2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh Ngân hàng
2.2.2. Chất lượng tín dụng qua một số chỉ tiêu cơ bản
2.2.2.1 Doanh số cho vay- thu nợ và dư nợ đối với DNNVV
* Doanh số cho vay DNNVV :
Theo số liệu này, đối với DNNVV, năm 2008 doanh số cho vay hàng năm vẫn đạt mức tăng trưởng 31%. Năm 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế tốc độ tăng trưởng đã giảm một cách đáng kể khi mức tăng trưởng mang dấu âm (10%). Tuy nhiên, năm 2010 tăng trưởng doanh số cho vay DNNVV đã tăng lên mức 12%. Đây là một sự cố gắng đáng kể của chi nhánh trong việc thực hiện định hướng phát triển của BIDV nói riêng và của quốc gia nói chung thời kỳ hậu khủng hoảng, tạo điều kiện phát triển cho khối các DNNVV trên địa bàn.
Năm 2008 doanh số cho vay đối với DNNVV là 934 tỷ đồng, chiếm 65% tổng doanh số cho vay. Đến năm 2009 doanh số cho vay xấp xỉ 837 tỷ đồng, giảm gần 100 tỷ đồng so với năm 2008 và đạt mức tăng trưởng (10%). Nguyên nhân chính là do tác động của cuộc khủng khoảng thế giới đã khiến
các DN làm ăn khó khăn, dẫn đến thu hẹp sản xuất thậm chí giải thể. Vì vậy chi nhánh cũng cho vay hạn chế để tránh tối đa những khoản nợ xấu. Sang năm 2010, cùng với sự linh hoạt, kịp thời trong chính sách tiền tệ, nền kinh tế đã có dấu hiệu khởi sắc, điều này đã có tác động tốt tới doanh số cho vay của chi nhánh.
Bảng 2.5: Doanh số cho vay (DSCV) – doanh số thu nợ (DSTN) DNNVV
( Đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc năm 2008-2010)
Năm 2010 doanh số cho vay DNNVV không những đã phục hồi mà còn tăng so với thời kỳ trước khủng hoảng đạt 940 tỷ đồng. Đây là kết quả đáng ghi nhận của chi nhánh trong việc thực hiện chủ trương của Chính phủ cũng như định hướng phát triển của TW trong việc thực hiện các điều chỉnh trong chính sách tiền tệ một cách linh hoạt.
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)
DSCV DNNVV DSCV DNNVV/ ∑DSCV(%) DSTN DNNVV DSTN DNNVV/ ∑DSTN (%) 934 65% 898 68.8% 31 43 837 60% 756 61% (10) (16) 940 62% 816 65.8% 12 8
Xét về tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNNVV so với tổng doanh số cho vay thì năm 2008 là năm có tỷ trọng cao nhất chiếm 65%, năm 2009 giảm xuống còn 60% và năm 2010 đạt 62% như vậy có thể thấy trong thời kỳ khủng hoảng thì đối tượng khách hàng DNNVV là đối tượng chịu tác động mạnh hơn cả. Một môi trường kinh tế chính trị ổn định sẽ là điều kiện tiên quyết cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và của chi nhánh BIDV Vĩnh Phúc nói riêng.
* Doanh số thu nợ DNNVV :
Thời kỳ 2008-2010 là thời kỳ biến động mạnh của cả nền kinh tế thế giới cũng như hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ tăng trưởng trong doanh số thu nợ của chi nhánh đối với DNNVV trong thời kỳ này biến động khá phức tạp. Năm 2008 doanh số thu nợ DNNVV chiếm 68.8% tổng doanh số thu nợ. Năm 2009 không có gì ngạc nhiên khi tỷ lệ này giảm xuống 61% bởi đây là thời kỳ khó khăn chung của toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên đây vẫn là một tỷ lệ cao so với tỷ lệ chung của ngành. Điều này cho thấy chi nhánh đã chú trọng hoạt động thu nợ, nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng cho toàn đơn vị. Năm 2010 với mức tăng trưởng thời kỳ phục hồi hậu khủng hoảng là 8% thì doanh số thu nợ đạt được con số 816 tỷ đồng. Sự biến động này hoàn toàn phù hợp với xu hướng biến động doanh số cho vay đã phân tích ở trên. Điều này phần nào phản ánh việc chi nhánh đã quan tâm tới chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng đối với DNNVV nói riêng vượt qua mọi khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng .
