Định hướng xây dựng cơ chế và chính sách quản lý nhập khẩu ở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ và hàm ý cho Việt Nam đối ngoại (Trang 94)

1.1.2.4 .Mục tiêu của rào cản môi trường

3.2. MỘT SỐ GỢI Ý CHUNG ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP

3.2.1. Định hướng xây dựng cơ chế và chính sách quản lý nhập khẩu ở

Nam trong những năm tới

Qua thực tiễn áp dụng rào cản môi trường đối với thị trường nhập khẩu Mỹ và bằng thực tiễn áp dụng tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam trong thời gian qua. Nhà nước cần phải có những định hướng xây dựng cơ chế và chính sách quản lý nhập khẩu ở Việt Nam sao cho phù hợp với thực tiễn của đất nước.

3.2.1.1. Giảm dần bảo hộ tiến tới tự do hoá nhập khẩu đối với những ngành Việt Nam có năng lực cạnh tranh cao, duy trì mức bảo hộ hợp lý đối với những ngành nhạy cảm đối với nền kinh tế… phù hợp với các thông lệ quốc tế và các cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

3.2.1.2. Kiên trì chính sách nhiều thành phần kinh tế trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu

Trong những năm tới chúng ta vẫn kiên trì chính sách nhiều thành phần trong hoạt động nhập khẩu, coi trọng và quan tâm hơn nữa đối với những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả kinh tế, thực hiện tốt chính sách quản lý nhập khẩu của nhà nước.

3.2.1.3. Tiếp tục cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại

Một trong những trở ngại lớn khi thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam là thủ tục hành chính rất rắc rối và phức tạp. Ví dụ như các thủ tục Hải quan, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu… đã gây khó khăn không nhỏ cho các

doanh nghiệp và Nhà nước trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Trong thời gian qua, Nhà nước đã cố gắng cải cách, sửa đổi một số những quy định hành chính nhưng cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác này, xoá bỏ các thủ tục phiền hà, ổn định môi trường pháp lý để tạo tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp bỏ vốn kinh doanh lâu dài.

3.2.1.4. Đa dạng hoá các biện pháp quản lý nhập khẩu, chú trọng những biện pháp quản lý mới phù hợp với quy định của WTO

Trong thời gian tới cần đa dạng hoá các biện pháp quản lý nhập khẩu theo hướng:

- Mở rộng việc sử dụng các công cụ phi thuế mới và “hợp lệ” như các hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật (tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ, tiêu chuẩn về môi trường), thống nhất các biện pháp đánh giá sự phù hợp, nhãn mác, xuất xứ…; mở rộng diện mặt hàng phải áp dụng hạn ngạch thuế quan; hướng dẫn cụ thể và có đầy đủ các văn bản pháp quy để áp dụng các biện pháp đối kháng, các biện pháp chống trợ cấp, chống phá giá…

- Cải cách biểu thuế và cải cách công tác thu thuế, áp dụng các biện pháp tính thuế khác như: thuế tuyệt đối, thuế mùa vụ, thuế chống phá giá, chống trợ cấp…

3.2.2. Quan điểm về xây dựng các tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam trong TMQT TMQT

Khi xây dựng tiêu chuẩn môi trường, Nhà nước cần xác định tư tưởng và quan điểm rõ ràng về việc thực hiện công tác này. Đó là xây dựng và sử dụng tiêu chuẩn môi trường trong TMQT hoàn toàn không đi ngược lại với xu hướng tự do hoá thương mại và công bằng trong TMQT nếu việc xây dựng và sử dụng nó phù hợp với thông lệ quốc tế và dựa trên các cơ sở khoa học để có thể chứng minh được rằng các biện pháp được áp dụng là phù hợp, ở mức cần thiết cho phép. Từ việc xem xét việc thực hiện rào cản môi trường của Mỹ và các nước trên thế giới, có thể đưa ra một số quan điểm về việc xây dựng và sử dụng tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam như sau:

* Tiêu chuẩn môi trường phải phù hợp và tương thích với thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế

Những năm qua, Việt Nam đã đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc ký kết nhiều công ước quốc tế có liên quan đến bảo vệ môi trường, các Hiệp định thương mại song phương và đa phương, đặc biệt là đã ký Hiệp định thương mại song phương với Mỹ từ tháng 7/2000 và chính thức gia nhập WTO ngày 7/11/2006.

