà ở...42

Một phần của tài liệu Mục tiêu, yêu cầu của phát triển nhà ở đô thị ở nước ta (Trang 42 - 46)