*Dư nợ đối với DNNVV
Cùng với những khó khăn chung của toàn bộ nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng các DNNVV nói chung và các DNNVV Vĩnh Phúc nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn của NH so với các DN lớn.
Thực tế, trước kia khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là các DN lớn với hiệu quả kinh doanh và sử dụng vốn vay không cao. Những năm gần đây, Chi nhánh đã thực sự quan tâm tới việc phát triển hoạt động cho vay các DNNVV, đẩy mạnh hoạt động cho vay các DNNVV và coi đây là một trong những định hướng phát triển quan trọng. Tuy nhiên, do những tồn tại khó khăn từ cả phía DN và cả từ phía NH nên dư nợ cho vay đối với DNNVV vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhưng chưa phải là cao.
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)
Dư nợ cho vay 1,022 15 1.176 15 1,452 23
Dư nợ DNNVV 598 6 679 14 803 18 Dư nợ DNNVV/ ∑ DN (%) 58.5 57.7 55.3 Dư nợ doanh nghiệp lớn và cho vay khác 424 29 497 17 649 31
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc năm 2008-2010)
Nhìn vào bảng số liệu về dư nợ cho vay và những số liệu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ đã phân tích ở thực trạng hoạt động tín dụng ta thấy rõ dư nợ đối với DNNVV là chưa cao, chưa phù hợp với đòi hỏi và yêu cầu phát triển hiện nay của DN. Cụ thể năm 2008 mức dư nợ của DNNVV là 598 tỷ đồng chiếm 58,5% tổng dư nợ, năm 2009 tăng lên 679 tỷ đồng nhưng lại giảm
tỷ lệ còn 57.7% tổng dư nợ. Năm 2010 tỷ lệ này chỉ còn là 55,3% trên tổng dư nợ.
Như vậy qua ba năm, cơ cấu dư nợ đã có bước chuyển biến theo hướng thu hẹp tới đối tượng là các DNNVV. Tỷ trọng cho vay DNNVV vẫn còn thấp nếu so với tỷ trọng cho vay DNL và CVK - vốn là đối tác lâu năm của chi nhánh. Vì vậy trong thời gian tới đơn vị còn phải cố gắng hơn nữa cải thiện sự chênh lệch tỷ trọng đó, để phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế. Chi nhánh cần nhanh chóng tìm ra các giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng DNNVV nói riêng. Đó là điều thật sự cần thiết ảnh hưởng đến sự sống còn của chi nhánh.
Qua phân tích nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV trên đây cho thấy thời gian qua do chịu tác động và những khó khăn chung của nền kinh tế Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc và DNNVV đã chưa thực sự gặp nhau trong vấn đề giải quyết đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng là các DNNVV từ đó giảm khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng của chi nhánh. Điều này thể hiện phần nào chất lượng tín dụng của chi nhánh trong việc cho vay đối với đối tượng khách hàng này .
Tuy nhiên để đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của chi nhánh đối với DNNVV, ngoài việc xem xét các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng ta cần phải xem xét tới tình trạng nợ quá hạn của các DNNVV và hiệu suất sử dụng vốn vay đối với DNNVV. Điều mà mỗi Ngân hàng đều phải quan tâm khi cấp tín dụng cho DNNVV để thấy được khả năng thu hồi vốn và lãi đầy đủ, đúng hạn.
2.2.2.2 Nợ quá hạn của DNNVV
Nợ quá hạn là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng đối với một đối tượng khách hàng nhất định của một TCTD.