Theo các Hiệp định TBT, Hiệp định SPS của WTO, cho phép các nước được sử dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh kiểm dịch mà nước đó cho là thích hợp hoặc cần thiết để bảo vệ sức khoẻ, đời sống của con người, động thực vật, bảo vệ môi trường và quyền lợi của người tiêu dùng, với điều kiện các biện pháp đó không được áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử tuỳ tiện hay hạn chế vô lý đối với thương mại quốc tế. Đặc biệt, trong WTO có cơ chế rà soát chính sách thương mại (Trade Policy Renew Mechanism) của các thành viên theo những giai đoạn định kỳ: 2 năm đối với các thành viên có ảnh hưởng lớn đến thương mại toàn cầu, 4-6 năm đối với các thành viên khác.

Như vậy, Việt Nam cần xem xét kỹ lưỡng khi đưa một tiêu chuẩn môi trường vào áp dụng cho TMQT, cần phải khéo léo vận dụng dựa trên những căn cứ thích hợp để gây cản trở cho nhà xuất khẩu nước ngoài, hạn chế nhập khẩu trong khi vẫn biện minh được là không trái với quy định của WTO. Việt Nam cần phải nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực này của các nước lớn trên thế giới, đặc biệt là Mỹ.

Để xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn môi trường phù hợp với các quy định quốc tế, có thể xử lý theo 2 cách sau: một là, chuyển hoá các cam kết thành các quy định của chính sách pháp luật quốc tế của mình bằng cách đưa vào luật những quy định mới hoặc sửa đổi, điều chỉnh những quy định đã có cho tương thích với các quy định quốc tế; hai là, thừa nhận các quy định quốc tế để áp dụng sau đó sửa đổi luật pháp cho tương thích với các quy định quốc tế.

* Tiêu chuẩn môi trường phải chú trọng đến lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội

Nhà nước ta chủ trương và định hướng quan điểm chú trọng đến lợi ích người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2010 đã xác định: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”. Như vậy, mục tiêu chủ đạo của việc xây dựng và sử dụng tiêu chuẩn môi trường vẫn là nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, an ninh xã hội.

* Tiêu chuẩn môi trường phải phù hợp với thực trạng kinh tế-xã hội trong nước.

Cơ sở chính để hoạch định tiêu chuẩn môi trường của mỗi nước dựa trên những yếu tố như: nguồn nhân lực đang ở trình độ nào, cơ sở vật chất, kỹ thuật của nước ra sao, yêu cầu về bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng cao hay thấp, hệ thống quản lý nhập khẩu chặt chẽ hay không… Do đó mọi công tác xây dựng tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam cần phải dựa trên những thực trạng kinh tế xã hội trong nước và mang những mục tiêu cụ thể như nhằm bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường…

Mặt khác, Việt Nam là một trong số các quốc gia đang phát triển, mặc dù đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nhưng các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh vẫn còn mang nặng tư tưởng trông chờ ỷ nại. Tình trạng vận động hành lang, gây sức ép để được Nhà nước bảo hộ còn diễn ra khá phổ biến. Chính vì vậy, khi xây dựng các tiêu chuẩn môi trường, cần xác định rõ tư tưởng cho các doanh nghiệp đừng ỷ nại quá nhiều vào tiêu chuẩn này để bảo vệ thị trường nội địa.

