1.1.2.4 .Mục tiêu của rào cản môi trường
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA MỸ
2.1.1. Kim ngạch nhập khẩu
Mỹ đứng đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu, đứng thứ nhất về thâm hụt thương mại điều này cho thấy sức nhập khẩu của Mỹ là vô cùng lớn.
Hình 2.1. Thương mại quốc tế hàng hóa và dịch vụ của Mỹ từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 3 năm 2012
Nhìn vào biểu đồ ta thấy đường nhập khẩu nằm về phía trên, có xu hướng đi lên và có độ dốc hơn so với đường xuất khẩu. Chỉ tính riêng trong tháng 3 năm 2012 tại Mỹ:
+ Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ 186.800.000.000$, (trong đó: xuất khẩu hàng hoá 132.700.000.000$, và xuất khẩu dịch vụ 54.100.000.000$) là cao nhất được ghi nhận.
+ Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ 238.600.000.000$, (trong đó: nhập khẩu hàng hoá 200.300.000.000$, và nhập khẩu dịch vụ $38.300.000.000$) là cao nhất được ghi nhận.
+ Nếu như trong tháng 2 năm 2012 thâm hụt thương mại quốc tế của quốc gia trong hàng hóa và dịch vụ là 45.400.000.000$ thì thâm hụt thương mại quốc tế của quốc gia trong hàng hóa và dịch vụ đã tăng lên đến 51.800.000.000$ vào tháng 3, khi nhập khẩu tăng thêm so với xuất khẩu [45].
Trước sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mặc dù số liệu thống kê mới dừng ở tháng 3 năm 2012 nhưng cũng có thể dự báo một năm tiếp tục nhập siêu của Mỹ.
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Dưới đây là sơ đồ cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Mỹ trong năm 2011.
Thực phẩm, đồ uống (4,1%) Nguyên vật liệu công nghiệp (32,3%)
Máy móc, thiết bị (22,5%) Động cơ và phương tiện vận tải (14,2%)
Hàng hóa tiêu dùng (23,7%) Các mặt hàng khác (3,2%)
Hình 2.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Mỹ năm 2011
Xem xét số liệu ở sơ đồ trên, có thể thấy mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Mỹ là nguyên vật liệu công nghiệp như thiết bị truyền thông, thép, gỗ, nhựa, thuỷ tinh… và các mặt hàng tiêu dùng như hàng dệt may, đồ chơi, giày dép, dụng cụ làm bếp, đồ nội thất…
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cảnh báo sang năm 2013, Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy thoái nếu quốc hội nước này không thể dừng được chương trình cắt giảm chi tiêu và tăng thuế đã được hoạch định vào tháng 1/2013. Theo đó, Washington phải cắt giảm chi tiêu 1,2 tỷ USD ở thời điểm chương trình giảm thuế trị giá nhiều tỷ USD hết hiệu lực, khiến người tiêu dùng cũng phải cắt giảm chi tiêu [41].
Khi người dân Mỹ thắt chặt chi tiêu, chắc chắc xuất khẩu vào Mỹ sẽ khó khăn khăn hơn. Hiện kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 60% GDP của cả nước. Do ảnh hưởng của việc nền kinh tế Mỹ suy thoái, các công ty xuất khẩu Việt Nam sẽ bị tác động mạnh vì ít có nền kinh tế nào lại chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn như Việt Nam, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là dệt may, giày dép... sẽ bị cắt giảm đầu tiên.