Nợ quá hạn của DNNVV phản ãnh rõ nét chất lượng khoản vay đối với DNNVV. Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn của DNNVV (Đơn vị:Tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % %/DN Số tiền % %/DN Số tiền % %/DN Tổng Nợ quá hạn -DNL+ CVK -DNNVV 6.9 3.7 3.2 100 55 44 0.67 0.36 0.31 11.8 5.31 6.49 100 45 54 0.1 0.45 0.55 9.5 3.8 5.7 100 41 58 0.65 0.26 0.39
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc năm 2008-2010)
Nợ quá hạn của chi nhánh chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng xong vẫn theo xu hướng chung của nền kinh tế. Năm 2008 nợ quá hạn là 6.9 tỷ đồng chiếm 0,67% dư nợ, năm 2009 là 11.8 tỷ đồng chiếm 0.1% và năm 2010 là 9.5 tỷ đồng chiếm 0.65% dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ luôn được Chi nhánh kiểm soát ở mức cho phép và thực tế tỷ lệ này vẫn nhỏ hơn rất nhiều so với con số chung của toàn hệ thống (từ năm 2008 đến 2010 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ toàn hệ thống thường ở mức từ 1,6 đến 2%). Đây là điều rất tốt nếu như chi nhánh phân loại nợ chính xác để đưa ra con số nợ quá hạn là chính xác.
Năm 2008 nợ quá hạn của DNNVV chỉ là 3.2 tỷ đồng chiếm 44% tổng nợ quá hạn và 0.36% dư nợ của DNNVV. Năm 2009 nợ quá hạn DNNVV
tăng lên 5.31 tỷ đồng chiếm 54% tổng nợ quá hạn và tỷ trọng của nợ quá hạn trong dư nợ của DNNVV tăng từ 0.67% lên 0,1%. Đến năm 2010, tỷ trọng nợ quá hạn của DNNVV trong tổng dư nợ DNNVV là 0.39% và chiếm 58% tổng nợ quá hạn, đạt giá trị 5.7 tỷ đồng.
Nợ quá hạn DNNVV trong ba năm qua có chiều hướng gia tăng cả về tỷ trọng trong tổng nợ quá hạn và tỷ lệ trên tổng dư nợ DNNVV. Điều này chứng tỏ tình hình nợ quá hạn DNNVV có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay DNNVV và cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Đặc biệt, dư nợ DNNVV chiếm một tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ trong khi nợ quá hạn lại chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nợ quá hạn. Điều này xuất phát từ thực tế hoạt động của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đó là khả năng tự chủ tài chính của DNNVV tại Vĩnh Phúc còn thấp, còn quá lệ thuộc vào nguồn vốn vay của Ngân hàng. Công tác quản lý thu chi tài chính tại các DN này chưa thực sự được chú trọng, nhiều DN làm ăn thua lỗ, yếu kém. Nhiều DNNVV chủ DN xuất phát từ nông dân hoặc các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.
Ngoài ra, thực hiện theo quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của các TCTD, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc đã thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Nhiều khoản nợ trước đây không được chuyển nợ quá hạn kịp thời theo bản chất rủi ro và khi không thực hiện bằng các biện pháp gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì buộc phải chuyển sang nợ quá hạn.
Theo bảng số liệu về phân loại nợ DNNVV theo nhóm nợ của chi nhánh ta thấy chủ yếu dư nợ DNNVV thuộc nhóm 1 nợ đủ tiêu chuẩn và nhóm 2 nợ cần chú ý. Nợ nhóm 3-5 chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều này phản ánh rất rõ chất
Chi nhánh ngày càng kiểm soát tốt các khoản nợ đến hạn. Hay nói cách khác, DNNVV có quan hệ tín dụng với chi nhánh đều hoạt động tương đối có hiệu quả.
Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ DNNVV
(Đơn vị: Tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ DNNVV 598 679 803 Nhóm 1 447,2 75 563,9 83 697,5 87 Nhóm 2 125 21 92 14 88 11 Nhóm 3 9,7 2 9,5 1 7,2 1 Nhóm 4 0,4 <1 5 1 3,4 <1 Nhóm 5 15,7 3 2 1 6,9 1
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc năm 2008-2010)
Từ đó có thể đánh giá Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc đã từng bước hạn chế được nợ quá hạn, khả năng lựa chọn khách hàng và giúp đỡ kịp thời khách hàng gặp khó khăn để có thể trả nợ ngày càng tốt.