3.2.3. Một số gợi ý nhằm xây dựng và sử dụng tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam trong quá trình hội nhập TMQT Nam trong quá trình hội nhập TMQT

Dựa trên tình hình áp dụng và quan điểm xây dựng tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam được đề cập phần trên, Nhà nước cần thực thi các công tác, hoạt động nhằm cải thiện, xây dựng tiêu chuẩn môi trường cho phù hợp với thực trạng trong nước và mang lại hiệu quả thực tiễn nhiều nhất. Sau đây là một số gợi ý đưa ra nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động này.

3.2.3.1. Gợi ý chung với Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương

a. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý Nhà nước đồng bộ và hiệu quả

Như đã đề cập ở trên, các tiêu chuẩn liên quan đến môi trường mà Mỹ đưa ra cho các đối tác thương mại biết đến là vì sự khắt khe. Cơ quan Hải quan Mỹ có nhiệm vụ thực thi các quy định kỹ thuật tại biên giới và phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc quản lý hàng nhập khẩu. Vậy thì ở Việt Nam chúng ta cần phải học gì từ việc làm này của Mỹ?

- Trước hết, chính phủ cần nên đưa ra một quy trình xây dựng tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ, hợp lý và mang tính bắt buộc.

Hiện nay việc xây dựng các tiêu chuẩn môi trường trong TMQT ở nước ta còn chưa được dựa trên một quy trình thống nhất, chưa có sự tham gia của các Bộ, ngành và các địa phương, các doanh nghiệp và còn dựa theo kinh nghiệm và sự chủ quan của các cơ quan. Dựa trên một số gợi ý về quy trình xây dựng rào cản thương mại [8], bài viết đưa ra những gợi ý cụ thể về sơ đồ xây dựng tiêu chuẩn môi trường như hình sau:

Hình 3.2: Sơ đồ quy trình xây dựng tiêu chuẩn môi trường

Nguồn: Tổng hợp từ sơ đồ quy trình xây dựng TCMT tác giả Đinh Văn Thành

Như vậy, việc xây dựng và sử dụng tiêu chuẩn môi trường trong TMQT nhằm bảo hộ sản xuất trong nước và bảo vệ người tiêu dùng cùng với môi trường sinh thái phải được đặt ra theo một quy trình đồng bộ và với những công đoạn được thiết kế theo một trình độ ổn định. Đó là, việc điều tra để xác định các tiêu chuẩn môi trường hiện hành và vai trò, tác động của từng loại tiêu chuẩn. Một khi phát hiện ra tiêu chuẩn nào không còn vai trò hoặc không phù hợp với thông lệ và các cam kết quốc tế thì cần sẵn sàng loại bỏ để tìm ra một công cụ mới thay thế. Để lựa chọn và thiết lập các mục tiêu khi xây dựng tiêu chuẩn môi trường cần căn

Xác định các TCMT hiện hành Mục tiêu của quốc gia Nguyên tắc, yêu cầu quốc tế Lựa chọn và thiết lập mục tiêu

từng loại TCMT Xác định cơ sở pháp lý

xây dựng TCMT Xây dựng các TCMT và

chiến lược để thực hiện

Tổ chức thực hiện, kiểm tra và hiệu chỉnh Phân tích tác động của các TCMT và mức độ phù hợp Loại trừ TCMT không phù hợp

cứ vào các mục tiêu chung của quốc gia, căn cứ vào các nguyên tắc và yêu cầu của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết, từ đó xác định và lựa chọn các công cụ thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, cần thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện những bất hợp lý và đánh giá hiệu lực cũng như hiệu quả của từng công cụ để có kế hoạch và biện pháp hiệu chỉnh kịp thời.

- Cần xây dựng cơ chế phối hợp và điều phối tập trung thống nhất, có hiệu quả và phân định rõ ràng trách nhiệm đối với từng mặt hàng cụ thể cho từng Bộ, ngành để tránh sự chồng chéo hoặc bỏ sót. Từ thực tiễn cho thấy có những hàng hoá vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm (trà giảm béo, sâm tươi và khô các loại…), có những hàng hoá bị cấm sử dụng cho những mục đích xác định (cấm sử dụng hàn the cho chế biến thực phẩm nhưng lại cần cho các ngành công nghiệp). Vì vậy nếu không có sự phân công và cơ chế phối hợp rõ ràng thì dễ dẫn tới hiện tượng bỏ sót. Chính phủ giao cho Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối, phối hợp với một số Bộ, ngành hữu quan để thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác xây dựng và sử dụng tiêu chuẩn môi trường.