Bảng 2.1: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ STT Mặt hàng Xuất khẩu ĐVT 2 tháng/2012 % tăng, giảm 2T/2012 so với cùng kỳ năm trước
Lượng Trị giá (USD) Lượng (%) Trị giá (%)
1 Hàng dệt may USD 1.078.419.394 15,57
2 Giày dép các loại USD 282.418.955 22,53
3 Gỗ và sản phẩm gỗ USD 215.861.815 31,09
4 Hàng thuỷ sản USD 141.976.172 8,68
5 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
USD 122.705.327 67,48 6 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác USD 121.722.804 104,73 7 Cà phê Tấn 37.481 87.754.700 11,32 17,19 8 Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù USD 71.646.990 43,33 9 Sản phẩm từ sắt thép USD 63.118.728 195,91 10 Phương tiện vận tải và phụ
tùng
USD 60.192.067 100,62
11 Hạt điều Tấn 5.696 36.478.934 -4.3 -14,04
12 Dầu thô Tấn 30.000.000
13 Dây điện và dây cáp điện USD 22.374.352 -17,88 14 Sản phẩm từ chất dẻo USD 21.070.265 36,51 15 Điện thoại các loại và linh
kiện
USD 20.196.186
16 Cao su Tấn 3.577 11.118.031 -35,72 -46,54
17 Kim loại thường khác và sản phẩm
USD 8.997.145
18 Sản phẩm gốm, sứ USD 8.677.081 6,79
19 Hạt tiêu Tấn 1.125 7.941.093 -36,3 -0,66
20 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
USD 6.364.873 -40,67
21 Sản phẩm từ cao su USD 6.222.627 40,41
22 Sản phẩm mây, tre, cói và thảm USD 6.192.281 29,65 23 Giấy và các sản phẩm từ giấy USD 5.820.998 -32,66 24 Thuỷ tinh và các sản phẩm từ thủy tinh USD 5.423.113 37,22
25 Xơ, sợi dệt các loại Tấn 2843 5.077.768
26 Hàng rau quả USD 4.422.378 36,71
27 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc USD 3.169.310 2,64 28 Gạo Tấn 2833 1.939.580 29 Sản phẩm hoá chất USD 1.536.832 -55,43 30 Hoá chất USD 1.453.910 21,33 31 Chè Tấn 784 937.217 29,37 41,85
32 Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
USD 709.622
33 Sắt thép các loại Tấn 231 570.918 43,48 47,2
Cộng 2.584.159.256 25,13
Nguồn: http://www.baomoi.com
Nhìn chung, xét về cơ cấu hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong 2 tháng đầu năm 2012 không có sự thay đổi đáng kể nào, dẫn đầu vẫn là nhóm hàng công nghiệp và chế biến; tiếp đến là nhóm hàng nông lâm, thủy sản và cuối cùng là nhóm hàng khoáng sản, năng lượng.
2.1.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu
Hiện nay, Mỹ có quan hệ buôn bán với 233 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sau đây là thứ hạng 15 nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Mỹ năm 2011.
Bảng 2.2: Nhập khẩu hàng hóa của Mỹ tháng 1-2011
STT Quốc gia % tăng hay giảm tỷ trọng nhập khẩu 2011 so với 2010 1 Trung Quốc -5,1% 2 Canada -34,5% 3 Mêhicô -27,5% 4 Nhật Bản -30,7% 5 Đức -26,5% 6 Anh -28,5% 7 Ả Rập Saudi -36,4% 8 Venezuela -43,8% 9 Hàn Quốc -3,1% 10 Pháp -19,1% 11 Nigeria -74,7% 12 Ý -25,5% 13 Ireland 5,2% 14 Malaysia -34,4% Cộng -24,9% Các nước còn lại -24,5% Tổng cộng -24,8%
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Bộ Thương mại Hoa kỳ
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã vượt lên trước Canađa, dẫn đầu trong những nước xuất khẩu lớn vào Mỹ, với các mặt hàng dệt may và nông sản, vì giá các mặt hàng này của Trung Quốc rất rẻ so với các nước trên thế giới. Một điều dễ hiểu là Mỹ, Canada, và Mêhicô là ba nước thành viên của NAFTA nên Canada, và Mêhicô cũng là những bạn hàng lớn của Mỹ. Các nước bạn hàng lớn tiếp theo
của Mỹ là Nhật bản, Đức, Anh, Hàn Quốc, Pháp, Malaysia. Các nước bạn hàng lớn nhất của Mỹ thường cũng là những nước xuất siêu lớn nhất vào thị truờng này.
Ủy ban Thương mại Quốc tế của Mỹ vừa công bố báo cáo cho biết, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 29 trong danh sách 233 đối tác thương mại của nước này. 6 tháng đầu năm 2011, tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều Mỹ - Việt đạt hơn 10 tỉ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2010 [41].
Khi muốn xâm nhập thị trường Mỹ, doanh nghiệp các nước cần phải tìm hiểu kỹ càng về luật lệ, cơ chế quản lý nhập khẩu của nước này. Các quy chế quản lý nhập khẩu của Mỹ chủ yếu là các yêu cầu luật pháp liên quan đến chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, đóng gói, dán nhãn… được áp dụng rất chặt chẽ và nghiêm ngặt đối với các hàng hoá nhập khẩu. Mỹ có các cơ quan công quyền chuyên quản lý hoạt động nhập khẩu, các cơ quan này tạo thành một hệ thống kiểm tra giám sát rất đồng bộ và hiệu quả.