Thực tế, nợ quá hạn có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và các Ngân hàng hiện nay không thể theo đuổi một tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ bằng không mà chỉ thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tối đa các khoản
nợ có thể xảy ra quá hạn, giảm rủi ro cho khách hàng và đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn chiếm trong tổng dư nợ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc như phân tích ở trên là có thể chấp nhận được.
2.2.2.3 Lợi nhuận hoạt động tín dụng đối với DNNVV
Lợi nhuận luôn là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với bất kỳ một NHTM nào. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc cũng luôn phấn đấu đạt được lợi nhuận cao nhất trong hoạt động kinh doanh của mình. Mở rộng cho vay đến đối tượng khách hàng là DNNVV trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay cũng không nằm ngoài mục đích kiếm tìm lợi nhuận tối đa. Lợi nhuận chính là yếu tố thiết thực nhất phản ánh chất lượng kinh doanh của NHTM.
Trong điều kiện các chỉ tiêu tổng quát đã phân tích ở các phần trước đều phản ánh chất lượng tín dụng của DNNVV thì kết quả phân tích lợi nhuận của hoạt động tín dụng đối với DNNVV rất có ý nghĩa trong việc phản ánh chất lượng tín dụng đối với các đối tượng khách hàng này.
Lợi nhuận đối với DNNVV trên tổng lợi nhuận (hoặc lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng) của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc tăng đều tăng qua các năm. Điều này cho thấy rõ vai trò, vị trí của tín dụng DNNVV trong hoạt động của Chi nhánh.
Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của DNNVV trên tổng dư nợ của DNNVV năm 2008 đạt 0,0132 cho biết khi cho DNNVV vay 1 đồng vốn tín dụng chi nhánh đã thu được 0,0132 đồng lợi nhuận. Con số này năm 2009 và 2010 đạt tương ứng 0,0125 và 0,043. Như vậy lợi nhuận thu được trong hoạt động cho vay của chi nhánh đối với DNNVV đã phục hồi và có xu
hướng tăng. Điều này đồng nghĩa với việc khẳng định chất lượng tín dụng đối với DNNVV của chi nhánh ngày càng giảm tăng.
Bảng 2.9: Lợi nhuận hoạt động cho vay đối với DNNVV (Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Dư nợ DNNVV 598 679 803
Thu nhập 32 37,2 45,8
Thu nhập từ tín dụng 14.4 14.9 15.7
Thu nhập cho vay DNNVV 7.92 8.5 9.1
Thu nhập cho vay / Dư nợ DNNVV (%)
1.32 1,25 1.43
Thu nhập cho vay DNNVV / TN tín dụng (%)
55 57 66.4
Thu nhập cho vay DNNVV / Thu nhập (%)
24.75 22.85 24.87
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc năm 2008-2010)
Năm 2008 lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của DNNVV chiếm 24,75% trong tổng lợi nhuận và chiếm 55 % lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. Năm 2009 con số này là 22,85% và 24% lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. Năm 2010 lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của DNNVV/ tổng lợi nhuận lại tăng lên 24.87% và đạt 66,4% lợi nhuận từ hoạt động tín dụng . Điều này chứng tỏ chi nhánh đã có nhiều cố gắng để duy trì và giữ được mức lợi nhuận trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế.
Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng DNNVV năm 2008-2010 đạt mức hơn một vòng trên một năm. Nghĩa là tần suất sử dụng một đồng vốn bình quân trong năm của chi nhánh tham gia khoảng 1.5 vòng vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hóa của DN do đó đáp ứng chưa tốt nhu cầu vốn cho DNNVV phát triển sản xuất kinh doanh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chưa đạt hiệu quả cao trong tăng lợi nhuận, tăng khả năng thu hồi gốc và lãi