- Đầu tư cho hoạt động xây dựng hạ tầng cơ sở pháp lý và vật chất. Một mặt cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa các công ước môi trường mà Việt Nam đã ký kết tham gia với các hiệp định thương mại đa phương của WTO, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tiêu chuẩn môi trường cụ thể, minh bạch, dễ sử dụng. Mặt khác cần đầu tư các phòng nghiên cứu, hệ thống máy móc công nghệ hiện đại, ứng dụng công nghệ kiểm tra, kiểm định, đánh giá tiêu chuẩn hàng hoá nhập khẩu đã đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường hay chưa.

- Chính phủ nên cho phép sớm hình thành các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng. Đồng thời, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam còn rất bỡ ngỡ trước các rào cản môi trường quốc tế đang diễn ra hết sức tinh vi và phức tạp thì cơ quan này có trách nhiệm hướng dẫn và giúp đỡ họ trong các vấn đề có liên quan.

- Trong điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị ở nhiều cửa khẩu Việt Nam còn hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu kiểm tra chất lượng hàng hoá, do đó, cần xây dựng các quy định về cửa khẩu thông quan. Đây là biện pháp chỉ định cửa khẩu thông quan đối với một số loại sản phẩm.

- Các cơ quan trực tiếp thực hiện việc xây dựng tiêu chuẩn môi trường cần phải liên tục cập nhật thông tin về các rào cản môi trường mới trên thế giới nhằm đúc rút kinh nghiệm để áp dụng cho phù hợp với nền kinh tế Việt Nam, đồng thời giúp cho quá trình xây dựng tiêu chuẩn môi trường được diễn ra liên tục.

b. Sửa đổi và điều chỉnh một số tiêu chuẩn môi trường hiện có

Cho đến nay, các tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam đã được áp dụng theo các định hướng trong Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành có liên quan. Tuy nhiên trong quá trình thực thi cho thấy tính hiệu quả và hiệu lực của chúng chưa cao và cần phải khắc phục.

- Nhà nước cần ban hành các quy định về cấm nhập khẩu các sản phẩm đã bị cấm ở thị trường nước ngoài và các quy định về cơ sở khoa học áp dụng các biện pháp “hàng rào xanh” phù hợp với quy định của WTO. Đồng thời cần phải cụ thể hoá các danh mục mặt hàng cấm nhập khẩu có liên quan đến an toàn sức khoẻ người tiêu dùng và môi trường thành một văn bản pháp luật cụ thể. Trước đây, các mặt hàng này được xếp chung với các mặt hàng không cùng một tiêu chí như xì gà điếu, tay lái nghịch, sắt thép… nên vẫn chưa nhấn mạnh được vai trò của tiêu chuẩn môi trường và chưa tận dụng hết được các ưu thế của nó.

Danh mục các loại hoá chất độc hại cần được quy định cụ thể đến tên khoa học của từng loại hoá chất để cơ quan hải quan và quản lý thị trường có thể tra cứu và thực hiện. Hiện tại, Việt Nam vẫn cho phép lưu thông một số mặt hàng cấm nhập khẩu trên thị trường nội địa như thuốc lá thành phẩm, pháo các loại, phương tiện đã qua sử dụng… điều này là khó giải thích và biện minh cho sự vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia. Vì vậy, cần ghi rõ các tiêu chí hoặc mục đích cấm là vì vấn đề môi trường, sức khoẻ hoặc vì những lý do rõ ràng khác đối với các mặt hàng này nhằm hợp lý hoá và không vi phạm các quy định quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ và hàm ý cho Việt Nam đối ngoại (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)