2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU MỸ
2.2.1. Các rào cản môi trường được áp dụng ở Mỹ
Rào cản môi trường của Mỹ thể hiện ở chính các tiêu chuẩn kỹ thuật đa dạng liên quan đến môi trường, các biện pháp thương mại nhằm mục đích bảo vệ môi trường và các bộ luật bảo vệ môi trường nhằm mục đích thương mại. Hệ thống các tiêu chuẩn và quy định về môi trường của Mỹ có thể được chính quyền các cấp xây dựng hoặc do khu vực tư nhân xây dựng. Những tiêu chuẩn do tư nhân xây dựng có thể được đưa vào các quy định kỹ thuật chính thức và bắt buộc nếu các cơ quan quản lý thấy cần thiết. Cơ quan Hải quan Mỹ có nhiệm vụ thực thi các quy định kỹ thuật tại biên giới và phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc quản lý hàng nhập khẩu.
Do độ chi tiết và số lượng lớn các rào cản môi trường của Mỹ như vậy nên dưới đây chỉ đề cập tới các rào cản chung cấp quốc gia và không thể dựa theo các phân loại rào cản như đã nêu ở trên.
2.2.1.1. Các quy định kỹ thuật của sản phẩm có liên quan đến môi trường
Các quy định kỹ thuật liên quan đến môi trường của Mỹ được nhiều đối tác thương mại biết đến vì sự khắt khe. Có thể kể ra là các quy định đối với điều hoà nhiệt độ, bình nước nóng, các loại máy móc, các tiêu chuẩn quốc gia với các sản phẩm hữu cơ, quy định nhãn mác đối với thịt, cá hồi, thuốc lá… Các tiêu chuẩn này thường rất chi tiết và khó đáp ứng, ví dụ quy định về kích cỡ và độ chín của quả kiwi.
Tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật liên quan đến môi trường đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu tới kích thước, hình dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Nhưng không chỉ có các quy định liên quan trực tiếp đến sản phẩm như trên mới được coi là quy định kỹ thuật, các quy định của chính phủ về việc xử phạt hoặc khuyến khích tiêu dùng một sản phẩm nào đó vì mục tiêu môi trường có ảnh hưởng đến thương mại cũng cần phải được cân nhắc đến. Luật không khí sạch sửa đổi năm 1990 của Mỹ liên quan đến xăng là một ví dụ. Mặc dù không phải là các tiêu chuẩn sản phẩm nhưng những chính sách của chính phủ đối với những sản phẩm thân thiện với môi trường cũng có thể tác động đến việc xuất khẩu của các quốc gia đang phát triển sang thị trường Mỹ.
a. Quy định về bao bì, phế thải bao bì và dán nhãn hàng hoá
* Quy định về bao bì, phế thải bao bì
Quy định về bao bì và phế thải bao bì của Mỹ được áp dụng chung cho cả hàng sản xuất nội địa và hàng nhập khẩu. Quy định này được Mỹ đưa ra nhằm mục đích hạn chế tối thiểu phế thải bao bì từ nguồn rác thải sinh hoạt để bảo vệ môi trường. Quy định về bao bì và phế thải bao bì quy định tỷ lệ kim loại nặng tối đa trong bao bì và đưa ra những yêu cầu đối với quá trình sản xuất và thành phần của bao bì. Các yêu cầu bao gồm:
Bao bì phải được sản xuất sao cho thể tích và khối lượng được giới hạn đến mức tối thiểu để duy trì mức an toàn, vệ sinh cần thiết đối với sản phẩm có bao bì và đối với người tiêu dùng.
Bao bì phải được thiết kế, sản xuất, buôn bán theo cách thức cho phép tái sử dụng hay thu hồi, bao gồm tái chế và hạn chế đến mức tối thiểu tác động đối với môi trường khi chất phế thải bao bì bị bỏ đi.
Bao bì phải được sản xuất theo cách có thể hạn chế tối đa sự có mặt của các chất độc hại do sự phát xạ, tro tàn khi đốt cháy hay chôn bao bì, chất cặn bã. Các quy định bao bì bao gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu đóng gói, những quy định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom bao bì sau quá trình sử dụng... Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên liệu đóng gói đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sinh hoặc dùng lại. Những sản phẩm nào không phù hợp với quy định có thể bị Mỹ từ chối cả nguyên liệu đóng gói và sản phẩm chứa trong bao bì. Mỹ cũng đã đưa ra quy định về vật liệu đóng gói hàng nhập khẩu. Quy định này không cho phép nhập khẩu hàng hoá có bao bì bằng một số loại vật liệu đóng gói bằng gỗ (wood packaging materials - WPM) có hiệu lực từ ngày 16/9/2005. Cơ quan kiểm dịch động thực vật thuộc bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã cho ban hành quy định về yêu cầu xử lý và ghi ký mã hiệu bao bì, đó là:
Phải được xử lý nhiệt hoặc hun trùng
Phải có ký mã hiệu quốc tế xác nhận đã xử lý. Cụ thể là gỗ dùng làm bao bì sử dụng trong TMQT phải được: xử lý nhiệt tới nhiệt độ tối thiểu cho gỗ là 56˚C trong khoảng thời gian tối thiểu là 30 phút; hoặc được hun trùng bằng metyl bromua khoảng 16 tiếng.
Ngoài ra bao bì bằng gỗ phải có ký hiệu lôgô của Công ước bảo vệ cây trồng quốc tế và mã 2 chữ cái theo quy định của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO đối với nước đã xử lý gỗ bao bì. Ký mã hiệu cũng phải bao gồm cả số riêng mà tổ chức bảo vệ thực vật quốc gia cấp cho công ty chịu trách nhiệm đảm bảo WPM được sử dụng
đúng quy định, cùng với chữ viết tắt HT (heat treatment-sự nhiệt luyện) hoặc MB (metyl bromua). Không cần phải có giấy chứng nhận xử lý.
* Quy định về nguyên liệu đóng gói bằng gỗ cứng từ Trung Quốc
Quy định này được ban hành chính thức vào 1/1/2002. Bộ Nông nghiệp Mỹ yêu cầu tất cả các nguyên vật liệu để đóng gói bằng gỗ cứng (Solid Wood Packing Materials-SWPM) với hàng hoá từ Trung Quốc lục địa và Hồng Kông phải có chứng nhận là đã được hun trùng hoặc được bảo quản trước khi xuất khẩu sang Mỹ.
* Luật về đóng gói phòng ngộ độc
Luật về đóng gói phòng ngộ độc ban hành năm 1970 đưa ra các quy định về dán nhãn và đóng gói những sản phẩm gia dụng có nguy cơ gây tai nạn ngộ độc hay thương tổn nghiêm trọng cho trẻ em và người già. Những sản phẩm thuộc diện điều chỉnh của luật này phải được đóng gói sao cho trẻ em dưới 5 tuổi khó có thể mở hoặc tiếp xúc trong một khoảng thời gian hợp lý, đồng thời không được khó cho những người lớn bình thường. CPSC có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn đóng gói đối với những hàng hoá thuộc diện điều chỉnh của luật này.
* Nhãn sinh thái (Ecolabel)
Mỹ đã thực hiện chương trình dán nhãn sinh thái rất khoa học nhằm phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường (sản phẩm có ảnh hưởng bất lợi ở mức thấp nhất tới môi trường). Mỹ có khoảng 69 nhãn sinh thái cấp cho hàng hoá và dịch vụ gắn với bảo vệ môi trường [6], trong đó hai chương trình nhãn sinh thái tư nhân chủ yếu là Green Seal (con dấu xanh) và Scientific Certification Systems (các hệ thống chứng nhận khoa học). Green Seal thực hiện việc cấp nhãn cho nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau như máy vi tính, sơn, giấy… còn các nhãn sinh thái khác chỉ cấp cho một sản phẩm cụ thể, ví dụ: nhãn xanh của sản phẩm ôtô, nhãn sinh thái của sản phẩm máy tính… Các tiêu chí để xây dựng chứng nhận nhãn sinh thái của Green Seal đều dựa trên các số liệu khoa học, thông tin về thị trường, ý kiến của các chuyên gia và đều được công khai trên trang web của chương trình Green Seal.
Giấy chứng nhận Green Seal cho sản phẩm đầu tiên được cấp vào năm 1992, đến nay đã có trên 300 sản phẩm của các nhà sản xuất cả ở trong và ngoài nước Mỹ được chứng nhận. Tiêu chí để dán nhãn sinh thái của Green Seal đã được xây dựng cho 28 loại sản phẩm: hệ thống sưởi ấm bằng ống dẫn; giấy lụa; bình tưới nước; cửa sổ; hệ thống điều hoà không khí trung tâm tại khu dân cư; túi đựng có thể tái chế; khăn tắm và khăn ăn bằng giấy; giấy được dùng để gói sản phẩm; sơn;